Friday, September 6, 2013

Giáo dân cũng là công dân đó?

Chính trực @

         Nghĩ trên đời thật lạ “ Vạn việc được thì lặng iêm, mấy việc sai thì xúc xiểm chê bai”. Vừa qua, dư luận như nóng lên xung quanh vụ việc một số giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên quá khích, có hành động chống đối chính quyền, tạo ra tình trạnh náo loạn, mất trật tự trên địa bàn. Thực chẳng đã, sự việc xảy ra mươi mươi như ban ngày như thế và ai cũng biết đó là hành động phá rối an ninh, kích động giáo dân gây sức ép cơ quan công quyền. Nhưng báo đài nước ngoài và một số trang báo mạng lề trái trong nước  đã đưa thông tin bịa đặt “đổi trắng thay đen” để biện minh và cổ súy cho những hành vi vi phạm pháp luật của mình. Đó là hành vi bôi đen giá trị của các báo như BBC, RFA, RFI, VOA... và các bloger phản động trong nước tung hô cho khẩu hiệu “Việt nam đàn áp tôn giáo, công an Nghệ an bắt người trái pháp luật...” coi như “nội công, ngoại kích chống đối nước ta.



        Sự việc xảy ra, chẳng có gì là to tát cả. Ngày 22/5/2013, những đối tượng này đã cùng một số người cực đoan hô hoán, kích động đám đông bao vây, đánh đập người gây thương tích một cách vô cớ và đập phá gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng tại nhà anh Đậu Văn Sơn ở xã Nghi Phương - huyện Nghi Lộc- tỉnh Nghệ An. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự với 4 tội danh: “gây rối trật tự công cộng”, “bắt giữ người trái pháp luật”, “hủy hoại tài sản” và “cố ý gây thương tích”. Trong đó, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị khởi tố về tội: “gây rối trật tự công cộng” và " hủy hoại tài sản" công dân quy định tại Điều 245 của Bộ luật hình sự.

           Ngày 27/6/2013, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nghệ An đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với bị can Ngô Văn Khởi và bị can Nguyễn Văn Hải để phục vụ công tác điều tra theo quy định của pháp luật. Khi bắt giữ các bị can, các cơ quan chức năng đã tiến hành đúng theo quy định của Điều 80 - Luật Tố tụng hình sự về “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam”, như “có lệnh bắt bị can của thủ trưởng cơ quan điều tra”, “khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”….

         Tại cơ quan điều tra, các bị can: Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi đã thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật của mình. Bị can Nguyễn Văn Hải đã nói: Em nhận thức được hành vi của em là hành vi hoàn toàn vi phạm pháp luật. Xin pháp luật khoan hồng, giảm bớt tội. Em muốn nhắn đến gia đình vợ con là con cái đứa mô đi học thì cố gắng lo lòng mà học, còn đứa mô không đi học nữa thì ở nhà cố gắng lo làm giúp đỡ cha mẹ. Cố gắng đừng làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật giống như bố để ảnh hưởng đến pháp luật.

      Còn bị can Ngô Văn Khởi nói: Tôi cũng nhắn nhủ với vợ con đừng có gây rối. Đừng gây áp lực với chính quyền. Không nghe lời xúc dục.
       Sự việc xảy ra là vậy, thế nhưng một số chức sắc tôn giáo không công nhận điều đó, đã kêu gọi đồng bào giáo dân đi biểu tình, la ó, gây sức ép đôi với cơ quan công quyền để thả người, trong đó có một số phần tử mang tính cực đoan như Giáo mục Nguyễn Thái Hợp đã tuyên truyền, cổ súy cho đồng bào giáo dân đi biểu tình, đạp phá cả ủy ban xã Nghi Phương. Không dừng lại ở đó Mr Hợp còn trả lời báo RFA “xuyên tạc tình hình tôn giáo Việt nam, vu khống rằng công an đàn áp tôn giáo, bắt người vô cớ …” trong bài “Công an Nghệ An bắt giữ người trái pháp luật” do chính Nguyễn Thái Hợp trao đổi với đài RFA ngày 4/8 có viết: “Hai giáo dân Công giáo thuộc Giáo họ Trại Gáo xứ Mỹ Yên bị bắt hồi ngày 27 tháng 6 vừa qua là ông Ngô Văn Khởi, 53 tuổi và ông Nguyễn Văn Hải 43 tuổi. Ông Ngô Văn Khởi từng là một thành viên trong Ban Hành Giáo của giáo xứ và ông Nguyễn Văn Hải hiện là một giáo lý viên của giáo xứ. Cả hai bị cơ quan chức năng bắt khi họ đang trên đường đi công việc của bản thân, và mãi đến hơn một tuần lễ sau đó gia đình mới nhận được thông báo đề ngày 28 tháng 6 của cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố và bắt tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng”. 1 trang web trong nước đăng tải các nội dung về Công giáo nhận định việc bắt giữ 2 giáo dân trên là “bắt cóc theo hình thức khủng bố”, “bí mật bắt không có lý do và không thông báo cho người thân”

           Đúng là "cái lưỡi không xương nhưng trăm đường lắt léo". Xưa nay, Việt nam vẫn đảm bảo cho mọi người thực hiện quyền tư do tô giáo, tín ngưỡng và thực hành đức tin theo Hiến pháp và pháp luật. Nhưng với những luận điệu của giáo phận Vinh là hành động không thể nào chấp nhận được. Xuyên tạc một cách trắng trợn, thậm chí còn cổ vũ cho giáo dân dùng đá, gậy gộc, nhiều loại vũ khí để tấn công cán bộ và người có mặt tại ủy bạn xã, thậm chí còn dùng vũ lực để bắt một cán bộ Huyện Nghi lộc và chủ tịch xã Nghi Phương ký vào bản cam kết thả hai đối tượng Hải và Khởi.

          Rõ ràng rằng, Hải và Khởi đã phạm tội rành rành và chính y cũng đã nhận lỗi cho những hành vi của mình và đây cũng là giai đoạn mở rộng công tác điều tra, cho nên không thể một ai có thể can thiệp, kể cả công an và chính quyền đi chăng nữa? Vi phạm pháp luật thì hãy để và tôn trọng các quy định của pháp luật vì đối với bất kỳ một quốc gia nào pháp luật bao giờ cũng là nguyên tắc tối thượng, là khuôn mẫu, mực thước cho mọi hành vi của cá nhân, và tổ chức trong xã hội . Điều này, chắc giáo xứ Mỹ Yên và Giáo phận Vinh hiểu rất rõ? Thế thì hà cớ gì giáo phận Vinh lại cổ súy, tuyên truyền đủ điều trái pháp luật như thế, không có thiện chí hợp tác và xuyên tạc công an đánh người, công an bắt người vô cớ, Việt nam không thực hiện quyền tự do tôn giáo ... có thực là vậy không?
       Nên nhớ rằng, bất kỳ một quốc gia nào cũng vậy? đã sống trong một quốc gia thì phải chấp nhận, tôn trọng pháp luật quốc gia đó? dù giáo hay lương , dân thường hay chức sắc tôn giáo đi chăng nữa? Thì trước hết cũng là công dân Việt nam phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật để đảm bảo hài hòa các mối quan hệ xã hội. Không có ai có quyền tự do đứng trên hoặc đứng ngoài pháp luật.
        Trong xã hội, mỗi con người có ý thức hệ khác nhau, đức tin cũng khác nhau nhưng dù thế nào thì với bổn phận là một công dân Việt nam thì hãy làm tròn nghĩa vụ ấy. Thiết nghĩ để tránh đưa các con chiên ngoan đạo của mình vào các tình huống cực đoan, vi phạm pháp luật, dẫn tới phải chịu trách nhiệm hình sự thì các bậc bề trên, các chức sắc tôn giáo hãy biết làm gương chấp hành pháp luật, có thiện chí hợp tác với các cơ quan chức năng để hoạt động tốt hơn, thay vì cổ súy, tuyên truyền cho luận điệu trái pháp luật Việt nam.

No comments:

Post a Comment