Trong vài ngày gần đây, trên các trang mạng xuất hiện nhiều bài viết về Đặng Xuân Diệu tại nhà giam số 5 Thanh Hóa. Hàng loạt các bài viết với tiêu đề giật gân gây hoang mang cho cộng đồng mạng như “Đặng Xuân Diệu – tù nhân lương tâm”, “Người tù nhân bât khuất Đặng Xuân Diệu”, “Hãy trả cho tôi quyền ăn cơm”… Chân tướng đằng sau những bài báo này là gì? Hay thực chất là một trò chơi “chém gió” của các nhà “rận chủ”.
(Đặng Xuân Diệu trước vành móng ngựa tại phiên tòa 9/1/2013)
Lật lại các bản án, chúng ta cùng dừng lại ở ngày 9/1/2013 tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Đây là nơi đã diễn ra phiên xét xử công khai vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” đối với Hồ Đức Hòa và 13 bị cáo khác. Trong đó có Đặng Xuân Diệu sinh năm 1979, quê xã Nghi Đồng, Nghi Lộc, Nghệ An.
Theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân trong khoảng thời gian từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, 14 bị cáo đã từng nhiều lần ra nước ngoài dự các khóa huấn luyện về đấu tranh "bất bạo động" của tổ chức phản động "Việt Tân" và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
Sau khi tham gia các khóa huấn luyện tại một số nước, các đối tượng được giao nhiệm vụ trở về Việt Nam thực hiện các hoạt động tuyên truyền phát triển lực lượng, kích động quần chúng gây rối làm mất ổn định tình hình chính trị, xã hội trong nước. Ngoài ra các đối tượng này thường xuyên viết bài xuyên tạc quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, lợi dụng chiêu bài đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ chủ quyền biển đảo để thực hiện các mưu đồ chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhà nước Việt Nam.
Tại phiên tòa ngày 9/1/2013, đại diện Viện KSND khẳng định, đây là các hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia và đề nghị các mức án nghiêm khắc dành cho các bị cáo. Hội đồng xét xử nhận định, trong vụ án này Đặng Xuân Diệu có vai trò đắc lực nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên án 13 năm tù giam.
Đặng Xuân Diệu thực hiện bản án này cho tới nay đã gần 2 năm. Vậy nhưng, thời gian qua trên các bài báo đã được đăng tải theo lời kể của nhân vật Trương Minh Tam có nói: “Cán bộ còn giam cậu ấy chung với một tù nhân – đã được cán bộ bật đèn xanh để hành hạ cậu ấy bằng những việc như phải hầu hạ tù nhân này, bắt cậu Diệu ngồi làm mẫu để vẽ những bức tranh khôi hài trong bộ dạng nửa người, nửa thú. Sau đó, cán bộ còn khen người tù này có năng khiếu vẽ… Về điều này, thật là tồi tệ, vì không ai có quyền bình phẩm về người khác, coi người khác như một con thú. Chính vì thế cậu Diệu lại tiếp tục tuyệt thực cho đến nay khoảng 7 tháng trời rồi, cậu Diệu bỏ tất cả các bữa cơm trưa và chỉ ăn duy nhất bữa cơm chiều hằng ngày.”
Qua lời kể là độc giả, tôi chắc hẳn các bạn cũng như tôi, đang suy nghĩ rằng những lời nói của Trương Minh Tam có mười phần thì chín phần là bịa đặt. Chắc hẳn cậu bạn tù này, sau khi được thả tự do, không có việc làm ổn định nên được thu nhặt làm nghề “chém gió thuê”?
Không những vậy, 13 năm tù giam, tôi nghĩ đây là một mức án cao đối với một công dân. Bán nước, bán dân, coi thường chế độ, trà đạp lên lợi ích của quốc gia, dân tộc, Đặng Xuân Diệu tự phải hổ thẹn với bản thân vì chưa làm tròn nghĩa vụ của một con người. Anh ta chỉ hoàn thiện cái con, chứ chưa hoàn thành trách nhiệm làm người, vậy việc vẽ bức tranh châm biếm để anh ta nhận ra cái sai của bản thân và cảm thấy xấu hổ là điều dễ hiểu.
Trên các bài báo còn có đoạn “Cậu Diệu la hét rằng: "Tôi muốn sống", "Tôi muốn ăn cơm nhưng tôi bị bóp cổ… thì làm sao mà tôi ăn được!’, ‘Hãy trả cho tôi cái quyền được ăn cơm.” Trên thực tế, việc tuyệt thực của Đặng Xuân Diệu là tự làm hại bản thân mình, nhà giam số 5 Thanh Hóa không ai “bóp cổ”, cũng không ai tước đi quyền “ăn cơm” của cậu ta.
Nếu việc làm này của Đặng Xuân Diệu là sự thật, bản thân tôi nghĩ rằng 2 năm tù có lẽ chưa thể cải tạo bản chất xấu xa của một con người. Tù nhân đã nhận bản án, đã và đang chịu hình phạt mà vẫn có thể đặt điều, ăn vạ, đi “ăn xin” lòng thương của mọi người thì quả là một điều chua xót. Cũng chính vì thế, các nhà “rận chủ” đừng phí sức đem câu chuyện này ra làm “trò cười” và mong nhận được sự thương tình của cộng đông xã hội.
Hoa Nắng
No comments:
Post a Comment