Quyên Quyên
Chiến tranh Việt Nam đã khiến người Mỹ gục ngã một thời gian, nhưng không có nghĩa rằng người Mỹ sẽ dừng lại những cuộc phiêu lưu quân sự nhằm giành thế bá quyền của mình đối với thế giới. Bởi đơn giản, đối với người Mỹ thì chỉ có chiến tranh mới nuôi dưỡng và làm cho cỗ máy khổng lồ siêu cường của nước Mỹ phát triển. Từ sau chiến tranh Việt Nam cho đến nay Mỹ đã tiến hành thêm rất nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khác để lật đổ bao nhiêu chế độ chướng tai gai mắt với người Mỹ cũng như thực hiện những ước vọng lớn lao của người Mỹ đối với toàn cầu. Và nay lại đến lượt Syria đang ở trước họng súng hủy diệt của người Mỹ, vậy liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh nữa hay không?
Sau khi rút quân khỏi Việt Nam để thu được “một chiến thắng trong danh dự” cho đến nay người Mỹ đã thực hiện thêm những cuộc chiến tranh mà theo như người Mỹ thì nó đại diện cho những gì cao đẹp nhất theo sự định nghĩa của người Mỹ. Đó là những cuộc chiến tranh bảo vệ nhân dân các nước bị cai trị bởi chế độ độc tài, là cuộc chiến “chính nghĩa” của người Mỹ nhằm đưa lại “công lý” cho thế giới. Chiến tranh vùng vịnh lần một và lần hai là một trong những cuộc chiến tranh đầu tiên thế giới đang nhìn rõ thấy tất cả chỉ vì lợi ích của Mỹ và đồng minh mà các nước này đứng đầu là Mỹ đã tấn công. (Vì các nước phương Tây sợ rằng nguồn cung cấp dầu từ Kuwait sẽ bị I-rắc nắm nếu như quân đội I-rắc chiếm được Kuwait, đây chính là vấn đề lợi ích của Mỹ và đồng minh. Sau đó I-rắc đã bị 34 nước đồng minh do Mỹ cầm đầu đánh chiếm và tất nhiên là I-rắc đã thất bại.) Còn cuộc chiến vùng vịnh lần thứ hai thì Mỹ đã một nước cờ bóp chết chế độ Saddam Hussen và dựng lên một chính quyền mới mà Mỹ có thể điều khiển được. Với cái cớ là I-rắc chế tạo vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân mà Mỹ và đồng minh đã oanh tạc đất nước vùng vịnh này trong vòng gần chục năm trời, bom đạn cày xới, mọi thứ chẳng khác gì trở về thời cổ đại. Tiếp theo sau đó cách đây chưa lâu thì nạn nhân của Mỹ cũng với cái cớ là vũ khí hóa học đó là Lybia, với những cáo buộc rằng đất nước này có một chế độ độc tài man rợ cùng với những cáo buộc khác vi phạm về dân chủ nhân quyền và có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và cuối cùng vào chiều ngày 23 tháng 3 năm 2011 Mỹ cùng các nước đồng minh đã khai hỏa vào Lybia với những quả tên lửa Tomahoak bắn từ các chiến hạm, đi liền với đó là lệnh thiết lập vùng cấm bay. Chỉ một thời gian ngắn thì Lybia thất thủ, chính quyền “độc tài theo Mỹ gọi” bị lật đổ và đi liền với đó là một chính quyền “dân chủ theo kiểu Mỹ” được dựng lên nhanh chóng, tổng thống Gaddafi đã bị bắn chết. Cái chết của Gaddafi may mắn còn được Mỹ giành cho một sự nhân đạo hơn so với Saddam Hussen của I-rắc năm 2003(chết bằng treo cổ). Và giá trị nhân đạo Mỹ đã bước đầu thực hiện một cách triệt để ở Lybia, những kẻ đi theo phe đối lập đã hí hửng ăn mừng sau cuộc chiến.
Và cho đến hiện nay, nhất là trong những ngày qua cả thế giới đang sục sôi về những bước đi của Mỹ và đồng minh đối với chế độ của ông Asma al-Assad. Vẫn cái cớ cũ mèm rằng Syria và vũ khí hóa học chống lại dân chúng người Mỹ cần phải can thiệp để bảo vệ giá trị nhân đạo ở đó. Với những mỹ từ thức tỉnh lương tri nhân loại như trên những nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể đưa quân đến bất cứ nơi nào trên thế giới để thực hiện mục đích và lý tưởng cao đẹp của họ. Cái kịch bản đã xưa như trái đất đó là “vũ khí hủy diệt hàng loạt” đối với người Mỹ vẫn là một quân bài chốt hạ. Cái cớ “vũ khí hủy diệt hàng loạt” này đã là cái cớ mà Mỹ và NATO đưa quân đánh chiếm các nước thành công thì hà cớ gì mà Mỹ không sử dụng lại một lần nữa ở Syria chứ, và nó chẳng mất gì của người Mỹ và các đồng minh của họ cả. Mỹ và NATO có thể xâm lược I-rắc và Lybia bằng cái cớ này thì với Syria cũng có thể sử dụng lại được. Mỹ và đồng minh có thể treo cổ Saddam Hussen và thủ tiêu Gaddafi thì cũng có thể áp dụng một trong hai cách với Asma al-Assad, việc đó chẳng liên quan gì cả, xét cho cùng thì cũng chẳng phải là tính mạng của Obama hay của Francois Hollande đâu mà sợ. Còn bom đạn có cày xới nát tung đất trời thì cũng chẳng có mảnh nào bay sang đến Mỹ hay cũng chẳng có viên đạn hay quả tên lửa nào bay lạc đường đến đất của Mỹ và đồng minh cả. Còn nếu có chết chóc và tang thương thì cũng chỉ có nhân dân Syria phải hứng chịu trong khi nhân dân Mỹ và nhân dân các nước đồng minh vẫn sung sướng sống trong một nền “dân chủ chứa đầy giá trị nhân đạo” do hệ thống truyền thông của họ mang lại. Việc đó chẳng hề hấn gì cả, chiến tranh chỉ là chuyện nhỏ đối với Mỹ và các nước đồng minh.
Thế nên nếu nước nào có vũ khí nguyên tử thì Mỹ cho rằng đó là đe dọa đối với Mỹ, còn không thì “vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt”là cái cớ tối ưu nhất cho Mỹ và các nước đồng minh can thiệp vào nội bộ của các nước khác. Mặc dù không có căn cứ chính thức nào nhưng chỉ cần người Mỹ nghĩ rằng có vũ khí hóa học thì tứ thời không có vũ khí hóa học rồi cũng sẽ có. Đấy có thể là hiện tượng thần kỳ của thế giới hiện đại. Sau đây là những lời tâm sự của một số chính khách phương Tây chủ trương chiến tranh I-rắc vào thời điểm sắp rớt đài.
“Đến năm 2008, khi sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Bush đã thú nhận trên kênh truyền hình ABC (được tờ Guardian dẫn lại) rằng quyết định tiến hành chiến tranh chống lại Saddam Hussein đã dựa trên tin tức tình báo sai và đây là điều hối tiếc lớn nhất trong đời làm tổng thống của ông. Dẫu vậy, ông vẫn bảo vệ quyết định để lại quân Mỹ ở Iraq (phải đến năm 2011 quân Mỹ mới rút hết khỏi quốc gia này). Sang năm 2009, đến lượt Thủ tướng Anh Tony Blair, đồng minh thân cận của Mỹ trong Chiến tranh Iraq, thừa nhận trên BBC rằng dù cho Iraq năm 2003 không có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì ông vẫn ủng hộ cuộc chiến nhằm loại bỏ Saddam Hussein.”
(trích:dịch từ bản của ABC news)
Rõ ràng trong những lời thú tội muộn màng này có thức tỉnh nhân dân các nước đã bị mỹ và Phương Tây mị lừa hay không thì cũng chẳng để làm gì nữa. Bởi vì mọi sự đã rồi. Nhưng sự thực đau xót và phũ phàng là cơ quan thanh sát vũ khí của Liên Hợp Quốc chỉ là những con đĩ của tình báo Mỹ không hơn không kém. Những bản báo cáo tình báo được tô vẽ ra trên cơ sở tưởng tượng bay bổng của các nhân viên tình báo Mỹ đi liền với đó là sự hùa theo kẻ mạnh một cách bất đắc dĩ của một số nước đã làm thế giới tin rằng I-rắc, Lybia hay một nước nào đó đi chăng nữa có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vậy là chỉ cần Mỹ và các nước phương Tây bảo rằng một nước nào đó có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì nước đó phải có, không bao giờ sai được. Đúng là thế giới tranh biếm họa ngày càng có sức sống bất diệt. Trong khi ông lớn Mỹ và những người bạn luôn rêu rao có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì chẳng ai biết thực hư thế nào. Và tại sao người ta không nghĩ rằng vũ khí hủy diệt hàng loạt đó là do phe đối lập tạo ra mà lại cứ nghĩ là do quân chính phủ tạo ra? Trong khi đó nếu có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì cũng có thể do quân nổi dậy tạo ra, bởi vì vũ khí của quân nổi dậy đều do Mỹ và đồng minh của Mỹ viện trợ.
Ngay cả cái cớ vô lý đã tạo ra sự nghi ngờ cho dư luận, nhưng dư luận lại bị định hướng bởi vô vàn chiêu trò của kẻ mạnh. Và cái cớ chỉ là cái cớ, đúng sai thì chẳng quan trọng với người Mỹ và đồng minh. Cái quan trọng là Mỹ và đồng minh đã đạt được mục đích của họ. Nhân dân các nước nạn nhân có bị lừa thì cũng là chuyện bình thường, lương tri nhân loại có bị chà đạp thì cũng chẳng sao và mọi thứ đến thì vẫn cứ đến. Chiến sự vẫn nổ ra dưới những cái cớ ngụy tạo, kẻ hạnh phúc vì thắng cuộc, người rên xiết dưới hậu quả của chiến tranh, mọi thứ vẫn tiếp diễn mà chẳng ai có thể can thiệp được.
No comments:
Post a Comment