Internet phát triển nhanh chóng tại Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng của mạng xã hội này cũng kéo theo những hệ luỵ xấu nếu không muốn nói là những hệ lụy cho cả một thế hệ người Việt Nam.
Minh họa nhé
Dẫu biết “Internet đem cả thế giới đến trong tầm tay” nhưng cả thế giới ấy không phải đều tuyệt đẹp, đều rạng ngời. Trong những năm vừa qua, tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam tăng nhanh chóng, sự ra đời của hàng loạt blogger bôi xấu, xuyên tạc những thành quả cách mạng, sự ảnh hưởng tâm sinh lý trong giới trẻ do game online gây ra, thói “ăn cắp” tri thức trong cộng động dân mạng Việt Nam… liệu ta có thể phủ nhận được những điều đó?
Có thể nói, Internet chính là một con dao hai lưỡi mà nếu không cẩn thận thì chính chúng ta sẽ là người chịu hậu quả. Vì hiểu được những mặt trái mà Internet đem lại nên chưa có một quốc gia dù có Internet phát triển đến đâu lại không thực hiện giám sát, quản lý nó cả.
Hàn Quốc là một quốc gia đi đầu về Internet song người dân Hàn Quốc lại không thể truy cập mạng một cách tự do. Chính phủ nước này từng đóng cửa hàng loạt trang web có nội dung phản đối các chính sách về quân sự, về đồng tính hay bất cứ nội dung nào ủng hộ Triều Tiên.
Tại Anh, các nhà chức trách sau khi công bố dự thảo giám sát Internet và mạng điện thoại đã tuyên bố rằng ai chống lại kế hoạch trên chỉ có thể là tội phạm mạng hoặc các tổ chức chống quyền.
Sẽ thực sự là thiếu sót nếu không kể đến Trung Quốc với luật Internet được cho là chặt chẽ nhất. Trung Quốc có hơn 60 điều lệ Internet và được cho là có 30.000 cảnh sát mạng để kiểm soát Internet. Các cửa hàng cafe Internet tại nước này đều ghi lại mọi hoạt động của người dùng.
Nghị định 72 về quản lý Internet vừa có hiệu lực vào ngày 1/9 đã cho thấy những bước đi đúng đắn trong quản lý hiện nay tại Việt Nam . Sau khi nghị định 72 chỉ mới được đưa ra, những phản ứng tích cực của người dân cùng những chống đối của các trang mạng phản động đã cho thấy phần nào hiệu quả của nó.
Trên trang của tổ chức RFA, một tổ chức từng vu khống Việt Nam xâm phạm nhân quyền, đã liên tục đăng các luận điệu phản bác nghị định song những luận điệu ấy chỉ mập mờ mà không thể đưa ra dẫn chứng thuyết phục.
Nếu như “hỏi” mr.Google về “nghị định 72 quản lý Internet” sẽ thấy hàng loạt kết quả do các trang blog có nội dung chống chế độ, chống chính quyền đăng tải. Từ một bài phản bác, các trang này chuyền tay nhau, chế biến xào nấu để biến thành bài cho blog của mình. Và cũng như RFA, các trang này ngoài việc kêu gào rằng “nghị định 72 bóp nghẹt Internet Việt Nam, xâm phạm tự do cá nhân”… thì hoàn toàn không thể đưa ra bất kì dẫn chứng nào cho lời nói của mình. Hơn thế, theo lời các trang này, chủ các blog đã thu thập được hơn vài trăm chữ kí đồng ý phản đối áp dụng nghị định này. Song chưa ai dám đứng ra chứng minh về sự hợp pháp của những cá nhân đã kí vào bản phản đối, liệu có phải là công dân hợp pháp của Việt Nam, liệu có phải là người Việt Nam đủ năng lực pháp lý??
Sự phản bác yếu ớt nêu trên cho thấy một hoang mang, lo sợ của các đối tượng chống đối nhà nước. Tại sao ư? Bởi khi nghị định 72 được áp dụng có nghĩa là đã có cơ sở để trừng trị, răn đe và phòng ngừa về pháp luật trước những hành vi “biến blog, trang facebook cá nhân thành nơi truyền bá quan điểm sai trái, nhân danh "phản biện" để xuyên tạc, công kích quan điểm, chính sách của Ðảng và Nhà nước, lôi kéo, hô hào, kích động sự chống đối” (nhandan).
Như ông Nguyễn Bắc Son nói: không một quốc gia nào coi quyền tự do ngôn luận là vô hạn mà luôn đặt nó trong khuôn khổ luật pháp; như thực tế đã diễn ra tại các quốc gia phát triển về CNTT ở bất kì chế độ nào, như thực tế phản kháng của lũ phản động, nghị định 72 về quản lý Internet ra đời và áp dụng là điều hoàn toàn đúng đắn!
Bình Toti@
No comments:
Post a Comment