Monday, August 31, 2015

VỀ CHUYỆN CHỊ CÔNG NHÂN VỆ SINH VÀ 5 LƯỢNG VÀNG

Vàng không phải của chị, nó lẫn trong rác của nhà máy xử lý rác thải Cà Mau nên thuộc thẩm quyền xử lý của nhà máy. Cán bộ nhà máy lập biên bản tịch thu số vàng là đúng, nếu cần làm việc với công an thì nhà máy sẽ làm chứ không phải chị.
Chị Mai đang chờ công an giải guyết số vàng nhặt được. Ảnh: Phúc Hưng.
Chị được nhà máy thuê đến để phân loại rác, không phải để đãi vàng. Họ trả chị đủ lương, với yêu cầu chị nhặt rác và chỉ nhặt rác mà thôi. Chị giao số vàng cho công an với hy vọng sẽ nẫng được tay trên của anh chủ nhà máy nên đã bị đuổi việc. Ban giám đốc làm cương quyết tôi khen, đừng bao giờ dung thứ cho lũ bần nông gian vặt và tham lam.

Giờ tôi vào nhà chị, thấy cái ví để trên bàn tiện tay nhón rồi bảo là nhặt được thì có lọt tai không? Nó nằm trong khu vực của nhà máy, mặt bằng, rác và mọi thứ lẫn trong rác đều thuộc sở hĩu của nhà máy. Chị không có quyền "nhặt" bất kỳ cái gì làm của riêng kể cả là rác nếu không được sự đồng ý.

Cái ví đựng 5 lượng vàng, xét ở góc độ pháp luật, nó chính là rác cũng như vỏ lon, giấy gói kẹo hay chậu nhôm Liên Xô thủng đít mà nhà máy vẫn xử lý tái chế hàng ngày. Giá trị cao không làm nó mất đi bản chất đó là nguyên liệu đầu vào thuộc sở hĩu của nhà máy rác. Của chìm của nổi trong phạm vi nhà máy, đều thuộc sở hĩu của anh chủ nhà máy.

Công nhân các chị vẫn có thói quen "nhặt" những bu lông ốc vít dù nó đang gắn vào máy móc, hay cầm nhầm lít dầu, đoạn dây điện lõi đồng về nhà là chuyện thường, các chị ăn cắp nhưng bản thân lại không nghĩ như vậy. Các chị coi việc này là "tái phân bổ tài sản xã hội".

5 lượng vàng bao gồm mặt dây chuyền, bông tai... nhưng lại đựng trong ví. Khả năng cao nó là tang vật của một vụ cướp giật hay thậm chí là giết người. Công an nên giữ để điều tra thật kỹ, nếu không tìm ra manh mối gì, hãy trả lại cho chủ nhà máy rác chứ không phải chị công nhân. Bản chất vụ 5 lượng vàng này và vụ 5 triệu yên của chị ve chai khác nhau hoàn toàn. Chị ve chai mua được chiếc loa, tiền trong chiếc loa nó là của chị. Chị công nhân này bới rác (nguyên liệu, bán thành phẩm của nhà máy) và tìm được vàng giữa giờ làm việc và trong phạm vi nhà máy, thì vàng phải thuộc về nhà máy.

Và hãy kệ lũ kền kền khóc mướn, với thực trạng 3/4 số sinh viên trường báo đỗ đại học bằng điểm cộng, thì không có gì khó hơn là tìm được một nhà báo biết tư duy bằng đầu.

Chung Nguyễn 

Sunday, August 30, 2015

BỎ SMARTPHONE XUỐNG VÀ TẬP NHỮNG THÓI QUEN GIÚP BẠN THÔNG MINH HƠN

[BỎ SMARTPHONE XUỐNG VÀ TẬP NHỮNG THÓI QUEN GIÚP BẠN THÔNG MINH HƠN]

Bạn muốn mở rộng tâm trí của bạn? Một chút nỗ lực mỗi ngày sẽ giúp bạn đi đường chặng đường dài hơn bạn nghĩ. Trong một chủ đề thảo luận trên điễn đàn Quora với nội dung "Bạn sẽ làm gì để có thể thông minh hơn mỗi ngày?", các thành viên tham gia chia sẻ những thói quen nhằm đẩy bộ não của họ.

Dưới đây là một số hành động đơn giản có thể giúp bạn trở thành một người thông minh hơn.

1. Nghĩ ra 10 ý tưởng mỗi ngày

Hãy suy nghĩ về làm thế nào để bớt nghèo, làm thế nào để giải quyết một vấn đề hàng ngày bạn gặp phải, những ý tưởng làm phim thú vị hoặc bất cứ điều gì. Đừng quan trọng hóa việc chủ đề của những ý tưởng của bạn rơi vào đâu, miễn là bạn đang làm việc và tập luyện với bộ não của mình. Danh sách ý tưởng của bạn thậm chí có thể dẫn tới một dự án khởi nghiệp hoặc một chủ đề viết lách thú vị.

2. Đọc báo

Nó sẽ giúp bạn trở nên nhạy cảm hơn về những điều quan trọng xảy ra xung quanh câu chữ. Bạn sẽ học được cách tạo ý kiến riêng của mình và kết nối các những dấu chấm tưởng chừng không liên quan. Hay bạn có thể có nhiều thứ để nói chuyện trong các bữa tiệc hay với bạn bè.

3. Chơi trò chơi phản biện

Hãy nhớ đến điều gì đó bạn vừa học được và tạo ra một quan điểm về nó mà chưa từng xuất hiện trong tâm trí bạn. Và giờ thử tìm bằng chứng, các ý tưởng cho bằng chứng mới sẽ làm thay đổi ý kiến của bạn. Lặp lại điều này mỗi ngày, bạn sẽ trở nên nhanh nhạy và suy nghĩ vượt ra khỏi lối mòn thường gặp.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy thử đọc phần đánh giá, phê bình trên các tờ báo. Chúng sẽ giúp bạn hiểu cách người khác lập luận và bày tỏ ý kiến của mình.

4. Đọc một chương tiểu thuyết hoặc một cuốn sách

Bạn nên đặt mục tiêu đọc một cuốn sách một tuần. Bạn luôn có thể tìm ra những khoảng thời gian để đọc, dù là trên đường di chuyển hàng ngày hay trong khi xếp hàng chờ đơi. Goodreads là một cách tuyệt vời để theo dõi lại những gì bạn đọc cũng như tìm những người cùng mục tiêu như bạn.

Những cuốn sách viễn tưởng là nguồn thông tin vô cùng tuyệt vời để hiểu về các nhân vật hay quan điểm từ góc độ những người khác. Trong khi các cuốn sách không phải viễn tưởng hay tiểu thuyết lại giới thiệu cho bạn các chủ đề mới từ chính tri, kinh doanh đến tâm lý.

5. Thay vì xem TV hãy xem video giáo dục

Đôi khi, điều này còn hơn thú vị hơn khi xem về một chủ đề bạn yêu thích hơn là đọc về chúng và bạn có thể học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm của mọi người.

Bạn có thể tìm thấy niềm vui, những video giáo dục trên Khan Academy hoặc TED hay trên kênh Youtube của SmarterEveryDay.

6. Theo dõi những nguồn thông tin thú vị

Một cách khác là theo dõi những trang tin thú vị trên Facebook và Twitter bạn sẽ luôn luôn học được điều gì mới khi bạn nhìn vào newsfeed của mình. Ví dụ, nếu bạn muốn theo kịp với những tin tức mới nhất trong khoa học và công nghệ, đăng ký với "I F------ Love Science" trên Facebook. Hoặc đăng ký email theo dõi từ Cal Newport’s Study Hacks hay Today I Found Out.

7. Kiểm tra những nguồn kiến thức yêu thích của bạn

Mỗi ngày hãy lướt qua Quora, Stack Overflow hay các blog đặc biệt hoặc bất kỳ nguồn nào khác thỏa mãn cơn đói của bạn cho kiến thức. Đây là một thói quen rất dễ dàng, bởi vì người dùng khác đang tạo ra những nội dung cho bạn, tất cả việc bạn phải làm là theo dõi các chủ đề thú vị dành cho mình. Hãy thử sử dụng Pocket để lưu các bài báo để đọc sau này và sau đó cố gắng để có được lướt qua chúng trước khi đi ngủ vào ban đêm.

8. Chia sẻ những gì bạn học được với người khác

Nếu bạn tìm thấy một người nào đó để thảo luận và phân tích ý kiến, các bạn có thể thu nhận thêm kiến thức của nhau và đạt được những triển vọng mới. Ngoài ra, khi bạn có thể giải thích ý tưởng cho người khác có nghĩa là bạn đã chắc chắn nắm vững các khái niệm. Bạn thậm chí có thể chia sẻ những gì bạn học mà không cần trực tiếp nói chuyện với một ai đó. Nhiều người thích lập những blog để họ có thể kết nối với những người khác trực tuyến.

9. Làm cho 2 danh sách việc cần làm: Một kỹ năng làm việc liên quan đến bạn muốn học bây giờ và một trong những điều bạn muốn đạt được trong tương lai.

Google Docs là một cách thuận tiện để theo dõi 2 danh sách của bạn. Đối với cả hai, hãy quyết định những gì bạn muốn tìm hiểu, tìm kiếm các nguồn sẽ dạy cho bạn những kỹ năng này và sau đó làm việc với chúng mỗi ngày.

Ví dụ, nếu bạn làm việc trong một lĩnh vực liên quan khoa học máy tính, danh sách đầu tiên của bạn có thể viết ra là học cái gì mới trong Python một ngày hoặc là thử sử dụng MongoDB một ngày khác.

Đối với danh sách thứ hai của bạn, bạn có thể nghĩ về những mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như việc bạn muốn tham gia vào ngành tiếp thị hoặc kiến trúc. Viết ra những bước nhỏ, bạn cần phải làm để đạt được mục tiêu đó, cho dù đó là bằng cách đọc các chuyên gia trong các lĩnh vực hoặc tham gia lớp học tại một trường đại học địa phương.

10. Viết một danh sách tôi đã làm

Vào cuối mỗi ngày, hãy viết ra những gì bạn đã hoàn thành. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về tất cả những điều bạn thực hiện, đặc biệt là nếu bạn đang cảm thấy chán nản. Nó cũng sẽ giúp bạn thấy rõ mình đang hiệu quả ra sao và tái cấu trúc lại danh sách việc cần làm của mình như thế nào trong ngày hôm sau.

11. Bắt đầu danh sách Dừng thực hiện

Để xóa bỏ sự lộn xộn về tinh thần, hãy lưu ý những cách vô thức lãng phí thời gian của mình. Hãy phá vỡ những thói quen cũ và dành thời gian cho thói quen mới tốt hơn. Như Warren Buffett cho biết, "Sự khác biệt giữa những người thành công và những người rất thành công là rất thành công nói 'không' với hầu như tất cả mọi thứ.”

12. Viết ra những gì bạn đã học

Bạn có thể bắt đầu một blog hoặc sử dụng một ứng dụng như Inkpad để giúp bạn theo dõi tất cả mọi thứ bạn tìm hiểu. Đây không chỉ là cách làm tuyệt vời để lưu trữ mọi thứ bạn đang làm mà còn là thứ giữ động lực, trách nhiệm cho bạn. Bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm nếu bạn biết rằng đây là ngày cuối bạn sẽ phải viết về nó.

10 CHIẾN LƯỢC THAO TÚNG ĐÁM ĐÔNG - Bạn có thuộc về đám đông không?

10 CHIẾN LƯỢC THAO TÚNG ĐÁM ĐÔNG - Bạn có thuộc về đám đông không?
[Social Development - #Wegreen]

Tại sao ở Việt Nam Facebook bị chặn nhưng những web sex không bị chặn? Tại sao giáo dục nước nhà vẫn đang trì trệ trong khi có những mô hình giáo dục tiến bộ như trường thực nghiệm Công nghệ Giáo dục của GS. TSKH. Hồ Ngọc Đại? Tại sao ở các nước tiến bộ thì "chúng" được gọi là "phe đối lập" còn ở nước ta bị gán cho là thành phần "suy thoái"? Tại sao các thông tin lá cải Sex - Sock - Sến lại tràn ngập trên các tờ báo mạng, trong khi những tin về như về thay đổi Hiến Pháp thì có đến 40% dân chúng không hay biết đến?

Qua bài viết sau đây, chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn đọc có một cái nhìn về hậu cảnh về những việc đang được xem là đương nhiên trong xã hội Việt Nam hiện nay do Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng. Đây là một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:

1 / CHIẾN LƯỢC PHÂN TÂM

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. “Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng thực sự. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. ” (Trích từ ” Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

2/ TẠO RA VẤN ĐỀ VÀ SAU ĐÓ CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP

Phương pháp này còn được gọi là “vấn đề-phản ứng-giải pháp.” Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một “tình huống” dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc: tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.

3 / CHIẾN LƯỢC SUY GIẢM DẦN

Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.

4 / CHIẾN LƯỢC TRÌ HOÃN

Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một “đau đớn nhưng cần thiết”, đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng “tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai” và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.

5 / NÓI VỚI CÔNG CHÚNG NHƯ NÓI VỚI TRẺ EM CÒN ÍT TUỔI

Hầu hết các quảng cáo nhằm vào công chúng sử dụng một diễn ngôn, lý luận, nhân vật ,và phong cách “trẻ con hóa” (infantilizing) , như thể người xem là một đứa trẻ nhỏ tuổi hoặc tâm thần khuyết tật. Chúng ta càng tìm cách đánh lừa người xem thì càng sử dụng một phong cách “trẻ con hóa” . Tại sao? “Nếu người ta nói với một người như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì do ám thị, người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng đang lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. ” (Trích từ ” Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

6/ KÊU GỌI TÌNH CẢM HƠN LÀ LÝ TRÍ

Kêu gọi tình cảm là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính hay các lý luận phê bình. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mở cánh cửa cho vô thức để đưa vào các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi …

7 / DUY TRÌ CÔNG CHÚNG TRONG TÌNH TRẠNG NGU ĐỘN

Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về kỹ thuật và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. “Chất lượng giáo dục cho các tầng lớp thấp kém hơn phải là kém nhất, do đó hố sâu ngăn cách dốt nát cách biệt giữa tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với tầng lớp thấp hơn.”(Trích từ ” Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

8/ KHUYẾN KHÍCH CÔNG CHÚNG THỎA MÃN TRONG TRẠNG THÁI TỒI TỆ

Khuyến khích công chúng cảm thấy “thú vị” (cool) đối với những thứ tồi tệ, tầm thường, vô học

9 / THAY THẾ SỰ PHẢN KHÁNG BẰNG CẢM GIÁC TỘI LỖI

Làm các cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của mình, vì thiếu thông minh, khả năng, hay nỗ lực. Vì vậy, thay vì nổi loạn chống lại hệ thống kinh tế, cá nhân tự phá giá và cảm thấy tội lỗi, tạo ra trầm cảm, điều này gây nến tình trạng suy sụp mà một hiệu quả là sự ức chế hành động. Và không có hành động, không có phản kháng! …

10 / BIẾT TỪNG CÁ NHÂN TỐT HƠN SO VỚI HỌ BIẾT MÌNH

Trong 50 năm qua, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng tăng giữa kiến thức công chúng và kiến thức do tầng lớp tinh hoa cầm quyền nắm giữ và sở hữu. Nhờ vào tiến bộ cách ngành sinh học, sinh học thần kinh và tâm lý học ứng dụng, “hệ thống” đã đạt được kiến thức tiên tiến về con người, cả về thể chất và tâm lý. Hệ thống đã hiểu một các nhân bình thường hơn là họ hiểu bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều trường hợp, hệ thống có quyền kiểm soát và nhiều quyền lực với cá nhân hơn so với cá nhân đối với chính họ.
_____________________________

Tác giả: Noam Chomsky
Dịch giả: Đào Trung Thành.https://www.facebook.com/dtthanh
Dịch từ bản gốc tiếng Pháp: http://batizen.blogspot.com/2011/03/les-dix-strategies-de-manipulation-de.html#.Um_zE3BT5lg

NELSON MANDELA VÀ 8 BÀI HỌC CHO NHÀ LÃNH ĐẠO

NELSON MANDELA VÀ 8 BÀI HỌC CHO NHÀ LÃNH ĐẠO
[Personal Development - #Wegreen]

Nelson Rolihlahla Mandela, sinh ngày 18/07/1918 là tổng thống Cộng hòa Nam Phi đầu tiên đắc cử trong một cuộc bầu cử dân chủ hoàn toàn đại nghị.

Nelson Rolihlahla Mandela đã lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi và tạo nên nước Cộng hoà Nam Phi bằng việc biết rõ ràng khi nào và bằng cách nào chuyển tiếp giữa các vai trò của ông như chiến sĩ, người cảm tử, nhà ngoại giao và chính khách. Ông là một chiến thuật gia bậc thầy.

Dưới đây là 8 bài học mà Mandela đã tiết lộ về đức tính của một nhà lãnh đạo:

1. DŨNG CẢM KHÔNG PHẢI LÀ “BẤT” SỢ - NÓ TRUYỀN CẢM HỨNG KHIẾN NHỮNG NGƯỜI KHÁC VƯỢT LÊN TRÊN CẢ LÒNG DŨNG CẢM

Mandela đã từng cảm thấy sợ khi ông tham gia phong trào bí mật, trong thời điểm diễn ra phiên toà Rivonia đã khiến ông lâm vào cảnh tù đày, trong thời kì sống trên đảo Robben. "Tất nhiên tôi đã cảm thấy lo sợ. Tôi không thể giả bộ rằng tôi dũng cảm, và rằng tôi có thể đánh bại cả thế giới. Nhưng là người lãnh đạo, bạn không thể để cho mọi người biết. Bạn phải trình diễn một vẻ mặt ấn tượng".

Và điều ông học làm thật là đáng quý: giả bộ và bằng sự giả bộ, gây cảm hứng cho người khác. Đó chính là một loại kịch câm hoàn hảo mà Mandela đã diễn trên đảo Robben, nơi ông có nhiều điều để sợ. Những tù nhân cùng thời gian với ông kể, chỉ dõi theo Mandela đi ngang qua sân, dáng người vươn thẳng và tự hào, cũng đủ để giúp họ sống qua được những ngày đó. Ông biết rõ ông là hình mẫu cho những người khác, và điều đó tiếp sức cho ông chiến thắng nỗi sợ của riêng mình.

2. CHỈ HUY TỪ PHÍA TRƯỚC - NHƯNG ĐỪNG ĐỂ LẠI MỌI NGƯỜI PHÍA SAU

Đối với Mandela, việc từ chối thương thuyết là sách lược, không phải là nguyên tắc. Trong suốt cuộc đời mình, ông luôn phân biệt rõ điều này. Nguyên tắc không lung lay của ông - lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid, và giành được quyền bầu cử cho mỗi người - đã là nguyên tắc bất biến. Nhưng hầu hết những điều giúp ông đạt được mục đích đó được ông gọi là sách lược.

Nhà tù đã cho ông khả năng có tầm nhìn xa. Ông đã suy nghĩ không phải cho vài ngày, vài tuần, mà vài thập kỉ. Ông biết lịch sử đang đứng về phía ông, rằng kết quả là chắc chắn. Chỉ còn lại câu hỏi mọi điều xảy ra nhanh tới cỡ nào và đạt được điều đó bằng cách nào. Thỉnh thoảng ông vẫn nói: "Mọi điều cuối cùng sẽ tốt đẹp hơn". Ông luôn cố gắng cho điều cuối cùng đó.

3. CHỈ HUY TỪ PHÍA SAU - VÀ ĐỂ CHO MỌI NGƯỜI NHẬN THẤY RẰNG HỌ ĐANG Ở PHÍA TRƯỚC

Khi còn bé, Mandela đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Jongintaba, một tù trưởng đã nuôi dưỡng ông. Khi Jongintaba có buổi chầu, những người đàn ông ngồi thành vòng tròn, và chỉ sau khi tất cả mọi người đã kết thúc ý kiến, tù trưởng mới bắt đầu nói. Công việc của một thủ lĩnh, ông Mandela quan niệm, không phải là bảo người khác làm gì, mà là tạo nên sự nhất trí. Ông vẫn thường nói: "Đừng tham gia vào cuộc tranh luận quá sớm".

“Mưu mẹo” của việc lãnh đạo là để cho bản thân bạn cũng bị người khác dẫn dắt. Ông nói: "Nhà lãnh đạo khôn ngoan là người biết thuyết phục mọi người làm mọi việc và làm cho họ tin rằng đó là ý tưởng của chính họ".

4. THẤU HIỂU KẺ THÙ - VÀ BIẾT RÕ MÔN THỂ THAO ĐỐI THỦ YÊU THÍCH

Đó là một chiến lược với cả hai nghĩa: bằng việc nói tiếng nói của kẻ thù, ông có thể hiểu được sức mạnh và điểm yếu, và dựa vào đó suy tính công thức cho sách lược.

Mandela là một luật sư, và trong tù ông đã giúp các cai ngục giải quyết các vấn đề liên qua đến pháp luật. Họ ít học hơn và không biết cách ăn nói như ông. Và điều lạ thường đối với họ là một người da đen sẵng lòng và có khả năng giúp đỡ họ. Ông Allister Sparks, nhà sử học vĩ đại nhất của Nam Phi, đã nói rằng những cai ngục này là "những gương mặt tàn nhẫn và cục súc nhất của chế độ Apartheid". Còn ông Mandela "nhận thấy rằng thậm chí những kẻ xấu nhất và thô lỗ nhất cũng có thể thương lượng được.”

5. HÃY GIỮ BẠN BÈ Ở GẦN - VÀ GIỮ KẺ THÙ CÒN GẦN HƠN

Mandela tin rằng đối đãi tốt với kẻ thù là một cách để kiểm soát chúng: khi ở một mình, chúng còn nguy hiểm hơn là trong vòng ảnh hưởng của ông. Ông yêu mến lòng trung thành, nhưng không bao giờ bị ám ảnh bởi tình cảm đó. Sau cùng, ông thường nói: "Con người ta hành động theo quyền lợi". Đó chính là một sự thật về bản năng của con người, không phải là sai lầm hay tật xấu. Mặt trái của việc làm một người lạc quan - và ông là một người như vậy - là quá tin mọi người. Nhưng Mandela nhận ra rằng cách ông xử sự với những người ông không tin tưởng đó là vô hiệu hoá họ bằng sự mê hoặc.

6. VẺ NGOÀI RẤT QUAN TRỌNG - VÀ HÃY NHỚ MỈM CƯỜI

Khi tham gia tranh cử chức tổng thống vào năm 1994, ông hiểu rằng bề ngoài cũng quan trọng như nội dung. Và điều quan trọng là nụ cười, nụ cười rạng ngời, hạnh phúc và bao trùm tất cả. Đối với người da trắng ở Nam Phi, nụ cười là tượng trưng cho tâm trạng không hề đau buồn của Mandela, và gợi ý rằng ông đã thông cảm với họ. Đối với những cử tri da đen, nụ cười đó nói với họ rằng, tôi là một chiến binh hạnh phúc, và chúng ta sẽ chiến thắng. Ông Ramaphosa nhận xét: "Nụ cười là một thông điệp".

Sau khi ra khỏi nhà tù, người ta sẽ nói đến kết thúc và chấm hết. Thật hết sức ngạc nhiên là ông không hề đau buồn. Có hàng ngàn điều làm Nelson Mandela phải buồn rầu, nhưng ông hiểu rằng, hơn tất cả bất kì điều gì, ông phải thể hiện một cảm xúc hoàn toàn ngược lại. Ông luôn nói: "Hãy quên quá khứ" - nhưng ông hiểu rằng ông không bao giờ làm được điều đó.

7. KHÔNG CÓ CÁI GÌ LÀ HOẶC ĐEN HOẶC TRẮNG

Thông điệp đã rõ ràng: Cuộc đời không bao giờ là hoặc chỉ cái này/hoặc chỉ cái kia. Các quyết định luôn phức tạp, và luôn có những nhân tố phức tạp. Sẽ là định kiến trong suy nghĩ của con người nếu tìm kiếm những giải thích đơn giản, nhưng nó lại không phù hợp với thực tế. Không có điều gì thành thật như là bản thân nó xuất hiện.

Khi ông chống lại chủ nghĩa Apartheid một cách hiển nhiên và rõ ràng, các mục tiêu của Apartheid rất phức tạp. Chúng mang tính chất lịch sử, xã hội học và tâm lý. Phép tính của Mandela luôn là: đâu là cách thiết thực nhất để tới đó?

8. RA ĐI CŨNG LÀ LÃNH ĐẠO

Làm sao có thể từ bỏ ý nghĩ sai lầm, nhiệm vụ và một quan hệ không phù hợp thường là điều khó khăn nhất đối với một nhà lãnh đạo.

Trong lịch sử Châu Phi, có hàng loạt những nhà lãnh đạo, được bầu theo hình thức dân chủ, đã sẵn lòng rời nhiệm sở. Mandela đã quyết tâm tạo ra một tiền lệ cho những người theo sau ông - không chỉ ở Nam Phi, mà còn trên khắp lục địa.

Sau cùng, chìa khoá để hiểu Mandela là 27 năm sống trong tù. Người đàn ông đã bước đi trên đảo Robben năm 1964 là một người tình cảm, cứng rắn, dễ bị day dứt. Còn người đàn ông bước ra khỏi nhà tù là một người điềm tĩnh và đầy nguyên tắc. Ông nói: "Tôi đã bước ra khỏi nhà tù trở thành một người trưởng thành".
_____________________________
Nguồn: http://www.saga.vn/Nelson_Mandela_va_8_bai_hoc_cho_nha_lanh_dao/25569.saga

Bạn có bị mắc căn bệnh “chán học”?

Bạn có bị mắc căn bệnh “chán học”?

Dưới đây là một bài viết về giáo viên Việt Nam trong cuốn sách “cải cách giáo dục Việt Nam” của một học giả người Nhật đã từng sống ở Bắc Giang 3 năm từ 2004 đến 2007. Mình đang viết luận văn tốt nghiệp, đọc thấy hay quá, dịch ra để mọi người cùng suy ngẫm. Nội dung bài này nói về

1. Lý do vì sao nghề giáo ở Việt nam lại được tôn kính.
Có 2 lý do để ông khẳng định nghề giáo ở Việt Nam được mọi người kính trọng. Lý do thứ nhất ông cho rằng, từ xa xưa người Việt Nam bị ảnh hưởng của nho giáo từ trung quốc cụ thể là tư tưởng của Khổng Tử và Lão Tử. Lý do thứ 2 đó là do tỷ lệ học lên đại học ở Việt Nam những năm 90 là cực thấp ( 1995: 2%) vì thế, dưới con mắt một người dân thường, Người giáo viên là một nhà tri thức, một con người ưu tú xuất sắc. Những gì giáo viên nói là chuẩn mực, là chính xác.Tuy nhiên nó dẫn đến hệ luỵ đó là khiến giáo viên nhầm tưởng rằng mình thực sự giỏi giang, tự đề cao mình, và quên mất đi việc nỗ lực để trở thành người thầy tốt hơn.

2. Người thầy Việt Nam sử dụng QUYỀN LỰC, tiêu diệt hứng thú học tập của học sinh.
Ông chỉ ra sự sai khác giữa QUYỀN UY NGHIỆP VỤ và QUYỀN LỰC CÁ NHÂN. Người giáo viên Việt Nam nhầm tưởng QUYỀN UY mà họ sẵn có chính là QUYỀN LỰC CỦA CÁ NHÂN mình. QUYỀN UY của người thầy được tiếp nhận mà ông nhắc đến chính là “sự cuốn hút bởi tính cách của người thầy khiến tự trong thâm tâm mình các em học sinh ngoan ngoãn lắng nghe.” Tuy nhiên, người giáo viên Việt Nam sử dụng QUYỀN LỰC CÁ NHÂN để bắt ép học sinh phải ngoan ngoãn nghe theo. Trong bài có một đoạn văn ông viết như sau: “Những tiếng động uy hiếp “rầm” phát ra từ chiếc thước kẻ được đập xuống bàn hay bảng đen, hay những lời de dọa như “không nghe lời thì tao sẽ cho mày điểm xấu, hạnh kiểm yếu…” Vô tình khiến học sinh bị dồn vào hoàn cảnh phải nghe theo người thầy mà không nói được gì. Bằng chứng là việc chúng ta bắt gặp bóng dáng của rất nhiều học sinh khi đến giờ ra chơi, đồng loạt đổ xô ra sân trường, hưng phấn đùa vui, hét ầm ĩ cư như là giải tán được sự áp lực vậy. Đó chính là khoảnh khắc khiến chúng ta cảm nhận được rằng,những đứa trẻ đã phải nín nhịn những cảm xúc,chúng phải tham gia giờ học trong hoàn cảnh bị áp bức dồn nén như thế nào.”

Đọc đến đây làm mình nhớ lại thời còn là học sinh. Mình sợ trường học, sợ học bài, sợ kiểm tra (miệng, 15 phút, 1 tiết, học kỳ..),và không biết mình học để làm gì. Hứng thú học tập của mình hoàn toàn bị tiêu diệt bởi những ngày tháng sợ hãi. Liệu những người thầy của chúng ta đang thực sự mong muốn điều tốt cho học sinh? Hay vô hình chung, họ đang sử dụng quyền lực của mình để gây ra căn bệnh di căn “chán học”, căn bệnh này âm ỉ cho đến khi trưởng thành và phát tác mạnh mẽ. Người lớn sẽ chẳng có năng lực học tập nữa, con người sẽ chết đi và mang theo căn bệnh đó.

PS: Mình học tiếng nhật là do có sự hứng thú với nó, sự hứng thú luôn khiến tự bản thân mình phải tìm kiếm cái mới, khám phá điều mới.Do đó để học tốt tiếng nhật thì việc yêu thích nó là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các clip của mình tuy ngắn và còn nhiều thiếu sót tuy nhiên hy vọng rằng nó sẽ gây được cảm hứng cho các bạn.

-----
Quyền lực và vị trí mang tính xã hội cao của Nhà Giáo Việt Nam

Nhà giáo là một nghề đáng tôn kính ở Việt Nam. So với các nước phát triển trong đó có Nhật Bản, khi chỗ đứng của nhà giáo đang bị rớt đài thì “Việt Nam” khiến chúng ta phải ghen tị khi đem ra so sánh. Lý do trước tiên có lẽ đó là đạo đức quan(cách nhìn về đạo đức) của người dân Việt Nam. Việt Nam từ xưa đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc,ngay cả dưới thể chế quốc gia hiện tại là Xã Hội Chủ Nghĩa, tư tưởng nho giáo, cụ thể là tư tưởng của Khổng Tử và Lão Tử đã thấm nhuần trong ý thức của mọi người. Kính “nhân nghĩa hiếu trung”, yêu gia đình, trọng “quan hệ thầy trò”, tôn trọng quan hệ trên dưới theo tuổi. Việc ý thức rằng giáo viên là thầy của tất cả mọi người chứ không chỉ là thầy của học sinh được lan rộng toàn xã hội.

Ngoài ra có thể nêu lên đặc tính ưu tú của người thầy.Những năm trở lại đây, tỉ lệ học tiếp lên trung học hay đại học có tăng lên, tuy nhiên từ trước tới nay, tỉ lệ học tiếp lên đó luôn ở tình trạng rất thấp trong một thời gian dài. Ví dụ, Tỷ lệ học sinh học sinh hoàn thành xong giáo dục trung học năm 1999 là khoảng 32%, ở giáo dục đại học chỉ có 2 %. Trong hoàn cảnh như thế, những người thầy tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp cao đẳng, hay tốt nghiệp đại học, sẽ trở thành những người ưu tú xuất sắc có học vấn quá cao so với một người bình thường. Như thế, việc coi người Thầy là nhà trí thức đã ngấm sâu vào trong tiềm thức của mọi người.Đặc biệt, ở những vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa, khuynh hướng này rõ nét hơn, người Thầy tồn tại với tư cách là người hướng dẫn của cả vùng, và nhận được sự kỳ vọng lớn. Tôi thường bị bất ngờ bởi cách viết, cách nói chuyện của các giáo viên Việt Nam. Cách nói chuyện trong giờ học không có từ thừa, và được lựa chọn một cách cẩn thận. Giọng nói rõ ràng, không lưỡng lự, do đó rất dễ nghe. Ngoài ra, những chữ viết trên bảng đẹp như là đánh máy từng chữ một, toàn bộ bảng đen cứ như là một nghệ thuật bởi một loại chữ viết. Việc này được luyện tập khắt khe trong quá trình tập huấn và giảng dạy, vì thế đây sẽ là lý do lớn để minh chứng tính ưu tú của giáo viên dưới con mắt của một người bình thường, lý do để được kính trọng.

Có thể nói rằng, trong xã hội mà giáo viên được sự kính trọng từ mọi người ở Việt Nam thì nghề “nhà giáo” được bảo vệ bởi sự tín nhiệm. Từ trước tới này, người thầy luôn được coi là người có nhân cách, người tuyệt vời, người giỏi giang. Việc sinh ra tín ngưỡng, tuyệt đối cho rằng “những gì người đó nói là đúng” chắc chắn không phải là hiếm. Ví dụ như việc, các thầy cô giáo ở nông thôn và khu vực miền núi, họ trở thành trung tâm luôn cố gắng nỗ lực để đưa học sinh đến trường, khai sang tri thức “vệ sinh công cộng” hay việc đóng góp lớn cho sự phát triển mang tính kinh tế, mang tính xã hội của khu vực v.v…
Và những người Thầy như thế là những người luôn cống hiến,họ không làm bẩn sự uy quyền trong nghề nhà giáo, họ mang trách nhiệm lớn để đáp ứng một điều gì đó tới niềm tin cháy bỏng từ mọi người. Tuy nhiên, trong thực tế nó không phải toàn những mặt tốt như vậy. Việc tác dụng phản ngược lại với điều tốt đó có trong sự tín nhiệm của người thầy là sự thực. Và nó trở thành vấn đề giáo dục lớn hiện nay của giáo dục Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu tới việc uy quyền mang tính nghề nghiệp của người thầy gây tác dụng phụ như thế nào.

Như tôi đã nói ở phần trước, giờ học ở Việt Nam được diễn ra đơn giản theo như chương trình giảng dạy, đúng tiến độ đã được quy định trong giáo án, theo những gì viết trong sách,bằng phương pháp đã được đưa ra trong sổ giáo án dành cho giáo viên.Ở đây, người thầy không có cơ hội phát huy tính sang tạo, tính độc lập, và hầu như không có quyền xử lý, phán đoán một cách tự chủ theo ý mình. Mối quan tâm của giáo viên chỉ hướng đến việc dạy học nội dung đã được quy định theo trình tự đã được quyết, mà không thể hướng đến việc học sinh quan tâm gì, thích gì,và đã hiểu gì.Đối với học sinh những giờ học như vậy sẽ làm giảm hứng thú tới việc học tập và khó nói rằng nó có sức hút. Nếu như giờ học như vậy diễn ra ở đất nước chúng ta, chắc chắn nó sẽ không còn là giờ học nữa, học sinh chắc chắn sẽ nói chuyện với nhau, sẽ ngủ gật hay đứng dậy đi quanh phá rối. Ngược lại, học sinh Việt Nam luôn hướng lên bảng và nghe giáo viên giảng bài.Chắc chắn trong thâm tâm có nhiều học sinh nghĩ rằng là “ thật là nhàm chán, sao ko mau hết giờ nhỉ…”. Thế nhưng, bề ngoài thì giờ học đã được hình thành. Điều này không liên quan đến việc vô thức hay không vô thức, đây là do người thầy luôn chèn ép học sinh. Những tiếng động uy hiếp “rầm” phát ra từ chiếc thước kẻ được đập xuống bàn hay bảng đen, hay những lời de dọa như “không nghe lời thì tao sẽ cho mày điểm xấu” Vô tình khiến học sinh bị dồn vào hoàn cảnh phải nghe theo người thầy mà không nói được gì. Bằng chứng là việc chúng ta bắt gặp bóng dáng của rất nhiều học sinh khi đến giờ ra chơi, đồng loạt đổ xô ra sân trường, hưng phấn đùa vui, hét ầm ĩ cư như là giải tán được sự áp lực vậy. Đó chính là khoảnh khắc khiến chúng ta cảm nhận được rằng,những đứa trẻ đã phải nín nhịn những cảm xúc,chúng phải tham gia giờ học trong hoàn cảnh bị áp bức dồn nén như thế nào.

Tôi buộc phải nói rằng, các giáo viên như thế này đã lạm dụng uy quyền mang tính nghiệp vụ sẵn có trong nghề nhà giáo. Phần lớn các giáo viên đã nhầm tưởng rằng uy quyền mang tính nghiệp vụ của nghề giáo là quyền lực có sẵn trong cá nhân họ. Tóm lại, họ nhầm tưởng rằng việc tin yêu của mọi người đối với thầy giáo là “Người thầy là nhân vật đáng kính trọng”, “việc thầy giáo nói là đúng” sang thành là “Tôi là nhân vật đáng kính trọng”, “Điều tôi nói là đúng”. Có thể nhận thấy ở đây, đó là sự chuyển dịch từ “uy quyền”mang tính nghiệp vụ sang “quyền lực”mang tính cá nhân. Cần thiết phải giải thích về quyền lực và uy quyền một lần nữa để chúng ta rõ ràng hơn. Bình thường, chúng ta có khuynh hướng phủ định từ “uy quyền” và khi nói đến “người thầy mang uy quyền” thì chúng ta lại nghĩ rằng người thầy có gì đó xấu xa. Tuy nhiên, do từ uy quyền và quyền lực pha trộn vào nhau vì thế chúng ta có cảm giác như vậy. Nếu như phân biệt được rõ ràng ý nghĩa thực sự của 2 từ này thì chúng ta sẽ hiểu được rằng “người thầy mang uy quyền” sẽ không phải là thứ bị phủ định. Theo như OKADA(một nhà giáo dục học Nhật Bản), việc liên quan mang tính quyền uy đối với học trò của thầy giáo tức là, không phải là lời nói hay hành động mang tính ý đồ hay không của người thầy, ma là do bị sự cuốn hút bởi tính cách của người thầy khiến tự trong thâm tâm mình các em học sinh ngoan ngoãn lắng nghe.

Tôi phủ định việc nói rằng “nếu là giáo viên thi bất cứ ai cũng duy trì mối quan hệ mang tính uy quyền với học sinh”. Vì Chủ thể cảm nhận quyền uy mãi nằm ở phía học sinh, chắc chắn nó không phải là thứ do một phía giáo viên tạo ra. Học sinh sẽ đánh giá nhiều khía cạnh như lời nói, hành động, tri thức, nhân cách của người giáo viên, nếu đánh giá người giáo viên đó là tuyệt vời thì tự bản thân học sinh sẽ tiếp nhận uy quyền đó.

(lược)….

Chúng ta cùng nhau quay lại câu chuyện nhà giáo Việt Nam. Ở Việt Nam nghề nhà giáo nhận được uy quyền mang tính xã hội cùng với tính ưu tú trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Bởi thế, chỉ cần trở thành giáo viên thì họ được nhìn nhận bằng ánh mắt tôn kính và tin tưởng của mọi người, cho dù năng lực cá nhân không hề có. Trong nhiều tình huống, họ luôn cho rằng những lời của thầy cô giáo là đúng, dần dần họ tiếp nhận điều đó cho dù giáo viên có đưa ra ý kiến sao đi chăng nữa thì họ chẳng có một chút hoài nghi.Tình trạng này nếu cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ xảy ra việc người Thầy nhầm tưởng rằng “mình giỏi giang”, kênh kiệu, và không thèm nỗ lực.Kết cục, năng lực của người thầy không những dậm chân tại chỗ mà con rơi vào tình trạng nguy hiểm, ngày tháng cứ dần trôi đi mà họ không tự ngộ nhận ra điều đó. Cảm giác như việc này bị thúc đẩy nhiều hơn bởi tính tuyệt đối tuân thủ giáo trình giảng dạy mà tôi đã nêu ở phần trước. Phía sau những lời phát ngôn của thầy cô như “Tôi dạy đúng theo như giáo trình giảng dạy” thì nó còn bao gồm ý nghĩa là “Tôi tổ chức hoạt động giáo dục đúng như chính phủ ban hành, chẳng có gì là sai. Đối với học sinh, những gì tôi nói trong giờ giảng là những điều chắc chắn chúng phải nhớ. Vì thế tôi phải chỉ đạo khắt khe hơn để cho chúng nhớ”. Nói cách khác, “vì tôi giảng dạy theo giáo trình mà chính phủ uỷ thác, do đó học sinh phải tuân thủ tuyệt đối theo tôi.” Những giờ học của người thầy không hề quan tâm tới sở thích tính tò mò của học sinh mà dạy theo một hướng như thế này chắc chắn không thể lôi kéo được học sinh. Cộng với việc thúc ép bằng quyền lực của mình sẽ khiến các em sẽ dần mất đi hứng thú cho việc học tập và không thể tập chung được nữa. QUYỀN UY mang tính nghiệp vụ của nhà giáo vốn có bị chuyển sang quyền lực bởi sự hiểu nhầm lớn của người giáo viên, nó rơi vào sự vô tuần hoàn, trở thành vấn để nan giải, phức tạp trong chế độ giáo dục Việt Nam.

Yoshitaka Tanaka – trích trong cuốn “cải cách giáo dục Việt Nam” -2008


Ảnh của Nguyen Van Dung.

“THIÊN ĐƯỜNG” XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÂM TRÍ NGƯỜI VIỆT

“THIÊN ĐƯỜNG” XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÂM TRÍ NGƯỜI VIỆT
[Discussion Table - #Wegreen]

Thiên đường mà cụ Các-Mác, cụ Lênin hằng mong ước: LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THEO LAO ĐỘNG

Thiên đường này thật ra chưa hoàn hảo nhưng nó là xã hội tốt nhất chưa từng có trong lịch sử thế giới.

Người dân tại các thiên đường này sống sung sướng vô cùng về mặt vật chất: ai cũng có TV màn hình phẳng, ai cũng có ultra laptop, tablet, smart phone, xe hơi, máy giặt, máy lạnh, máy sưởi, áo quần cao cấp, ăn ngon ăn dư thừa.

Chúng ta hãy thử phóng chiếu xa hơn xem trên bình diện xã hội, người Việt ta có thể “ước mơ” về thiên đường này như thế nào?

-Giáo Dục:

Con em được đi học miễn phí, có xe đưa đón mỗi ngày (không phải trèo đèo lội suối như trước nữa), sách vở cho không, học sinh không cần phải đi học thêm, mệt mỏi cả ngày, chúng cũng khỏi cần thức khuya dậy sớm ôn bài. Nhiều trường Đại học đạo tạo ra đến đâu, cử nhân “đắt hàng”, không có khái niệm sinh viên ra trường thất nghiệp, chở xe ôm, bán trà đá.

-Y tế:

Tất cả người dân được khám bệnh miễn phí, mỗi gia đình đều có bác sĩ riêng, sẽ chẳng bao giờ có chuyện người dân tỉnh lẻ phải lên thành phố xếp hàng dài từ sáng để được khám bệnh. Ở thiên đường ấy, bác sĩ tốt bụng vô cùng, coi người bệnh như con đẻ của mình và phong bì thì hoàn toàn không tồn tại trong túi cũng như tâm trí của bác sĩ và y tá. Con gái Việt Nam xinh xinh và cực “kute”, có thể ngày càng xinh đẹp lên nhờ công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại, không phải gặp “bác sĩ Cát Tường” rồi “mất tích” giữa sông Hồng.

-Xã Hội:

Giới thợ thuyền, công nhân được bảo vệ tối đa bởi nghiệp đoàn, lương cao, có bảo hiểm sức khỏe đầy đủ, không còn bị các chủ tư bản giãy chết bóc lột. Một xã hội vô cùng văn minh, đi đường không vượt đèn đỏ, bọn trẻ lễ phép với người lớn, không còn cảnh anh em chém giết vì mâu thuẫn lợi ích đăng đầy trên báo mạng. Vấn đề phúc lợi xã hội, an sinh xã hội các nước Bắc Âu phải xách dép chạy sang ta học hỏi.

-Chính Trị:

Người dân được đối xử công bằng, luật pháp bảo vệ họ. “Nhân Dân Làm Chủ” thật sự. Cứ vài năm họ lại… đảo chính bằng lá phiếu để tống cổ đi những ông lãnh đạo bất tài. Chạy chức chạy quyền, tham nhũng hàng nghìn năm mới có một vụ. Nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là tối thượng. Nhân dân tuyệt đối tin tưởng, trung thành với Đảng Cộng Sản, không còn tồn tại những blogger, những phần tử phản động xuyên tạc, chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa.

-Kinh tế:

Doanh nghiệp nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, DNNN đủ sức cạnh tranh với các tập toàn lớn của Mẽo, Tàu và Triều Tiên … Không còn tham nhũng, quan liêu trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, người dân sử dụng những dịch vụ công cộng miễn phí. Gia đình nào cũng dùng thẻ thanh toán, gần như tiền mặt không lưu thông trong nền kinh tế, các tác nhân kinh tế, người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vị hoàn toàn bằng chuyển khoản.

-Tôn giáo và ý thức xã hội:

Người dân được hưởng tự do 100% quyền thờ phụng bất cứ ai họ tin. Và dân trí ngày càng cao, quán triệt sâu sắc tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-Nin, người ta ngày càng ít tin vào những thần thánh. Bọn trẻ sẽ chẳng cần phải chạy ra sân bay, hay đứng dưới trời mưa chỉ để nhìn thần tượng của mình trong nháy mắt. Chúng chỉ cần alo một cuộc là mấy anh sao giải trí Hàn Quốc bay đến tận nhà nâng niu và yêu quý họ.

Đó chỉ là những ước mơ nhỏ nhoi của chúng ta trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

SỰ NGU TỐI

SỰ NGU TỐI [Personal Development – WEGREEN]

Sự ngu tối còn là một kẻ thù nguy hiểm hơn cả cái ác. Có thể chống lại cái ác, có thể vạch trần nó, cùng lắm là có thể nhờ sức mạnh diệt trừ nó; cái ác luôn mang trong mình mầm mống tự phân huỷ, chí ít sau đó cũng để lại trong con người cái cảm giác bất an. Chống lại sự ngu tối, chúng ta bất lực. Trong chuyện này chúng ta chẳng đạt được gì bằng sự chống đối, cũng như bằng sức mạnh; lý lẽ cũng chẳng giúp được; đơn giản là người ta không tin những sự thật trái với nhận định riêng của mình – trong các trường hợp như thế kẻ ngu tối thậm chí trở thành người phê phán, còn nếu các sự thật là không thể bác bỏ, thì đơn giản là người ta gạt bỏ chúng như sự ngẫu nhiên chẳng có giá trị gì. Đồng thời kẻ ngu tối, khác với kẻ ác, tuyệt đối hài lòng với bản thân mình, và thậm chí trở nên nguy hiểm , nếu trong cơn giận dữ mà y rất dễ rơi vào, y chuyển sang tấn công. Đây là lý do cho việc tiếp cận kẻ ngu tối phải thận trọng hơn khi tiếp cận kẻ ác. Và bất luận trong hoàn cảnh nào cũng không nên cố thuyết phục kẻ ngu tối bằng những lập luận hợp lý, việc này là vô vọng và nguy hiểm.

Chúng ta có thể thắng được sự ngu tối hay không? Để làm được việc này cần phải cố gắng hiểu được bản chất của nó. Chúng ta đã biết, SỰ NGU TỐI KHÔNG CHỈ LÀ KHIẾM KHUYẾT VỀ TRÍ NĂNG, MÀ CÒN LÀ KHIẾM KHUYẾT VỀ NHÂN TÍNH. Có những người nhanh trí đấy, thế nhưng vẫn ngu tối, nhưng có những người chậm hiểu, có thể gọi họ là gì cũng được, chỉ có điều đừng gọi họ là ngu tối. Trong những trường hợp nhất định chúng ta kinh ngạc với phát hiện này. Đồng thời bạn không chỉ có ấn tượng rằng sự ngu tối là khiếm khuyết bẩm sinh, mà còn đi đến kết luận rằng, trong những hoàn cảnh nhất định có những kẻ tự mình ngu tối đi hay tự trao mình cho kẻ khác làm cho mình ngu tối đi. Tiếp nữa là, chúng ta thấy, những người khép kín và đơn độc ít chịu khiếm khuyết này hơn những người hay nhóm người quảng giao (hay không tránh được nó). Bởi vậy sự ngu tối nói đúng ra là vấn đề mang tính xã hội hơn là mang tính tâm lý. Nó chỉ là phản ứng của một cá nhân với tác động của các hoàn cảnh lịch sử, một hiện tượng phụ về tâm lý trong một hệ thống nhất định của các mối quan hệ bên ngoài. Khi xem xét kỹ lưỡng thì hoá ra là, BẤT CỨ MỘT SỰ TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH NÀO CỦA CÁI QUYỀN LỰCC BÊN NGOÀI (DÙ LÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ HAY TÔN GIÁO) ĐỀU LÀM HƯ HỎNG MỘT BỘ PHẬN ĐÁNG KỂ MỌI NGƯỜI BẰNG SỰ NGU TỐI. Có ấn tượng rằng, điều này hiển nhiên là một quy luật mang tính xã hội và tâm lý. Quyền lực của một số người này cần đến sự ngu tối của những người khác. Quá trình không nằm ở sự suy bại bất thường hay bị mất đi những tư chất nào đó (có thể nói là thuộc về trí lực) của con người, mà ở chỗ, một cá nhân bị trấn áp bởi cảnh tượng quyền lực bủa vây tứ phía sẽ bị mất đi tính độc lập nội tại và (ít nhiều theo một cách vô thức) từ bỏ việc tìm kiếm quan điểm riêng trong hoàn cảnh hiện tại. Sự ngu tối thường kèm theo tính ngoan cố, nhưng điều này không nên dẫn đến lầm lẫn với tính không độc lập của nó. Khi tiếp xúc với một người như thế, thật sự là bạn cảm thấy như mình đang nói không phải với chính bản thân anh ta, cũng chẳng phải với nhân cách của anh ta, mà với một kẻ làm nô lệ cho những khẩu hiệu và những lời hiệu triệu. Y phải chịu một lời nguyền, y mù quáng, y nhục nhã, và tổn thương trong tâm can mình. Giờ đây khi đã trở thành thứ công cụ đớn hèn, kẻ ngu ngốc có thể [thực hiện] bất kể điều ác nào và đồng thời không có năng lực nhận ra nó là cái ác. Sự nguy hiểm của việc lạm dụng con người một cách quỷ quyệt có thể vĩnh viễn huỷ hoại anh ta.

Nhưng chính ở đây chúng ta mới hoàn toàn hiểu ra rằng, CHIẾN THẮNG SỰ NGU TỐI có thể không phải bằng hành động giáo huấn, mà chỉ có thể BẰNG HÀNH ĐỘNG GIẢI THOÁT. Tuy nhiên, đồng thời, cần phải thừa nhận rằng, sự giải thoát nội tâm đích thực trong đại đa số trường hợp là khả thể chỉ một khi có sự giải phóng bên ngoài trước đã, chừng nào điều này còn chưa diễn ra, thì chúng ta nên dừng mọi toan tính tác động đến kẻ ngu tối bằng sự thuyết phục. Trong hoàn cảnh này mới hoàn toàn thấy rõ sự vô nghĩa của mọi nỗ lực của chúng ta nhằm tìm hiểu xem “nhân dân” nghĩ gì và tại sao câu hỏi này là thừa với những người suy nghĩ và hành động theo nhận thức riêng về trách nhiệm của mình.

“Kính sợ Thiên Chúa là khởi đầu của tri thức” (Châm ngôn Salomon). Kinh Thánh nói về sự giải thoát nội tâm của con người cho một đời sống có trách nhiệm trước Thiên Chúa và cũng là sự khắc phục duy nhất thực tế đối với sự ngu tối.

Nhân đây xin nói thêm, trong những suy nghĩ này về sự ngu tối dẫu sao vẫn có một niềm an ủi nhất định: người ta tuyệt nhiên không cho phép trong bất kể hoàn cảnh nào được coi phần lớn mọi người là ngu tối. Thực tế thì tất cả phụ thuộc vào việc nhà cầm quyền đặt cược vào cái gì – vào sự ngu tối của con người hay vào tính độc lập nội tâm và trí tuệ của con người.
-----------------------------
Tác giả: Dietrich Bonhoeffer
Dịch giả: Diệu Chính Nguyễn Bạch
Nguồn: https://www.facebook.com/dieuchinh.nguyenbach/
Biên tập & Hình ảnh: [Admin T] @ Wegreen Vietnam

''Thiếu ánh sáng trí tuệ là nguyên nhân của mọi tiêu cực''


Ảnh của Wegreen Vietnam.

LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5

LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5

Xem để biết nhờ đâu mà chúng ta được nghỉ ngày hôm nay! 
Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tại Việt Nam, đây là một ngày mà mọi người dân ai ai cũng được nghỉ ngơi, vui chơi không phải làm việc. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được lịch sử cũng như ý nghĩa trọng đại của ngày Quốc tế Lao động, nhất là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X.

Trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Khẩu hiệu đòi ngày 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8h vui chơi.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy".
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.

(Source: Internet )

CHUYỆN


Chuyện 1

Tổ tiên của loài người sử dụng đá khoảng 2.8 triệu năm trước, dùng lửa khoảng 1.8 triệu năm trước. Chữ viết cổ nhất đã được khai quật là cách đây khoảng 5200 năm.

Trong suốt quá trình sử dụng ngôn ngữ, có một khái niệm tưởng-như cơ bản không tồn tại (hoặc ít nhất là không phổ biến) trong ngôn ngữ viết là màu xanh blue. Xứ trời nắng đẹp là Hy Lạp và Ý không thèm định nghĩa blue. Xứ đã định nghĩa blue là xứ lúc nào cũng sương mù & mưa: Anh. Chữ "blue" được Thủ tướng Anh William Gladstone định nghĩa vào thập niên 1850.

Từ 3200 B.C. đến 1850 loài người có mù màu không? Không. (*)

Chưa định nghĩa được chữ "blue" loài người có chết không? Không.
Loài người suýt tuyệt chủng vì núi lửa Toba ở Indo chứ không phải vì không định nghĩa được một khái niệm.

--

Chuyện 2

Giải Field của GS Ngô Bảo Châu là sự kiện được ăn mừng lớn nhất trong nền khoa học cơ bản VN trong những năm gần đây.

Bổ đề mà GS Châu chứng minh là một dạng bài toán cần phải giải.

Câu hỏi đặt ra là: chưa chứng minh được bổ đề thì các ngành ứng dụng Toán có tiến được không? Câu trả lời là có.

Không thể tìm ra chính xác nghiệm của nhiều bài toán thì các ngành ứng dụng Toán có tiến được không? Có.

Cách nào? Thử-và-sai (trial and error).

Thử-và-sai mất thời gian quá? Cách đơn giản nhất là lập trình cho máy làm.

Ví dụ về những bài toán phổ biến: số pi π, IRR.

--

Hệ quả của 2 câu chuyện trên

* Đợi định nghĩa được mới dám dùng khái niệm thì chết mất xác rồi. Chưa định nghĩa được "thành công" là gì mà không dám dùng khái niệm thành công thì già mất. Chưa biết cái gì là động lực của mình mà không bắt tay vào làm thì chết đói.

* Đang bận làm mà có đứa nhảy vào hỏi cắc cớ "ủa mày làm cái đó để làm gì vậy?" thì chửi nó rồi làm tiếp.

--

Bổ sung

Câu chuyện trên khuyến khích cá nhân phát triển trong điều kiện thiếu nguồn lực, chưa self-actualization đầy đủ chứ không phải phủ nhận những thành tựu đã có của xã hội.

Hệ quả này KHÔNG áp dụng cho những thứ cần độ chính xác tuyệt đối như vật lý.

(*) Nguồn: Johann Wolfgang von Goethe, Theory of Colors, published in 1810

Những quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc

Những quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc

Tác giả: Gustave Le Bon
Alpha Books | 2015
----
Trang 11
Văn minh của một dân tộc dựa trên một số ít các tu tưởng nền tảng quyết định thiết chế, văn học và những ngành nghệ thuật của nó. Rất khó để áp đặt một ý tưởng mới nhưng phá bỏ nó cũng khó không kém.
----
Trang 13
Một khi các ý tưởng đã được lan truyền thì các triết gia không có quyền lực để thủ tiêu chúng.
----
Không một nhà tâm lý học, một người lữ khách hay một chính khách tương đối hiểu biết nào lại không nhận thức được khái niệm ảo tưởng về sự bình đẳng của con người này đã sai lầm như thế nào, nó đã làm đảo lộn thế giới, khơi dậy ở châu Âu một cuộc cách mạng khổng lồ, ném châu Mỹ vào chiến tranh ly khai đẫm máu, và đưa tất cả những thuộc địa Pháp vào sự suy tàn thảm hại, mặc dù vậy rất ít người dám chống lại khái niệm này. Thêm vào đó, tư tưởng bình đẳng này còn lâu mới tàn lụi, nó sẽ tiếp tục tiến triển.
Quần chúng chẳng bận tâm đến những đảo lộn chính trị xã hội do các nguyên tắc bình đẳng gây ra hoặc những sự kiện có thể trầm trọng hơn nhung chưa xuất hiện. Còn đời sống chính trị của những chính khách ngày nay lại quá ngắn ngủi để khiến họ lưu tâm nhiều hơn. Hơn nữa, công luận đã trở thành quyền lực thống trị và không thể không cúi đầu trước sức mạnh đó.
Thước đo duy nhất thực sự về tầm quan trọng xã hội của tư tưởng chính là ảnh hưởng của nó tác động vào tâm trí con người. Khi một tư tưởng đúng hay sai đã trở thanh cảm xúc chung của quần chúng thì nó phải gánh chịu rất cả hậu quả liên quan. Vậy là giấc mơ bình đẳng hiện đại được nổ lực hiện thực hoá bằng giáo dục và các thiết chế. Chuyện huyễn hoặc ấy tất nhiên hoàn toàn không thể thực hiện được, nhưng chỉ riêng kinh nghiệm đã cho thấy mối nguy của những huyễn hoặc. Lý lẽ không có khả năng lay chuyển niềm tin của con người.
----
Mục tiêu của cuốn sách này là mô tả những đặc tính tâm lý của các chủng tộc và cho thấy lịch sử của một dân tộc và nền văn minh của nó được các đặc tính này định hình như thế nào. Tôi cố gắng tìm hiểu xem các cá nhân và dân tộc đang có xu hướng tiến tới bình đẳng, hay ngược lại, tiến tới sự dị biệt ngày càng lớn hơn. Sau đó tôi đánh giá những yếu tố hợp thành một nền văn minh: nghệ thuật, thiết chế, tín ngưỡng có phải là những biểu hiện trực tiếp tâm hồn của các chủng tộc, hay vì các lý do đó mà nó không thể chuyển từ một dân tộc này sang một dân tộc khác hay không. Sau cùng, chúng tôi sẽ kết luận bằng cách cố gắng xác định dưới ảnh hưởng của những tất yếu nào thì những nền văn minh suy tàn rồi tắt lịm.
----
Trang 25
Có ba loại ảnh hưởng chi phối cá nhân và điều khiển hành vi của họ. Loại thứ nhất, và chắc chắn quan trọng nhất, là ảnh hưởng của tổ tiên; loại thứ hai, ảnh hưởng của cha mẹ trực tiếp; loại thứ ba, ảnh hưởng của môi trường thường được cho là mạnh nhất, tuy nhiên lại là cái yếu nhất.
----
Mỗi cá nhân luôn luôn đại diện cho dân tộc mình.
----
Tâm hồn quyết định toàn bộ sự tiến hoá của một dân tộc
----
Chủng tộc phải được xem như một cá thể sống trường tồn, độc lập với thời gian.
----
So với những kẻ đang sống thì người đã chết đông hơn nhiều và cũng mạnh mẽ hơn. Một dân tộc được dẫn dắt bởi những người chết hơn là những kẻ đang sống.
----
Một dân tộc hình thành từ những người đã khuất.
----
Trang 29
Ba nền tảng của tâm hồn dân tộc: tình cảm chung, lợi ích chung, tín ngưỡng chung.
----
Trang 36
Chính vì các khả năng được tận dụng trong các biến cố đặc biệt nào đó, nên các nhân vật chủ chốt của những cuộc khủng hoảng lớn về tôn giáo và chính trị xuất hiện để thực hiện điều tốt hơn cho chúng ta, trở thành kẻ khổng lồ.
----
Trang 39
Con người lương thiện nhất bị cái đói xô đẩy cũng đạt tới mức độ tàn bạo dẫn y tới một tội ác.
----
Những đặc tính tâm lý của các dân tộc cũng như những đặc tính giải phẫu, có tính ổn định rất cao.
----
Trang 42
Nếu chỉ xem xét đặc tính tâm lý chung, các chủng tộc người có thể phân làm 4 nhóm: 1- các chủng tộc nguyên thủy; 2- các chủng tộc hạ đẳng; 3-các chủng tộc trung bình; 4-những chủng tộc thượng đẳng.
----
Trang 46
Đặc tính được hình thành bởi sự kết hợp, với các tỷ lệ khác nhau, nhiều yếu tố mà ngày nay những nhà tâm lý quen gọi là tình cảm. Trong số các tình cảm đóng vai trò quan trọng nhất, ghi nhận trên hết là sự kiên trì, nghị lực, khả năng tự chủ, những khả năng ít nhiều xuất phát từ ý chí.
----
Trang 47
Đối với một dân tộc, có đạo đức nghĩa là có những quy tắc ứng xử cố định và không từ bỏ nó.
----
Trang 52
Khi một dân tộc đột ngột biến đổi ngôn ngữ, hiến pháp, tín ngưỡng hay nghệ thuật của mình thì đó chỉ là bề ngoài. Để thực hiện những thay đổi như thế thì cần biến đổi cả tâm hồn của dân tộc ấy.
----
Trang 55
Những điều kiện của sự phát triển công nghệ hiện đại buộc tầng lớp thấp kém của những dân tộc thông minh có khuynh hướng rời xa việc gia tăng trí tuệ mà tham gia vào lao động chuyên biệt hoá.

Tocqueville đã chỉ ra sự khác biệt luỹ tiến của những tầng lớp xã hội vào thời kỳ nền công nghiệp còn rất thấp kém so với mức độ nhu ngày nay: "Nguyên lý phân công lao động càng áp dụng nhiều hơn thì người thợ càng trở nên yếu hơn, kém hơn và lệ thuộc hơn. Nghệ thuật thì tiến bộ hơn, còn nghệ nhân thì thụt lùi đi. Chủ và thợ ngày càng khác biệt."
----
Trang 56
Ngày nay, từ quan điểm trí tuệ, một dân tộc thượng đẳng có thể được xem như thành phần của một kim tự tháp nhiều tầng mà phần lớn là từ quần chúng, và trên là các tầng lớp thông minh, đỉnh của kim tự tháp, là một số nhỏ giới bác học, nhà phát minh, nghệ sĩ, nhà văn ưu tú, đây là một nhóm cực kỳ hạn chế so với phần còn lại của dân chúng, nhưng nó lại quyết định thứ hạng của một quốc gia trên mức độ trí tuệ của nền văn minh. Chỉ cần làm nhóm này biến mất thì tất cả những gì tạo thành sự huy hoàng của một dân tộc cũng biến mất.
----
Trang 60
Các dân tộc cùng lắm có thể thiếu đi giới tinh hoa về trí tuệ, nhưng không thể nào không có một mức độ nhất định của tính cách.
----
Trang 65
Các dân tộc hạ đẳng khi đối mặt với dân tộc thượng đẳng đều biến mất nhanh chóng.
----
Có ba điều kiện để các chủng tộc hoà nhập và hình thành một chủng tộc mới ít nhiều đồng nhất. Một, các chủng tộc lai giống không quá bất bình đẳng về số lượng. Hai, chúng không quá dị biệt về đặc tính. Ba, chúng chịu những điều kiện môi trường giống hệt nhau trong thời gian dài.
----
Trang 67
Lai giống hai dân tộc là cùng lúc thay đổi cấu tạo thể chất và tinh thần của cả hai dân tộc đó. Sự lai giống này tạo ra một chủng tộc mới, sở hữu những đặc tính thể chất và tâm lý mới.
----
Trang 70
Được chuyển vào môi trường quá khác biệt so với mình, một chủng tộc cổ xưa- dù là con người, động vật, hay thực vật - sẽ bị diệt vong thay vì tự biến đổi. Ai Cập vẫn luôn là nấm mồ của nhiều chủng tộc đã đến đây để thực hiện cuộc chinh phục của mình. Không một chủng tộc nào thích nghi được với khí hậu ở đây. Cả người Hy Lạp, La Mã, Ba Tư, Ả-rập, Thổ Nhĩ Kỳ,...đều không để lại được những dấu tích về chủng tộc của họ.

Phần lớn các chủng tộc lịch sử châu Âu còn trong quá trình hình thành, và quan trọng là chúng ta phải biết điều đó để hiểu được lịch sử của họ. Ngày nay, người Anh là chủng tộc châu Âu duy nhất đã hoàn toàn cố định. Ở người Anh, người Breton, Saxon, và Normand xưa đã bị xoá bỏ để hình thành một hình mẫu mới và rất đồng chất. Trái lại, ở Pháp, người xứ Provence rất khác biệt với người xứ Bretagne, cư dân của Auvergnat cũng rất khác với cư dân của Normandie.

Trong số các quốc gia hiện đại chỉ có người Hà Lan và người Anh thành công trong việc đặt ách đô hộ lên những dân tộc châu Á hoàn toàn khác biệt với họ, và thành công đến từ thực tế là họ đã tôn trọng phong tục, tập quán và luật lệ của những dân tộc ấy, tức là để họ tự cai trị, và hạn chế vai trò của mình trong việc chiếm đoạt một phần thuế, thực hiện giao thương và duy trì hoà bình.
----
Để một quốc gia có thể tự xây dựng và trường tồn, nó cần phải được hình thành chậm chạp, bằng sự pha trộn một cách chậm rãi từ những chủng tộc ít khác biệt, thường xuyên lai giống với nhau, sống trên cùng một mảnh đất, và cùng chịu tác động của một môi trường, cùng chung thiết chế và tín ngưỡng. Sau vài thế kỷ, các chủng tộc này mới có thể hình thành nên một quốc gia khá đồng nhất.
----
Trang 76
Nếu lịch sử nền văn minh của mỗi dân tộc được viết trên nhận thức mà trong đó chỉ có một yếu tố được xem xét thì yếu tố đó sẽ phải thay đổi theo từng trường hợp của mỗi dân tộc. Đối với một số dân tộc, yếu tố này sẽ là nghệ thuật, nhưng đối với dân tộc khác thì đó là các thiết chế, tổ chức quân sự, công nghệ thương mại...cho phép chúng ta hiểu rõ họ hơn.
----
Ta hãy xem xét người Ai Cập. Nền văn học của họ rất yếu kém, hội hoạ rất tầm thường. Trái lại, kiến trúc và điêu khắc lại sản sinh ra những tuyệt tác.
----
Người La Mã không quan tâm nhiều đến nghệ thuật. Trong giai đoạn làm chủ thế giới, người La Mã không có nghệ thuật dân tộc. Tuy nhiên họ lại có ba yếu tố đạt đến mức độ cao nhất của nền văn minh. Họ có những thiết chế quân sự bảo đảm sự thống trị thế giới; thiết chế chính trị và pháp lý vẫn còn là mô hình cho chúng ta ngày nay; cuối cùng, dân tộc ấy còn tạo ra nền văn học mà phương Tây còn lấy cảm hứng trong nhiều thế kỷ.
----
Người Ấn Độ cho chúng ta thấy những phát triển không đồng đều của các yếu tố khác nhau của nền văn minh. Về kiến trúc, rất ít dân tộc vượt qua được họ. Về triết học, những tư biện sâu sắc của họ mãi gần đây tư tưởng châu Âu mới vươn tới. Về văn học, nếu họ không sánh bằng với người Hy Lạp và người Latinh thì cũng sản sinh ra những tiểu phẩm đáng khâm phục. Trái lại, ngành tạc tượng của họ rất tầm thường và thua xa người Hy Lạp.
----
Trang 80
Một dân tộc không sở hữu một năng khiếu nghệ thuật hoặc văn học nào vẫn có khả năng tạo ra một nền văn minh thượng đẳng.
----
Ngay cả dân tộc văn minh nhất không phải lúc nào trong đỉnh cao của nền văn minh thì nghệ thuật cũng đạt đến sự phát triển cao nhất.
----
Như vậy, không thể đánh giá trình độ của một dân tộc chỉ bằng sự phát triển nghệ thuật của nó.
----
Trang 84
Ngày nay, không một dân tộc nào có nghệ thuật quốc gia, và mỗi dân tộc, về kiến trúc cũng như điêu khắc, sống vui vẻ bằng các bản mô phỏng của thời kỳ vang bóng.
----
Người nghệ sĩ chân chính, dù là kiến trúc sư hay nhà văn hay nhà thơ, đều có khả năng kì diệu là thể hiện trong tác phẩm của mình tâm hồn của một thời kỳ và của chủng tộc. Những nghệ sĩ ở mỗi giai đoạn là những tấm gương phản ánh chính xác xã hội họ đang sống.
----
Trang 100
Đối với từng chủng tộc và từng giai đoạn tiến hoá của chủng tộc đó, có những điều kiện về sinh tồn, tình cảm, tư tưởng, dư luận và ảnh hưởng di truyền bao hàm những thiết chế nhất định này và không bao hàm những thiết chế nhất định khác.

Tôi tin rằng chỉ trong đầu óc trì độn của đám đông và tư tưởng hạn hẹp của những kẻ cuồng tín mới tồn tại tư tưởng những sự thay đổi xã hội quan trọng được thực hiện bằng các hành động lập pháp. Vai trò hữu ích của thiết chế là đưa ra một sự thừa nhận hợp pháp với các thay đổi, để cuối cùng các phong tục và dư luận phải chấp thuận. Các thiết chế phải theo sau những thay đổi này chứ không thể đi trước.

Cá tính và tư tưởng của con người không thể bị các thiết chế thay đổi. Không phải bởi thiết chế mà một dân tộc trở thành sùng đạp hoặc hoài nghi, mà nó dạy cho một dân tộc tự biết cách hành xử thay vì không ngớt yêu cầu nhà nước rèn cho họ những chuỗi dây xích.
----
Những chủng tộc khác nhau không thể cùng sử dụng một ngôn ngữ trong thời gian dài.

Những kẻ chinh phục và bị chinh phục sẽ sớm quên đi ngôn ngữ nguyên thuỷ của họ.
----
Trang 103
Những từ ngữ cổ xưa thể hiện những ý tưởng của con người trong quá khứ. Từ ngữ khởi nguồn là ký hiệu của những sự vật có thật, đã sớm thay đổi ý nghĩa của chúng vì những thay đổi của ý tưởng, phong tục, tập quán.
----
Trang 135
Chính những thiết chế chính trị mới bộc lộ rõ nét nhất sức mạnh ngự trị của tâm hồn chủng tộc.

Dù quyền lực đứng đầu của Nhà nước có là vua, hoàng đế, tổng thống,...thì cũng không quan trọng; quyền lực này, dù có là gì, sẽ có cùng lý tưởng và nó chính là sự biểu lộ tình cảm của tâm hồn chủng tộc. Tâm hồn này không dung thứ cho điều gì khác.
----
Trang 138
Có lẽ họ thấy vô số quy định kia là quá đáng và quá độc tài, có hàng nghìn mối ràng buộc bao quanh các hành vi sinh hoạt nhỏ nhặt nhất và có thể họ sẽ nhận xét rằng khi nhà nước hấp thu tất cả.

MUA SÁCH VÀ DỰNG TỦ SÁCH LÀ CẢ TƯƠNG LAI

MUA SÁCH VÀ DỰNG TỦ SÁCH LÀ CẢ TƯƠNG LAI

Có lần bạn tôi hỏi: "Tại sao cậu mua quá nhiều sách trong khi chưa chắc đã đọc?".

Tôi có trả lời bạn tôi rằng: "Sách không bao giờ lỗi thời như quần áo, hay bất kì thứ gì khác, nó sẽ nằm đó trọn một đời người để chờ tớ đọc."

Tôi nghĩ đơn giản vậy, nên tôi không chờ đọc hết quyển này rồi mới mua quyển khác. Tôi dành cho việc mua sách một phần lương mà tôi nhận được. Hàng tháng, như một thói quen, như một cách để mang "tri thức và tâm hồn của cả thế giới" về nhà, cất lên tủ sách bé nhỏ mà mẹ tôi, dù không thích tôi đọc quá nhiều sách đã tự đo đạc và đi đặt làm cho tôi.

Bố tôi mua tặng tôi quyển sách đầu tiên trong đời mình: Bông hồng vàng và bình minh mưa của Paustovski, mẹ tôi làm cho tôi tủ sách. Bạn gái tôi có lần đến nhìn tủ sách của tôi và bảo: "Sau này ai mà là con anh thì sướng lắm, được đọc bao nhiêu sách của bố". Tôi có đầy tình yêu với nó như vậy, để rồi tôi cứ mua về, để lên đấy, ngắm nghía, chăm sóc tủ sách của mình.

Rồi tôi đi du học. Sách ở nước ngoài đắt hơn. Tôi phải tiết kiệm hơn nhưng chưa bao giờ bỏ thói quen mua sách. Tôi tự cho phép mình 1 tháng mua hai quyển. Rồi tự mình dựng một chiếc tủ nhỏ để đặt sách lên đó. Rồi tôi trộm nghĩ, tôi sẽ mang chúng về Việt Nam, một ngày nào đó, mang hết về và đặt chúng với những quyển sách đã nuôi lớn tâm hồn tôi bao nhiêu năm qua.

Có một cô gái viết lời tựa trong một quyển sách để tặng tôi rằng: Lơ lửng như mỗi chúng ta, cuộc đời luôn rất đẹp.

Tôi tin vậy, cuộc đời này luôn rất đẹp dành cho những tâm hồn đẹp. Những tâm hồn đẹp được nuôi dưỡng bằng vốn hiểu biết có từ sách vở và sự trải nghiệm với khả năng tri kiến do ta tự học được từ việc đọc. Nên tôi nghĩ, thay vì chúng ta muốn đứa trẻ hạnh phúc bằng cách mua cho chúng một bộ PS4, thì ta có thể bắt đầu xây dựng cho chúng một tủ sách để "chứa cả thế gian" cho đứa trẻ khám phá. Hẳn sẽ tốt hơn nhiều phải không?

Nên bạn à, đừng ngại mua nhiều rồi mình không đọc hết. Vì sách mà, nó không sợ bị cũ đâu, vì càng cũ, mùi của nó càng tuyệt vời, đến mức, một ngày, nó sẽ đủ sức quyến rũ bạn đọc nó, hoặc con của bạn... đều tốt cả. Mua sách và dựng tủ sách, là dựng cả tương lai đấy.

- Tuấn lalarme -

THẬT - GIẢ TRONG NGHỆ THUẬT

THẬT - GIẢ TRONG NGHỆ THUẬT
Chúng ta đang sống trong một thế giới ồn ào và bụi bặm. Giữa cái nhá nhem của lịch sử, mọi vật đều chới với trong ảo giác: đen - trắng lẫn lộn, thật - giả bất phân, thiện - ác đối đầu, ông - thằng đổi ngôi. Nhận chân ra được sự thật không phải dễ dàng. Làm sao để phân biệt chúng không phải là không làm được. Lương tri lương năng của Con Người sẽ mách bảo cho chúng ta minh định được chánh tà, đúng sai, tốt xấu.
Với tất cả lòng yêu mến, tôi xin tặng các anh chị em nhà văn nhà báo thiên phiếm đàm này nhằm gợi cho các bạn một phương pháp luận khi cầm bút, tỉnh táo đề phòng ăn phải cháo lú để thận trọng với chân lý, bởi nó là điều kiện hàng đầu trong tiêu chí chân-thiện-mỹ của người làm nghệ thuật. Xin hãy nói và viết Sự Thật, đó là bí quyết của thuật hùng biện, là uy quyền tối đa của đạo lý, là la bàn của nghệ thuật và cuộc sống.
***
Một lần, lựa lúc vui vẻ thân mật, tôi hỏi ông lão láng giềng người Hoa làm nghề bán chạppô trên Chợ Lớn ngụ dưới tòa lầu nhà tôi:
Ông là người Tàu, lại ham đọc sách báo, tôi xin mạn phép hỏi ông : - Tào Tháo là người thế nào ?
- Tiên sanh hỏi chi lạ vzậy ? Tào Tháo thì ai còn lạ gì. Hắn là một kẻ gian hùng thời loạn, một tay đa nghi kinh điển, tàn bạo thẳng tay giết người như ngóe không biết kinh.
- Ông lầm rồi ! Oan cho đồng bào của ông lắm đó ?
- Oan cái nỗi gì ? Oan ở chỗ nào ? – Ông ta tròn xoe mắt ngạc nhiên.
- Trong đời thực, Tào Tháo là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, một nhà thơ có tiếng, trưởng tràng nhóm Văn học Kiến An thời Tam quốc.
- Trời ! Ông thầy mò đâu ra chuyện động trời đó ? Lấy gì làm căn cứ ?
- Những tài liệu khảo cổ học đã công bố của văn hào Quách Mạt Nhược về nhân vật lịch sử này kể cả vở kinh kịch Thái Văn Cơ đã từng được dịch ra tiếng Việt.
Tôi kể cho ông nghe gốc ngọn những tài liệu ấy.
Thế kia đấy. Thế mà sách vở chép hành trạng Tào Thừa tướng rành rành ra đó. Tiên sách không đọc sách, không xem phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa của La đại nhân sao ?
La đại nhân của ông là một gã bịp đại tài. Ông ta thuộc phe được hưởng xái lộc nhà Hán. Viết dã sử trong thời buổi quân Nguyên Mông thống trị Trung Quốc, và dưới ánh sáng của tư tưởng bảo hoàng, La Quán Trung muốn đề cao tư tưởng Hán tộc nên những gì ở chiến tuyến bên kia – phía nhà Ngụy là ông ta nhúng bút vào hắc ín sổ toẹt ráo, bôi đen sì từ đầu đến chân làm méo mó cả lịch sử. Và, dĩ nhiên ông ta đã tô son trát phấn cho nhà Thục cùng các nhân vật Lưu – Quan – Trương, Chư Cát Lượng, nói vô phép - kể từ mùi thơm của cái rắm !
À ta thế ! Cái gốc là do tư tưởng chính thống chi phối. Vậy xin hỏi ông thầy – Ông ta quay ra công kích tôi – Các tác giả Ngô gia Văn phái khi viết Hoàng Lê nhất thống chí phải chăng là để bảo hoàng ? Bảo hoàng sao lại ca ngợi “giặc” Tây Sơn Nguyễn Huệ viết nên những trang anh hùng ca như đoạn Quang Trung đại phá quân Thanh mà mấy đứa nhỏ nhà tôi đang học trong sách giáo khoa ?
Á, a, trâu đồng nào ăn cỏ đồng nấy. Đúng, mấy ông cựu thần nhà Lê này viết sách là để bảo vệ quyền lợi của vua họ. Ông không thấy sao, cái nhan đề sách Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là kể chuyện vua Lê thống nhất đất nước đó sao ? Nhưng sức mạnh của đoàn quân áo vải Tây Sơn quét sách như quét lá 30 vạn quân Tôn Sĩ Nghị đã sai khiến được ngòi bút bảo hoàng của các tác giả. Kể công bằng mà nói thì mấy ông tác giả họ Ngô còn chút lương tri lương năng hơn là La đại nhân của ông ?
Trời đất quỷ thần ơi. Thế ra lão La phù thủy không chỉ lừa một mình ngộ mà lừa được toàn thế giới suốt 600 năm nay !
Vâng, tội nghiệp cho Tào Mạnh Đức bị bêu riếu suốt 6 thế kỷ chỉ vì cái lão hủ nho gàn quải “ủng Lưu phản Tào” này.
Nhưng… thế sao Tam quốc vẫn sống trường tồn trong lòng bạn đọc thế giới ? Tiên sanh nghĩ sao ?
Cái đó lại là chuyện khác. Trong nghệ thuật không phải chuyện đúng sai mà là vấn đề thật giả. Chân lý nghệ thuật khác rất xa với chân lý cuộc đời nên chúng ta chấp nhận Tam quốc là kiệt tác và La Quán Trung là một nhà văn thiên tài. Vả, La đại nhân đã thành đất cũng chẳng mảy may sợ gì Tào Tháo đội mồ lên đi kiện nữa.
Chân lý ở đây nằm trong sự nhầm lẫn lịch sử cố ý !
*
Tháng 4- 1991, đồng chí Tôđo Rípcốp khai trước tòa rằng ông không phải là tác giả của hơn 30 tác phẩm nổi tiếng đã được ấn hành ở Bungari trong khoảng thời gian ông ấy cầm quyền nước này. Ông ta còn thật thà nói thêm rằng có nhiều cuốn trong đó thậm chí ông cũng chưa được đọc ! (Tin của Đài BBC phát tối 28-12-1991)
Chân lý ở đây nằm trong quyền lực và thói hám hanh !
*
Nhà văn Vũ Trọng Phụng “ông vua phóng sự đất Bắc” có thời bị người ta đạp xuống tận đáy bùn đen, gán cho đủ thứ tội: “Bàn đen”, “trụy lạc”, “khiêu dâm”,”tự nhiên chủ nghĩa”, “Khinh miệt quần chúng”, và “Tờrốtkít”… Rồi, một thời gian ngắn sau, chính cái ông giáo sư viết hàng loạt bài hay ho để thóa mạ Vũ lại đưa tay ra móc Vũ ra khỏi bùn, tắm táp cho Vũ sạch sẽ, đem Vũ đặt lên bàn thờ, vận comlê đeo cà vạt chỉnh tề sì sụp quỳ lạy Vũ. Thảo nào, con gái Vũ - chị Nguyễn Thị Hằng đã thắp hương trước di ảnh cha và chồng sách Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, thảng thốt reo lên “Bố ơi, bố sống lại rồi”
Không hiểu phép mầu nào đã cải tử hoàn sinh cho kiếp nhà văn của Vũ Trọng Phụng và nhân cách cầm bút của ông giáo sư kia ?
Chân lý ở đây tùy thuộc vào thời tiết chính trị và thói xu thời nịnh thế của kẻ văn nô cơ hội !
*
Điêu Thuyền là một liệt nữ xả thân cứu nước. Thế nhưng, trong dân gian hễ cứ thấy đàn bà con gái không đứng đắn là mắng mỏ “Đồ Điêu Thuyền”, “Đĩ thõa như con Điêu Thuyền”.
Tội báo oan gia chưa ? Một người đồn sai, muôn người đồn thực.
Chân Lý ở đây do nhận thức và quan niệm hủ lậu chi phối !
*
Không riêng gì ở phương Đông, phương Tây cũng có cảnh “hết chim bẻ ná, hết muông giết chó”.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Napôlêông Bônapáctơ ra lệnh giết bá tước P.. Cái chết oan khuất của vị đệ nhất công thần này đã xuốc lên cả một làn sóng ngầm phản đối. Có ba đoàn đến xin yết kiến nhà vua.
Đi đầu là phái đoàn của nguyên lão nước Pháp. Một trưởng lão chất vấn :
Muôn tâu thánh thượng, vì sao ngài lại giết bá tước P. là người đã giúp rập cho ngài làm nên nghiệp đế ?
Ta giết bá tước P. là vì tương lai của nước Pháp – Napôlêông lạnh lùng gằn giọng.
Các nguyên lão lui. Phái đoàn các tướng lãnh vào. Một võ tướng uy nghi bước tới, tâu :
Vì sao Hoàng thượng lại giết một danh tướng đã từng lập nên nhiều chiến tích hiển hách trên các chiến trường, làm rạng danh nền đế chế ?
Ta giết bá tước P. vì tương lai của ta – Napôlêông thèn lẹn phô bày không chút giấu giếm.
Khuya đến, trong tư đinh, em trai Napôlêông cất lời trách móc :
Hiền huynh ơi, sao anh lại giết hại bá tước P. - người mà cả nước Pháp ai cũng kính trọng ?
Hai tay buông xuội lơ, Napôlêông thở dài não nề :
Ôi ! Ta đã giết lầm !
Cùng một một câu hỏi có đến ba cách trả lời hoàn toàn khác nhau phát ra từ miệng một người! Các sử gia Pháp thời đó đã đuổi theo ba hướng chép thành ba quyển sách khác nhau về một biến cố làm rối rắm hậu thế.
Đâu là sự thật ? Sự thật nằm ở câu trả lời thứ ba mà động lực ở câu trả lời thứ hai, còn sự dối trá lại nằm ở câu trả lời thứ nhất. Dối trá chỉ là sự thật bị nhầm lẫn về ngày tháng. Sự thật thường gây ra những rạn nứt, còn sự dối trá thì luôn luôn sản sinh ra những đổ vỡ.
Chân lý ở đây bị che mờ bởi sự giả trá làm ra vẻ chân lý !
*
Phụ chánh đại thần Trần Tiễn Thành là một người trung nghĩa, có nhân cách, có tài. Thế mà nhân vật đặc sắc này đã được Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh một dạo bêu ông lên màn hình như một gã lưu manh tàn ác, bạo dâm, giết chồng đoạt vợ (?!) . Ông được tác giả cải tên thành Trần Tiến Thành (Ôi, cái tên còn chép sai thì nói gì đến những chuyện khác). Tôi ngồi coi, máu bốc dồn lên mặt, phải tắt tivi, ngồi lặng trong bóng tối, có cảm giác lạnh tanh như thấy người ta đang âm mưu một cuốc thảm sát chính trị mới mà động lực chủ yếu là để báo oán cá nhân (?!)
Sự thật là Tiến sĩ Trần Tiễn Thành đã bị phái chủ chiến Tôn Thất Thuyết ám sát năm 1883. Ngày nay, dưới ánh sáng chói lòa của các sử liệu đầy ắp như Đại Nam liệt truyện (chữ Hán), Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục chính biên (chữ Hán), đặc biệt bài Ngài Trần Tiễn Thành (chữ Pháp) của Đào Duy Anh đăng trên tập san Đô thành hiếu cổ 1944 thì rõ trắng đen. Xin tác giả vở tuồng hãy để ông Nghè được yên nghỉ, ngưng tay đừng sát hại đấng lương thần này một lần nữa !
Chân lý ở đây nằm trong sự báo oán bởi do kém đức và định kiến !
*
Vua Càn Long nhà Thanh luôn luôn có tinh thần cảnh giác, đề phòng người Hán phản loạn. Ngoài những phương sách chính trị, quân sự, ông còn để ý đến văn chương. Bản thân ông cũng thích thơ văn, ưa sáng tác. Ông biết bọn văn sĩ “phản động” thường có dụng ý khéo léo gài tư tưởng chống đối vào câu vào chữ.
Thẩm Quý Ngu là một nhà thơ nổi tiếng đương thời. Vua Càn Long thường đọc thơ của Thẩm Quý Ngu, đối đãi với nhà thơ bằng con mắt trọng thị. Vua cũng có lần đưa những bài thơ “ngự chế” của mình nhờ ông sửa chữa. Song nhà vua vẫn để ý theo dõi.
Khi Thẩm Quý Ngu qua đời, nhà vua còn ban cho một đặc ân hiếm có là ngài thân hành ngự giá đến viếng mộ nhà thơ. Tiện dị, vua hỏi han các con cháu xem ông cụ còn để lại di cảo gì. Bọn con cháu của Thẩm Quý Ngu, chẳng biết bao lăm chữ nghĩa, nghe vua hỏi thì chỉ thấy vinh dự, liền đệ trình cho vua tất cả trước tác của cha ông, chẳng lưu tâm gì đến chuyện phạm húy hay phạm thương.
Càn Long dành thời gian đọc hết cả các di cảo của Thẩm Quý Ngu. Bỗng vua đưa ra một phán quyết bất ngờ, làm kinh hoàng cả giới kẻ sĩ : quật mồ, phá bia, kéo thây trong áo quan ra chém đầu răn chúng ! Tất cả con cháu họ Thẩm, trừ một em bé 5 tuổi, còn thì nhất loạt sung quân, đày đi Hắc Long Giang.
Thì ra, trong số thơ văn để lại, nhà vua đọc được bài thơ Vịnh hoa mẫu đơn đen. Bài có hai câu :
Đoạt chu phi chính sắc
Dị chủng diệc xưng vương
Nghĩa đen rất rõ ràng và có thể nói là tài tình. Hoa mẫu đơn vốn màu đỏ, nay nó lại có màu đen, vậy là một chủng loại hoa khác, thế mà nó cũng là vua các loài hoa !
Đọc hai câu thơ, Càn Long lại hiểu ra một ý khác. “Đoạt Chu” có nghĩa là cướp ngôi nhà Chu (tức là nhà Minh, vì thủy tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương). “Dị chủng” có nghĩa là giống quái lạ. Có thể hiểu đây là giống nòi Mãn Thanh, một tộc man khác chứ không phải giống nòi nhà Hán. Hiểu như thế thì rõ ràng câu thơ không còn là ám chỉ nữa, mà nói toạc ra rằng giống người quái lạ khác với người Hán mà cũng lên ngôi vua, vì đã cướp ngôi nhà Minh, không phải triều đại chính thống !
Nói thẳng thừng như vậy là một sự lăng mạ. Nhà vua tất nhiên thấy nhục nhã, nên thẳng tay trả thù. (Theo THANH CUNG BÍ SỬ)
Đó là chuyện bên Tàu xa xưa, còn bên ta thời hiện đại cũng có chuyện tương tự:
Nhà thơ Hoàng Cầm vướng vào vụ Nhân văn Giai phẩm nên bị treo bút. Nhưng là nhà thơ thì làm sao cấm bút được. Ông viết lén lút và chỉ để cho mình xem. Ông gom nó thành tập đặt tên là Về Kinh Bắc và nóng lòng muốn in tập thơ. Do mối lái với ai đó, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ở Canađa thương tình nhận bỏ tiền in giùm cho nhà thơ. Ông mừng quá, nhờ nhà thơ Hoàng Hưng khi đó đang làm phóng viên thường trú ở Hà Nội chuyển giúp vào Sài Gòn, để từ đó chuyển ra nước ngoài. Chuyện bị lộ ra, Hoàng Hưng bị bắt tại trận với bản thảo viết tay của Hoàng Cầm, bìa của Minh Đức. Khi các “chuyên gia” văn học của cục An ninh dùng kính lúp soi vào từng câu chữ theo kiểu Càn Long xét nét thơ Thẩm Quý Ngu thì Về Kinh Bắc lại là tập thơ bóng gió chống Đảng nấp dưới bóng dáng tình yêu quê hương đất nước. Người ta chụp cho Hoàng Cầm cái tội: bọn Nhân văn Giai phẩm ngóc đầu dậy ! Thế là nhà thơ lớn Tố Hữu với cương vị là ủy viên BCT, Trưởng ban tuyên giáo TW tống nhà thơ bé Hoàng Cầm vào ngục thất Hỏa Lò với 16 tháng tù giam, cùng nhà thơ Hoàng Hưng là tòng phạm nguy hiểm ngồi bóc lịch với 39 tháng tù giam không xét xử !
Đến năm 1991, khi mở cửa đổi mới, các văn nghệ sĩ được cởi trói (chữ của TBT Nguyễn Văn Linh), tập thơ Về Kinh Bắc được xuất bản, công chúng hoan nghênh, tán thưởng là tập thơ hay. Năm 2007, Hoàng Cầm được người ta phong tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, trong đó có Về Kinh Bắc, Mưa Thuận Thành. Thật khốn khổ cho nhà thơ đa tài, suốt đời lận đận với nhiều cay đắng, oan khuất.
Sống trong thời buổi rối ren, chúng ta quá quen với sự lừa dối hào nhoáng. Cái giả không thể đương đầu lâu được với sự thật. Một lỗi lầm một lần phủ nhận là hai lầm phạm tội. Phải nhìn hai lần để thấy Đúng, nhưng chỉ cần nhìn một lần để thấy Đẹp.
Chân lý ở đây nằm trong sự chạm nọc của vua chúa.
*
Hoàng Phan Xước là viên quan thị thần chầu chực bên cạnh Đường Minh hoàng. Khi An Lộc Sơn nổi loạn cướp ngôi, Đường Minh hoàng bỏ chạy. Những người hầu hạ nhà vua cũng phiêu bạt nhiều nơi. Một số bị An Lộc Sơn bắt được, trong đó có Hoàng Phan Xước. Số này vừa sợ chết, vừa bị ép buộc phải cung phụng chủ mới.
Ít lâu sau, nhà Đường khôi phục được cơ đồ. An Lộc Sơn bị giết chết. Bọn quan lại đầu hàng trước kia phải ra thú tội, bị Đường Minh hoàng trừng phạt nặng nề. Những người không ưa Hoàng Phan Xước tố cáo với nhà vua :
Phan Xước không phải là người trung nghĩa gì. Y đã nịnh nọt An Lộc Sơn để y được cầu yên, cầu lộc. Có lần An Lộc Sơn nằm mơ thấy bao nhiêu giấy dán cửa sổ đều bị bong ra, Phan Xước nịnh rằng : đó là điềm báo ánh sáng của chúa thượng chiếu rọi khắp nơi. Lần thứ hai, An Lộc Sơn mơ thấy tay áo dài ra, che kín cả bàn tay, Phan Xước lại nịnh rằng : đó là điềm rủ tay áo ngồi mà trị thiên hạ. Như vậy, y là một tên xiểm nịnh hèn hạ, phải nên giết đi.
Đường Minh Hoàng hỏi lại Hoàng Phan Xước :
Ngươi có nói như vậy không ?
Tâu bệ hạ, có ! Thần có nói như vậy !
Cả vua và triều đình đều rất ngạc nhiên. Họ nhìn cả vào mặt ông ta. Hoàng Phan Xước ung dung nói tiếp:
Tâu bệ hạ. Khi nghe kể chuyện, thần đã thấy ngay là hai giấc mộng rất xấu. Nhưng nói thực thì An Lộc Sơn sẽ đề phòng và giết hạ, không cho hạ thần thấy được mặt rồng của bệ hạ hôm nay. Chỉ bằng khéo léo ru y ngủ, chờ đến ngày y đại bại.
Vua hỏi :
- Vì sao hai giấc mộng lại đều xấu mà An Lộc Sơn tất đại bại ?
- Muôn tâu, dễ hiểu lắm. Giấy dán chặt là nhờ có hồ, nay bong ra là hồ bị hỏng. An Lộc Sơn là rợ hồ, hồ hỏng thì còn gì nữa. Còn tay áo mà lụng thụng thì múa may, quay cuồng làm sao được, chỉ chờ bị trói mà thôi. Vậy hai giấc mộng ấy là điềm trời báo trước rằng An Lộc Sơn tất chết !
Đường Minh hoàng nghe ra thích chí cười ầm lên, lập tức tha tội cho Hoàng Phan Xước, lại cho làm thị thần như cũ. (Theo TUỲ ĐƯỜNG).
Chân lý ở đây nằm giữa cái lưỡi dẻo quẹo có tài ngụy biện của bọn ba phải !
*
Việc xẩy ra sau đại hội XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô. Hồi đó đang sôi nổi diễn ra chiến dịch phi Xtalin hóa.
Thi hài ước của Xtalin bị đưa ra khỏi lăng. Trên khắp nước Liên Xô người ta nhất loạt hạ tượng ông, đổi tên thành phố, nhà máy, công trường… Những ấn phảm được chuẩn bị đưa in giờ phải rà soát lại một cách nghiêm ngặt để xem trong đó có những môtíp sùng bái không. Trong lúc Nhà xuất bản Văn Học đã cho tái bản nhiều lần cuốn truyện vừa Trong chiến hào Xtalingrat của nhà văn V. Nekrasop - một thiên anh hùng ca về trận đánh lịch sử trên bờ sông Vonga. Bị thôi thúc bởi những chỉ thị từ trên dội xuống, Ban lãnh đạo Nhà xuất bản phát hiện thấy rằng trong tác phẩm này có nhắc đến Xtalin, đề nghị tác giả bỏ chỗ ấy đi và thay thế cái tên gọi, bởi vì Xtalingrat không còn nữa, mà chỉ có Vongagrat. Nhưng thật bất ngờ đối với họ vì Nekrasop đã từ chối yêu cầu sửa chữa. Trong bức thư gửi Ban biên tâp Nhà xuất bải, ông viết :
“Hôm nay, Ban biên tập báo cho tôi biết rằng cần phải tước bỏ khỏi cuốn truyện vừa Trong chiến hào Xtalingrat tất cả những chỗ có nhắc đến Xtalin. Những chỗ này không nhiều, thực ra chỉ có chỗ ở trang 190-191. Nhân đây, tôi cũng không thể không nhắc lại rằng mười năm về trước, Nhà xuất bàn Nhà văn Xô viết đã yêu cầu đưa thêm một chương viết vế Xtalin vào cuối truyện này. Hồi đó, tôi đã từ chối làm việc ấy. Bây giờ người ta lại yêu cầu tôi làm ngược lại, nhưng lần này tôi cũng không thể đáp ứng được. Tôi không muốn phạm tội chống lại sự thật lịch sử. Cái gì đã có thì vẫn còn đó”…
Và, tất nhiên do thái độ “ngang bướng” này, nhà văn Nekrasop đã bị trù dập bằng nhiều biện pháp tinh vi. Song điều đó chỉ làm nổi bật lên bản lĩnh và nhân cách của người cầm bút. (Theo tài liệu của LÊ SƠN).
Sự dối trá không những mâu thuẫn với sự thật mà còn mâu thuẫn với chính nó và mâu thuẫn lẫn nhau. Bên phải của mình là bên trái của người. Sự chống đối là cách trở về từ cái Giả đến cái Thật. Con người thường kháng cự lại quyết liệt khi sự giả trá chống lại họ.
Chân lý ở đây nằm trong lập trường kiên định của nhà văn !
*
Di Tử Hà là bề tôi yêu của Vệ Linh công. Vua tôi họ là một cặp tương đắc, lúc nào cũng quấn quýt như hình với bóng.
Theo pháp luật của nước Vệ, ai tự tiện đi xe của nhà vua sẽ bị tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà ngả bệnh nặng, có người đang đêm cấp báo tin dữ, ông nhảy lên xe vua phóng về thăm mẹ.
Nhà vua nghe tin cho là người hiền, nói:
Thực là một người đại hiếu ! Vì mẹ mà sẵn sàng phạm tội chặt chân.
Hôm khác. Di Tử Hà đi chơi với vua trong vườn quả. Di Tử Hà ăn quả đào thấy ngon quá, dâng vua. Nhà vua cầm ăn ngon lành, nói :
Anh ta thật yêu ta ! Quên cái miệng không nỡ hưởng một mình mà san sẻ ngọt bùi cho ta. Máu thịt nào bằng !
Về sau, Di Tử Hà bị thất sủng, lòng vua yêu đổi màu, lại phạm tội. Nhà vua hạch :
Nó lếu láo khinh nhờn phép nước léo mảy lên xe của trẫm đi, lại có lần nhét vào mồm trẫm bắt ăn trái đào thừa của hắn. Thật là quá quắt khi quân phạm thượng.
Cùng là một sự việc do cùng một người đánh giá, ở hai thời điểm khác nhau ra hai cực tốt xầu khác nhau.
Tư Mã Thiên nhắc lại chuyện Hàn Phi tử kể trong chương Thuyết nan nhằm cảnh tỉnh các kẻ sĩ đi du thuyết không thể không xét đến chỗ nhà vua yêu và ghét cái gì, rồi sau đó mới thuyết phục.
Chân lý ở đây tùy thuộc vào yêu và ghét “Ưa dưa thơm, không ưa dưa thối” !
*
Vào những năm cuối của tập kỷ 80 thế kỷ trước, Tạp chí Văn Nghệ Quân đội kéo cả dàn phóng viên xuống Hải Phòng, dành trọn cả cuốn tạp chí tháng ấy để viết về phong trào luyện quân và làm giàu của quân khu miền biển, trong đó Tư lệnh Trường Xuân được xem như là linh hồn của phong trào. Tờ báo phát hành chưa được bao lâu, đùng một cái, Thiếu tướng Trường Xuân bị lôi ra trước tòa lãnh án chung thân, sau rút xuống 20 năm vì được ân giảm bởi công trừ tội. Vị tư lệnh này có công hay có tội ? Anh hùng hay tướng cướp ? Các nhà văn là thư ký của thời đại hẳn không thể không sáng suốt thấu hiểu bản chất con người ? Còn tòa án, dĩ nhiên pháp đình có cái công minh của người cầm cân công lý ? Ai đúng, ai sai ? Cứ là bàng hoàng như người từ trên cung trăng rơi xuống.
Chân lý ở đây được nhìn nhận từ quyền lợi cục bộ của các đối tượng thẩm xét !
*
Cho đến tận bây giờ, các sách lịch sứ, truyện, kịch bản sân khấu đều chép chồng bà Trưng trắc tên là Thi Sách ! Các dịch giả sách Việt sử thông giám cương mục chú rằng “Trong Thủy Kinh chú, quyển 37 tờ 62 chép chồng bà Trưng Trắc là Thi…” Chữ “sách” có nghĩa là: hỏi, dạm, lấy. Sách Hậu Hán thư là văn bản cổ nhất chép thế này, nguyên văn “Con trai lạc tướng Châu Diên là Thi sách (lấy) con gái lạc tướng Mê Linh là Trưng Trắc”. Sự lầm lỗi này cần phải đính chính lại. Ông ấy tên là Thi thôi.
Những cái sai tương tự như thế, ta có thể dẫn ra vô thiên lủng :
Tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi, cho đến nay vẫn tồn tại cách viết là Mạc Đĩnh Chi. Đỉnh là cái vạc - tượng trưng cho sự phú quý, trong câu “Miếng chung đỉnh mất rồi lại có” (Nguyễn Gia Thiều). Chi: vun bón, chăm sóc, ủng hộ cho cái vạc chứa đầy của cải. Đỉnh chứ không phải là đĩnh (thoi bạc); Chi (có bộ tài gãy đặt trước chữ chi là cành) không phải chi vật lượng từ trong văn ngôn (Hán cổ), tương đương với chữ đích (tưa âm Bắc Kinh) trong Hán ngữ. Các nhà Hán Nôm Việt Nam cũng viết sai nốt chữ Chi này khi chuyển sang Hán tự.
Lại nữa, tên Nho sĩ Lương Nhữ Hộc được viết thành Lương Như Học chình ình trên bảng hiệu tên đường ở quận Năm. Tên Ngự sử đời Trần Đoàn Nhữ Hài viết trên bảng tên đường Đoàn Như Hài ở quận Tư, Tp Hồ Chí Minh là những tên tuổi mà các vị hữu trách cần phải sửa ngay, không nên làm ngơ mãi.
Một người viết sai, cả nước, đời này qua đời nọ đọc sai là vậy.
Chân lý bị sai dây chuyền bởi người khởi xướng sai lầm.
*
Các nhà văn ăn giải Nobel của Nga, trừ Sôlôkhốp, còn lại như Xon Giênhítxư, Patexnắc, Brốtxky, Bunhin… đều bị tổ quốc lăng nhục, bị bức tử, xua đuổi, sống vất vưởng lưu vong. Và rồi, Tổ quốc lại dang rộng cánh tay đón rước họ vào lòng. Rốt cuộc, những người con ưu tú ấyđã làm rạng danh cho Tổ quốc và họ đã trở thành những vị thánh. Trong lĩnh vực văn hóa, khi những ấn phẩm bị chính quyền vật mình vật mẩy liệng vào sọt rác thì đó là tín hiệu bảo rằng: tác phẩm ấy ít nhiều có giá trị ! Những cây bút có lương tri xưa nay đều đối trọng với chính quyền như một sự phản biện xã hội tất yếu khi chính quyền đó không còn là của Nhân Dân nữa. Nhà văn chân chính chỉ có một quyền lựa chọn duy nhất là đứng về phe Con Người, phe nước mắt để chiến đấu cho quyền lợi thiết thân của họ.
Ở ta, khi tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh ra đời, người ta xúm lại đánh hội đồng quyết liệt, mở thành chiến dịch rầm rộ ồn ã chưa từng thấy. Đánh vì sao ? Có gì đâu, vì Bảo Ninh trật đường ray, lạc loài không đi theo dòng văn học phải đạo. Bảo Ninh viết bằng nhân bản: nhìn nhận cuộc chiến tranh này từ cả hai phía của người trong cuộc.
Khi những cuộc đấu đá dịu xuống, thời gian lắng lại, gần như hầu hết tiểu thuyết thời chống Mỹ với lối viết minh họa được định hướng bằng phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đều vô mây khói, thì duy nhất, quyển của Bảo Ninh được xếp vào loại tinh hoa của văn học thế giới.
Xem đấy, những kẻ to mồm nhất giờ chắc ngượng lắm !
Chân lý ở đây nằm trong trò đố kỵ tài năng và những cuộc thanh trừng phe phái thảm khốc.
*
Ở xứ ta, thời nay mấy ông gộc Nhân văn Giai phẩm Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm (năm 1957) bị hành cho sống đọa thác đày, giờ (năm 2007) lại ăn giải Giải Văn học Nghệ thuật Nhà nước ! Trước thì, họ là những tên phản Đảng, chống lại dân tộc. Nay thì, những tên tuổi ấy làm rạng danh nền văn học nước nhà. Ha ha…
Ngẫm xem, cuộc đời này hay thật : thơm rồi lại thối, thối rồi lại thơm ! y như câu đối Thần Siêu khóc Thánh Quát khi ông này lâm hình vậy : Hỗn trần lưu xú diệc lưu phương !
Chân lý ở đây nhằm vào chỗ khi nhà cầm quyền buồn hay vui !
*
Một điều rất lạ ở nước ta, hội Văn nghệ tỉnh nào cũng có quyền mở khoa thi thơ, truyện ngắn và đều tuyên bố lấy… “trạng nguyên”, “bảng nhãn”, “thám hoa”. Trong nhà trường, tôi thấy trường nào cũng may áo thụng, mũ tiến sĩ để tặng các học sinh giỏi bất cứ cấp lớp nào vào đại học hay phổ thông, lại còn phân ngành cụ thể hơn nữa: trạng nguyên hóa, trạng nguyên toán, trạng nguyên Anh văn… long trọng đến mức phơi cả trên ti vi nữa kia làm cho học vị trạng nguyên hiếm hoi vốn chỉ cả nước dành cho một ông ở khoa thi đình nguyên, trở nên rẻ rúng như bèo.
Chân lý loạn trạng nguyên là do không hiểu biết và óc cát cứ của các sứ quân văn hóa đẻ ra !
*
Trong các giải thưởng văn học hiện đã công bố trong vòng ba thập kỷ lại đây ở xứ ta, tôi theo dõi thấy có sự thật đáng buồn này: những tác phẩm ăn giải cao, tác giả vừa ẵm giải xong bước xuống đài thì bỗng lăn đùng ra chết tươi, trong khi những tác phẩm không được giải lại được bạn đọc chuyền tay nhau, đọc chép, bình phẩm. Học vấn và gu thẩm mỹ của công chúng với các thầy giám khảo có gì vênh nhau chăng ?
Ở đây, chân lý bị cân đo, đong, đếm, xếp hạng bằng cái ngoài nghệ thuật !
*
Trên đời, hiếm có một tình bạn tri âm nào như Phương Đình Nguyễn Văn Siêu và Chu Thần Cao Bá Quát. Có lần ông Cao đã đùa là nếu thiên hạ có ba bồ văn thì họ đã chiếm mất hai phần.
Khi nghe tin dữ hai anh em sinh đôi cùng sinh cùng tử một ngày: Bá Quát tham gia làm quân sư cho cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương chống lại triều đình tử trận, Bá Đạt làm tri huyện Nông Cống, Thanh Hóa liên lụy bị bắt, cắn lưỡi tự tử trong cũi trên đường giải về kinh, Phương Đình đau đớn rụng rời khóc thương bạn bằng một đôi câu đối, trong đó có một vế thật kinh động như sấm ý: “Hỗn trần lưu xú diệc lưu phương” (Giữa cõi đời lộn xộn này [hành vi của ông] vừa thối vừa thơm).
Vừa thối vừa thơm ! Sao kỳ quá ta ? Thật khó hiểu. Thối thì rõ: Chu Thần chống lại vua Tự Đức rành rành là một ngịch thần tặc tử, thối quá đi chứ, chấp nhận sao được ! Còn thơm ở chỗ mô ? Phải đợi đến một trăm năm sau, Cao nghiễm nhiên trở thành anh hùng chống độc tài thì mới thấy rằng thơm thật là thơm !
Nhãn quan chính trị và tấm lòng thế thái nhân tinh của kẻ sĩ Phương Đình xuyên suốt 6 cõi 4 hướng.
Chân lý ở đây nằm trong tầm chiến lược của bậc thực giả.
***
Từ cái định đế thối rồi lại thơm của Phương Đình ta có thể suy ra thiên biến vạn hoá trong cuộc sống. Hết thảy mọi cái đều chứa hai mặt như chiếc mề đay. Mặt trong và mặt ngoài là hai phương trời hoàn toàn xa lạ.
Cái ta tưởng là thật thì nó lại giả, cái ta tưởng giả thì nó lại là thật. Các bạn ngồi nghe tôi phiếm đàm chuyện xưa - nay, ta - người, gần - xa… chắc cũng như tôi không khỏi hoang mang. Phải, chân lý là sự thật. Nàng là một trinh nữ yếu đuối luôn bị lũ đàn ông khốn nạn cưỡng hiếp đẻ ra những quái thai. Thật - giả đã bị đời chơi trò ú tim đánh tráo, ăn cắp, thủ tiêu, xếp sòng lộn tùng phèo. Ở đời, làm gì có chân lý nhỉ? mặc dù thánh Ganđi bảo “Một chân lý bao giờ cũng là chân lý dù bị tất cả thiên hạ đả đảo. Một sai lầm vẫn là sai lầm dù được tất cả thiên hạ hoan nghênh”. Còn Macket – tác giả của Trăm năm cô đơn lại cho rằng “Chân lý là chân lý, nhưng có cái ngược lại với chân lý cũng không kém chân lý”. Thường thì, trong thời buổi đồ đểu lên ngôi, chân lý luôn nằm trong tay kẻ mạnh, trong sự thao túng ngang ngược của đồng tiền, trong sự ngộ nhận đớn hèn của những đầu óc u mê… Lửa to dập tắt lửa nhỏ. Chân lý là mặt trời có thể bị mây che trong chốc lát. Nhưng dần dần tất cả đều trôi qua, chỉ riêng chân lý ở lại. Trách chi người Ăng lê họ sống và hoài nghi tất cả. Đức tin không nghi ngờ là đức tin chết, sự hoài nghi là khởi điểm của mọi học thuật.
Lẽ phải bao gồm sự thật không nói ra và sự thật cần im lặng. Chúng ta hãy nghe Thiền sư Nhật Bản Zengetsu từ thế kỷ thứ XIII răn dạy đệ tử: “Một vài điều - mặc dù đúng - vẫn được coi là sai trong nhiều thế hệ. Bởi vì giá trị chân chính có thể được nhận ra sau nhiều thế kỷ. Con không nên cần thèm khát sự đánh giá nhất thời”. Ôi, thế này thì chân lý chỉ có thể nở hoa trên mộ? Còn đức Phật tổ Thích Ca Mầu Ni lại truyền rằng “Ta nghe những lời phán quyết của đúng và sai là cái uốn mình nhảy múa của con rồng, và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại”. Thật là chí lý. Nhưng đó là cách hành xử của người có đạo, còn chúng ta - người ngoài đạo, ôm cây đợi thỏ, chờ cho hết kiếp còn gì là thân? Con người tìm kiếm chân lý là để phục vụ cuộc sống trước mắt. Phải cho sự thật mặc áo thôi. Phải hiến thân giữ lấy lẽ phải để tồn tại.
Sau bao nhiêu năm tìm kiếm ở ngoài đời, tôi đành buông thõng hai tay đầu hàng, không tài nào lý giải nổi. Nhưng tôi quyết không thua, liền tìm một cứu cánh khác trong sách (lại sách).
Tôi lật một đống đại từ điển to như mả tổ là Từ hải, Từ nguyên của Tàu, Larousse của Pháp, Từ điển triết học, Từ điển bách khoa của Nga liền chiết ngay ra được những lý giải rất kinh viện, uyên bác.
Thế nào là chân lý ? Tôi cứ lầm rầm như thằng điên.
Thấy tôi đào bới trì trật, đổ mồ hôi trán rán mồ hôi lưng như một anh dân quê cày ruộng, bởi vốn chữ Tàu ba nắm, chữ Tây vài vốc lõm đõm của tôi. Những lúc tra cứu vất vả như thế này, ai trông cũng phải thương tâm. Một nhà thơ đang ở chơi nhà cười cười, bảo :
Ông học thật ơi, chân lý là cái lý có chân ! Ngài thử ngẫm xem nào ?
Ối ! Ơrica (tìm ra rồi). Thật là chí lý.
Giống như nhà vật lý Ácsimét, tôi hóa rồ reo lên. Đây quả là định nghĩa tuyệt vời nhất về chân lý. Tôi ôm choàng lấy nhà thơ thơm đánh chụt một cái rõ kêu vào bầu má còn úng sữa của chú chàng.
Chân lý là cái lý có chân ! Phải rồi, có chân thì nó biết đi. Biết đi thì nó biết nhiều chuyện. Biết nhiều chuyện thì nó hay cãi lộn. Hay cãi lộn thì ra cái lý. Từ nguyên lý sặc mùi dân gian rất uyển chuyển này, ta sẽ làm cái chìa khóa vạn năng để mở bất cứ ổ khóa nào bấy lâu im ỉm đóng để đi vào khám phá những bí ẩn làm đầu ta cứ u u minh minh.
Chúng ta đang sống trong một thế giới ồn ào và bụi bặm. Giữa cái nhá nhem của lịch sử, mọi vật đều chới với trong ảo giác: đen - trắng lẫn lộn, thật - giả bất phân, thiện - ác đối đầu, ông - thằng đổi ngôi. Nhận chân ra được sự thật không phải dễ dàng. Làm sao để phân biệt chúng không phải là không làm được. Lương tri lương năng của Con Người sẽ mách bảo cho chúng ta minh định được chánh tà, đúng sai, tốt xấu, miễn là còn tỉnh táo đừng ăn phải cháo lú. Ai không biết sự thật là người mất trí, ai biết sự thật mà lại lờ đi nói đó là giả dối thì đấy là một tên vô lại. Thời loạn, bất cứ việc gì, giả cũng rất dễ trở thành chân. Biện pháp tốt nhất là rửa sạch đầu óc bằng Sự Thật. Đối với chân lý chớ nên lãnh đạm, đối với sự giả dối chớ vồ vập, vo ve. Ở đâu mà nghe nặng lời thề thốt, bốc thơm thì hãy nghĩ về cái xấu.
Sự thật có cả năng đương đầu với mọi bất công. Máu không dìm chết được chân lý. Chân lý phải được chấp nhận không cần bạo lực. Mọi bạo lực đều không làm suy yếu được chân lý mà làm cho nó cất cánh bay xa hơn. Dối trá đi một chân, sự thật đi hai chân. Sức mạnh của chân lý là lẽ sống trường cửu. Sự thật là niềm yên tĩnh của trái tim. Chân lý cần được xem như Tổ quốc của mình.
Sự thật khó tìm. Sự cách biệt giữa thật và giả chỉ ở trong chân tơ kẽ tóc. Một nghìn lời đồn đại cũng chưa phải là sự thật. Bởi vì “Dư luận là chúa ở trên đời đến nỗi khi lẽ phải muốn đánh đổ nó thì phải lãnh án tử hình” (Vonter). Và, nếu phải đầu hàng lẽ phải thì không thể xem là bại trận.
Tìm kiếm chân lý: lấy tai làm mắt chẳng hay đâu. Lý trí, thói quen, linh cảm, đó là ba cách tin. Thật quái gở cho một ai đó đi tới chân lý bằng con đường phạm tội. Sự thật thường bị che lấp nhưng không bao giờ bị dập tắt. Tìm ra chân lý khó hơn phát hiện sai lầm bởi chân lý nằm bất động dưới đáy còn sai lầm nổi trên mặt nước.
Chân lý dù bị chà đạp xuống tận bùn đen nó vẫn trỗi dậy. Sự thật sẽ chiến thắng nhưng cần giúp đỡ sự thật. Con người phải trải qua vô vàn sai lầm mới đến được chân lý. Cặp mắt sẽ không nhìn sai nếu lẽ phải điều khiển họ. Tìm kiếm chân lý không phải ở óc mà cả bằng tim nữa. Hãy tin rồi sẽ hiểu. Đức tin đi trước, trí tuệ theo sau. Khám phá ra chân lý là để sống với chân lý.
Trên con đường gập ghềnh xa kiếm tìm chân lý, biết bao người đã xả thân vì nó. Nhờ tìm chân lý mà con người gia tăng sức mạnh và hoàn thiện được bản thân mình. Chân lý là thượng đế của người tự do.
Hãy can đảm nhìn vào sự thật. Chân lý đang cai trị thực tế. Lẽ phải là người chỉ dẫn và ánh sáng của cuộc đời.
Chân lý nằm trong cái trung dung. Thời gian mới là sự hóa giải đích thực và hiệu nghiệm.
Chân lý là cái lý có chân ! Nó biết đi… trời ơi
Chân lý vạn tuế.
Vạn vạn tuế chân lý !!!