Thần đồng chính trị! Các bạn đã nghe đến cụm từ này bao giờ chưa? Chắc có thể có người đã nghe rồi, đã biết rồi hoặc là chưa nghe đến bao giờ. Như trường hợp Hoàng Chi Phong của Hồng Kông chẳng hạn.
Theo trang Wikipedia thì: “Thần đồng là một người khi ở tuổi còn nhỏ đã phát triển một hoặc nhiều kĩ năng vượt xa so với mức chuẩn ở tuổi đó. Một thần đồng thường là một trẻ em hoặc ít nhất cũng nhỏ hơn 18 tuổi, thể hiện được trình độ của một người trưởng thành được đào tạo cẩn thận trong một lĩnh vực đòi hỏi nỗ lực cao độ”.
Em Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm tại Hà Nội hôm 12/8. |
Như vậy, “thần đồng chính trị” chính là một người nhỏ tuổi nhưng lại quan tâm, lo lắng, suy nghĩ về những vấn đề lớn như: giai cấp, quốc gia, dân tộc và những vấn đề xoay quanh việc giành, giữ cũng như sử dụng quyền lực nhà nước.
Chắc hẳn đến đây sẽ có người nói làm gì có đứa trẻ như thế? Ấy thế mà ngày gần đây, một số trang tin “hư cấu” quen thuộc đã dẫn lại lời của một học sinh lớp 8 trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh buồm tại Hà Nội. Những title quen thuộc có thể thấy như là: “Cậu bé lớp 8 đòi làm thay việc của Bộ trưởng Giáo dục” (VOA tiếng Việt); “Giáo dục Việt Nam thối nát quá rồi!” (Dân luận) hay như “Học sinh phát biểu về hiện trạng giáo dục thu hút cộng đồng mạng” (Đại kỷ nguyên Việt Nam)...
Như vậy, theo đúng những gì mà các trang tin “lá cải” nói trên đăng lên thì chắc chắn em học sinh kia phải là một “thần đồng chính trị”. Tác giả mạn phép không bàn đến tính chính trị của vấn đề ở đây, mà chỉ có một vài thắc mắc nho nhỏ.
Với độ tuổi của một cậu bé lớp 8 liệu em đã đủ hiểu biết sâu sắc về nền giáo dục Việt Nam và phát biểu những câu như thế? Hay tất cả cũng chỉ là sự sắp đặt từ trước và em học sinh kia “vô tình” chỉ nói theo sự hướng dẫn, sắp đặt từ trước của những “người lớn”? Cái này thì tác giả không dám khẳng định!
Cứ cho là em Minh là một “thần đồng chính trị” và những suy nghĩ của em là đúng. Thế nhưng, liệu rằng sau này những suy nghĩ thần đồng ấy của em Minh có còn được duy trì và phát huy hay không. Hay nó sẽ thay đổi với những trải nghiệm thực tế của cuộc đời? Thần đồng không phải là giai đoạn khởi đầu bắt buộc của thiên tài, vì dù có là thần đồng đi chăng nữa thì không ai dám đảm bảo sau này có thể là một người thành đạt, một người giỏi giang. Đã có không ít trường hợp khi nhỏ là thần đồng nhưng lớn lên lại chỉ là những người hoàn toàn bình thường, trong khi đó lại có không ít thiên tài, nhà khoa học hay thậm chí là những tỷ phú, triệu phú của thế giới... từng có một kết quả không mấy khả quan thời còn đi học.
Không ai cấm em Vũ Ngọc Tường Minh ước mơ trở thành Bộ trưởng và phấn đấu để làm được điều đó trong tương lai. Thậm chí là chúng ta phải khuyến khích và động viên em ấy. Nhưng trước khi em muốn làm được điều đó, em nên nhớ rằng không phải ai có tài năng, ai nhìn ra vấn đề trong giáo dục cũng đều là người có thể làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà trước hết người đó phải hơn người khác ở cái tầm nhìn cũng như việc đánh giá và đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề ở tầm vĩ mô, chứ không chỉ là việc nói ra thực trạng - thứ mà tôi tin rất nhiều người làm được!
COI LAZY
No comments:
Post a Comment