Sunday, August 23, 2015

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC

Cách mạng Tháng Tám 1945 là một biến động chính trị to lớn, có ý nghĩa trọng đại trong tiến trình lịch sử dân tộc, cuộc cách mạng vĩ đại ấy đã giải quyết thành dông hai nhiệm vụ trọng đại, đó là giải phóng dân tộc và lật đổ chế độ phong kiến, như Bác Hồ đã viết trong bản Tuyên ngô Độc lập: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa...".


Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945

Sau hơn 80 năm rên xiết dưới ách thống trị thuộc địa tàn bạo của bọn đế quốc thực dân, kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858, không can chịu ách đô hộ của bọn đế quốc và phong kiến, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh, các cuộc đấu tranh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối cách mạng vô sản tiên tiến và phù hợp, sau 15 năm đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng, năm 1945, chớp thời cơ "Pháp chạy, Nhật hàng" ngàn năm có một, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh thông qua Mặt trận Việt Manh đã lãnh đạo, hiệu triệu toàn thể dân tộc đứng lên Tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ phong kiến- thuộc địa, giành chính quyền về tay nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do. Trong đó độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Những thành quả của cách mạng Tháng Tám đã tạo tiền để cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau này đi đến thắng lợi

Chế độ Phong kiến Việt Nam được bắt đầu từ thế kỷ thứ X, trong tiến trình lịch sử của đất nước, các triều đại phong kiến đã đẻ lại nhiều thành tựu và cống hiến to lớn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng càng về sau, với sự phát triển của xã hội, chế độ phong kiến càng tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, trì trệ, bảo thủ và cản trở tiến trình phát triển của xã hội. Phong kiến Việt Nam bắt đầu rơi vào khủng hoảng từ thế kỉ 16 (thời Lê-Mạc), đến đời Nhà Nguyễn, nhà nước phong kiến ngày càng mâu thuẫn sâu sắc với nhân dân lao động, chính sách thống trị và bóp lột hà khắc đã gây nên sự phản kháng ngày càng mạnh mẽ trong nhân dân, các cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt. Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược, chính quyền nhà nước Phong kiến hoàn toàn bất lực trong việc bảo vệ đất nước, thậm chí triều đình Huế còn câu kết làm tay sai cho thực dân Pháp, góp phần thiết lập và củng cố chế độ thuộc địa trên toàn cõi Việt Nam, biến nước ta từ một nước độc lập thành nước nửa thực dân, nửa phong kiến, đó là nguyên nhân khiến cho các cuộc khởi nghĩa cũng như phong trào đấu tranh sau này của nhân dân ta mang đặc điểm chung là vừa chống thực dân, vừa chống phong kiến, trong đó các phong trào cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo cũng không nằm ngoài xu thế chung ấy, đường lối cách mạng của Đảng trong các thời kỳ từ 1930-1945 đã khẳng định và nhấn mạnh hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít, liên quan lẫn nhau, đó là vừa chống đế quốc, vừa chống phong kiến. Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng cộng sản lãnh đạo cũng nhằm thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ trên, trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, lực lượng cách mạng đã đánh đổ ách thống trị thuộc địa của Pháp- Nhật lẫn chế độ quân chủ đã tồn tại ở Việt Nam, vừa giành độc lập dân tộc, vừa mang lại tự do cho toàn thể nhân dân.

Trong lịch sử thế giới, hiếm có nước nào, lực lượng nào làm cách mạng mà đồng thời giải quyết thành công liền hai nhiệm vụ trọng đại, cuộc cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là một điển hình của hình thức cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, sánh ngang Cách mạng Mĩ (1776), vừa thể hiện sâu sắc tinh thần chống chế độ phong kiến, quân chủ lạc hậu, lại thành lập nên chế độ dân chủ cộng hòa, đó cũng là tinh thần chung của Cách mạng tư sản Pháp (1789). Bởi vậy không ngẫu nhiên khi chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn liền nội dung của cả hai bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, tuyên ngôn nhân quyền của Pháp trong Bản Tuyên ngôn Độc lập do chính Người soạn thảo và tuyên đọc.

Hoàng Trường

No comments:

Post a Comment