Saturday, October 11, 2014

MẠN ĐÀM VỀ ĐA ĐẢNG

Sau gần chục năm quan sát các cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố, cách mạng hoa hoè, cách mạng ô dù khắp thế giới, tôi thấy vài điểm chung thế này:

Các cuộc cách mạng ấy đều dính líu đến phương Tây, cụ thể là anh Mỹ. "Cách mạng" hiểu theo đúng nghĩa từ này nghĩa là một thay đổi lớn lao. Và tại sao phải thay đổi? Là vì nhân dân nước ấy cần thay đổi để đạt được cái gì đó tốt hơn cho họ, nghĩa là "cách mạng" phải là nhu cầu của người dân. Nếu quả thật người dân các nước có khát khao cháy bỏng thay đổi thể chế thì phương Tây cần gì phải xía vào? Một cuộc chính biến dính dáng đến nước ngoài, do nước ngoài giật dâ , tài trợ thì có được gọi là "cách mạng " hay không ? Bấy lâu nay báo chí và cả người đọc cứ hồn nhiên gọi các cuộc chính biến ấy theo báo Mỹ là "cách mạng". Có lẽ chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc hơn tìm ra một từ chính xác hơn để gọi mấy pha xuất khẩu dân chủ ngoạn mục của anh Mỹ thay vì dùng từ "cách mạng". A dua theo báo Mỹ nghĩa là chúng ta vô tình xếp các cuộc cách mạng kinh điển như CM Pháp 1789, CM tháng 10 Nga, CM tháng Tám ....vào chung mâm với chính biến Maidan, Ai Cập, Thái Lan, Ucraikne ....

Bàn tay lông lá của những con quỷ Phương Tây

Các chính Phủ nước ấy là hợp pháp chính Phủ được bầu cử đàng hoàng. Các nước ấy có một Quốc hội được tổ chức đúng theo Hiến pháp. Việc phế truất tổng thống, giải tán chính Phủ có thể được thực hiện hợp hiến. Thế nhưng các Tổng thống ấy đều được lật đổ theo đúng một kịch bản: một nhóm dân chúng biểu tình, đụng độ cảnh sát dẫn đến bạo động, và rồi Tổng thống phải rời dinh. Rõ ràng không có Hiến pháp nước nào có điều khoản một Tổng thống phải mất ghế bằng cách đó. Hiến pháp không phải một bài thơ con cóc được viết qua loa, đó là trí tuệ của dân nước đó, họ bàn nát bét cả, cãi nhau nhặng xị mới có một bản Hiến pháp. Nước Ý là một quốc gia thay đổi chính Phủ nhiều nhất ở Châu Âu, từ năm 1945 đến nay họ đã có tới gần 60 chính Phủ. Mới đây thôi, chính Phủ Nhật Bản cũng vừa giải tán xong, rất hòa bình. Lẽ nào Hiến Pháp Nhật Bản,Ý hay hơn hiến Pháp Ukraine, Ai Cập? Vậy thì phải chăng nước Mỹ can thiệp vào các nước ấy nhằm mang lại một bản Hiến pháp mới ưu việt hơn? Không, tác dụng một cuộc "cách mạng" như vậy không gì khác hơn là một chính Phủ thân Mỹ được dựng lên chứ bản hiến pháp ấy, chế độ chính trị ấy chả có tội tình gì. 

Cách thức để Mỹ can thiệp và dựng lên một chính phủ thân Mỹ đại khái thế này: Bơm tiền vào thành lập rất nhiều đảng ma nhằm chống cái đảng thật đang cầm quyền. Các đảng ma này dù có bao nhiêu thành viên và đại diện cho bao nhiêu phần trăm dân số cũng đều xưng là nhân dân cả. Những đảng xôi thịt được ngoại bang giật dây như vậy nếu nắm được chính quyền, thành lập chính Phủ thì đương nhiên không thể hành động vì lợi ích đất nước, nhân dân nên chúng ta cũng không cần phải thắc mắc tại sao sau ngày "cách mạng" tình hình các nước tồi tệ hơn xưa rất nhiều.

Với một nước độc đảng thì tuyệt chiêu "dựng vua" của anh Mỹ xem như xếp xó. 

Nếu bạn là giới cầm quyền Mỹ, bạn có muốn dựng nên một chính Phủ thân Mỹ ở Việt Nam không ? Nếu tôi là các ông trùm tư bản Mỹ, tôi muốn có ngay một chính phủ Việt Nam thân Mỹ để có cơ hội đóng quân ở Cam Ranh và các đảo ở Trường Sa nhằm khống chế cả biển Đông hoặc đặt vài trăm quả tên lửa mang đầu đạt hạt nhân ở Lạng Sơn,Móng Cái để khống chế anh Trung Quốc. 

Và nếu các bạn là lãnh đạo Trung Quốc, các bạn có thể ngồi khoanh tay nhìn Quân đội Mỹ tiến vào Việt Nam? Tôi là lãnh đạo Trung Quốc tôi sẽ ngăn chặn điều này. Bằng cách nào? Đập cho Việt Nam một trận bấy nhầy hay giật dây đảo chính, kích động ly khai vvvv...

Chúng ta tồn tại được trong hòa bình là nhờ vị thế trung lập trong cuộc tranh giành ảnh hưởng Mỹ -Trung. Nước nào cũng muốn Việt Nam ngả về họ nhưng Việt Nam không ngả về đâu cả. Cam Ranh vẫn cứ là cô gái đỏng đảnh trước sự ve vãn của các anh. Tướng Mỹ mới qua thăm Việt Nam xong thì ủy viên Bộ Chính Trị sang thăm Bắc Kinh. Vị thế trung lập của Việt Nam không mang nhiều lợi lộc cho hai nước ấy nhưng ít nhất là không làm hại ai. Vì thế chúng ta giảm thiểu được sự thù địch của hai nước "nó không về phe mình nhưng cũng không về phe thằng kia hại mình, cũng không tệ ".

Chế độ “độc đảng” ở Việt Nam đã giảm thiểu nguy cơ một cuộc "cách mạng màu" để lòi ra một chính phủ thân nước X, nước Y. "Thân" với nước nào cũng là đại họa cả. Và nhờ cơ chế “độc đảng” ấy, chúng ta mới kiên trì được đường lối ngoại giao nhất quán , từng bước xây dựng thương hiệu "trung lập" ở Đông Nam Á. Chúng ta vẫn nghe tin đồn rằng trong Đảng Cộng Sản có ông này thân Tàu, ông kia thân Mỹ vvv..vv . Tất nhiên, tin đồn cứ là tin đồn thôi, thực tế là hơn 20 năm qua Việt Nam luôn theo đuổi "ngoại giao đa phương". Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam đa đảng, nay đảng thân Tàu cầm quyền, mai đảng thân Mỹ cầm quyền? Chắc chắn Việt Nam sẽ bị cuốn vào vòng xoáy tranh chấp Mỹ Trung và lúc ấy thì quên chuyện "hòa bình , ổn định" đi nhé, nhìn anh Ukraine, Thái Lan thì biết. 

Chế độ “độc đảng” có thể ngăn chặn cách mạng màu, đảm bảo tồn vong của đất nước trong tranh chấp ảnh hưởng giữa các cường quốc nhưng điều đó vẫn chưa đủ sức thuyết phục chúng ta chấp nhận nó vì các vấn đề trên khá xa vời và mơ hồ với nhiều người. Điều quan trọng hơn cả là cái đảng ấy phục vụ lợi ích cho ai. Tôi xin mượn lời Blogger Thiếu Long Texas để trình bày rõ hơn. 
"Việt Nam và các nước XHCN thì gọi là 1 đảng hay 0 đảng đều đc. Vì bản chất của Đảng Cộng sản không phải là 1 đảng tư sản, không phải chỉ là 1 đảng phái chính trị theo cách hiểu của bọn dốt chính trị ngày đem kêu gào "dân chủ" theo cách hiểu khiếm khuyết của họ. Tại 1 nước tư bản, do lợi ích tư sản hình thành nên các nhóm lợi ích, mâu thuẫn lợi ích tư sản với nhau, dần hình thành nên đa đảng đa nguyên.
Tại 1 nước XHCH do giai cấp lao động làm chủ, lợi ích của giai cấp ấy (lợi ích giai cấp là chủ yếu, nhưng cũng đồng thời bao gồm tòan dân tộc, không mang tính ly khai, không hòan toàn gạt bỏ lợi ích tòan dân tộc bao gồm các tầng lớp khác) do tổ chức tiền phong của mình lãnh đạo, cái tổ chức đó được gọi chung là "Đảng Cộng sản". Việt Nam chỉ có thể đa đảng khi hủy bỏ con đường XHCN, thay thế bằng chế độ TBCN, sụp đổ như Liên Xô xưa. Đó là 1 bất hạnh, đại họa cho dân tộc Việt nhưng nó có nguy cơ sẽ xảy ra trong vòng bốn năm chục năm nữa nếu không hòan thành đc 3 mục tiêu mang tính nguyên tắc hiện nay: Chống tham nhũng tiêu cực. Chống Diễn Biến Hòa Bình (mà tuyên truyền đa đảng đa nguyên rồi gọi đó là "dân chủ" là 1 trong những luận điệu chủ chốt của chúng). Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân, có thực mới vực được đạo. Đây là những vấn đề sinh tử liên quan đến tiền đồ dân tộc và vận mệnh đất nước. Người Việt Nam yêu nước chúng ta mỗi người hãy chung tay góp 1 phần nhỏ của mình để giúp Đảng, giúp nước hòan thành những mục tiêu này."(Ngưng trích) 
Hơn một năm về trước, anh Nguyễn Quốc Quân (Việt Tân) trịnh trọng tuyên bố "Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ quyền lực với Đảng Cộng sản", nghe câu này tôi cười suýt chết, Việt Tân có cái gì khiến cho Đảng Cộng Sản phải chia sẻ quyền lực? 

Trong đợt lấy ý kiến để sửa đổi Hiến pháp, có nhiều người đề nghị bỏ Điều 4 đi, Đại tá (VNCH) Ngô Doãn Tiên trong một buổi phỏng vấn đã nói rằng "làm sao đòi hỏi người ta (ĐCS Việt Nam) từ bỏ quyền lãnh đạo được, họ tốn báo xương máu, hiện tại đang cầm quyền ..."

Tôi đã trình bày những lý do tại sao tôi chấp nhận thể chế “độc đảng” với lực lượng lãnh đạo là một đảng theo tinh thần XHCN, hơn nữa cái Đảng ấy đã lãnh đạo nhân dân thực hiện hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất. Cái đảng ấy có chính danh và hiện tại là nó đang có một vị thế chắc như bắp. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Thiếu Long, tôi sẽ còn ủng hộ thể chế “độc đảng” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản cho tới khi nào Đảng cộng Sản vẫn là một đảng theo đuổi mục tiêu xây dựng XHCN. Với những lời kêu gào "đa đảng ", "đổi mới chính trị" "đa nguyên" hay "thân Mỹ là mốt" (Lê Thăng Long) bằng cách đưa ra các bánh vẽ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapre và Philippin,Campuchia ...tôi thấy rất buồn cười. Các anh kêu gào đạp đổ Đảng cộng sản thì ít nhất các anh phải có một lực lượng sáng chói hơn Cộng Sản để thuyết phục được tôi. Tôi nên đặt lòng tin vào Việt Tân hay các nhân sĩ Bờ Hồ?Tôi phải Lựa chọn Điếu cày hay Bùi Hằng làm tổng thống? Không có một lực lượng nào sáng giá hơn Đảng Cộng Sản cả. Vì vậy Việt Nam chỉ có "đa đảng" khi Đảng Cộng Sản .....từ chức thôi.


                         Fan cuồng Mỹ - Lê Thăng Long

Trên đời này làm gì có đảng nào từ chức?

Đối với trường hợp Việt Nam, mọi việc còn vô lý hơn nhiều khi chúng ta - những người không trong Đảng - lại muốn cái Đảng duy nhất đại diện cho quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động "từ chức", dù rằng trên thực tế, rất nhiều người không có khả năng cảm nhận được quyền lợi công dân của mình được bảo hộ bởi Đảng cầm quyền này. Nếu như có những người Việt Nam thực sự hiểu và muốn ĐCSVN "văng" ra khỏi vị trí lãnh đạo đất nước thì đó chính là những người đang trở thành các thế lực kinh tế và đang khao khát sở hữu những thứ thuộc về "toàn dân" hoặc những kẻ đang muốn được chia sẻ miếng vụn bánh quyền lực chính trị, quyền lợi kinh tế khi dâng đất nước và đồng bào vào tay những tập đoàn tài phiệt quốc tế.

Một Đảng chính trị đại diện và hoạt động thực sự vì lợi ích của nhân dân lao động là điều mơ ước của đại đa số nhân loại nhưng chẳng bao nhiêu quốc gia có được điều đó. Trong khi đó, chúng ta đã có và việc của chúng ta là làm sao để cho cái chính đảng đó ngày càng khỏe mạnh hơn, trong sáng hơn.

Bảo Bình

No comments:

Post a Comment