Sunday, August 16, 2015

ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG KHÔNG ĐẢM BẢO DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC

Đa nguyên, đa đảng không phải là vấn đề mới. Đa nguyên, đa đảng xuất hiện và được đề cập nhiều từ thế kỷ XIX, khi giai cấp tư sản đang độc quyền thống trị xã hội. Ban đầu, tư tưởng “đa nguyên luận” nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng độc quyền, mất dân chủ của giới tài phiệt và một số chính trị gia tư sản, bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư và lợi ích của một số nhóm nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, tư tưởng “đa nguyên luận” không đạt được mục đích là dân chủ hóa xã hội mà chỉ hình thành nên một số đảng phái trong xã hội nhằm phân chia, tranh giành quyền lực lẫn nhau. Đặc biệt, sau Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo xã hội một số nước, một số người, chủ yếu là các học giả, các chính trị gia tư sản, những người đại diện cho giai cấp tư sản lại rùm beng vấn đề đa nguyên, đa đảng. Theo quan điểm của những người này, đa nguyên, đa đảng “sẽ tạo nên sự đa dạng, phong phú trong ý thức hệ tư tưởng’’ và “là nhân tố bảo đảm cho một nền dân chủ thực sự”.



Chúng ta không phủ nhận những yếu tố tích cực của đa nguyên, đa đảng nhưng thực chất đa nguyên, đa đảng không phải là “yếu tố duy nhất, nền tảng duy nhất” đảm bảo được dân chủ đích thực. Dân chủ là một giá trị xã hội, được hình thành và bảo đảm bởi nhiều yếu tố, trong đó có lực lượng cầm quyền xã hội cơ chế quản lý xã hội và trình độ làm chủ của người dân... Vì vậy, bất cứ một xã hội nào nhất nguyên hay đa nguyên, một đảng hay đa đảng nếu Đảng cầm quyền và Nhà nước quan tâm đến thể chế bảo đảm quyền lực thực tế của nhân tôn trọng nhân dân, chăm lo cho nhân dân, coi nhân dân là gốc, là chủ thể của quyền lực... được thể hiện trong cương lĩnh, muc tiêu, chương trình hành động. Thông qua hệ thống hiến pháp và pháp luât... thì xã hội đó có dân chủ. Dân chủ là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân, là môt bậc thang giá trị của nhân loại chứ không phải là sản phẩm từ “sư kêu gào” của mót số phân tử trong xã hội. Đó cũng không phải là sản phẩm tự nhiên mà có và càng không thể hoàn thiên ngay một lúc. Nó phải trải qua qua quá trình đấu tranh hoàn thiện và phát triển từng bước.

Thực tế cho thấy, hầu hết các nước tư ban đều thực hiên đa nguyên, đa đảng nhưng nhân dân có làm chủ thực sự vận mệnh cùa mình hay không lại lại chuyện khác. Những cuộc lật đổ tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị ở một số nước châu Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari, Rumania, Cộng hòa liên bang Đức, của chế độ độc tài ở một sổ nước châu Phi, Mỹ Latin như Somalia, Lthiopia, Bolivia, Chile... hay ở một số nước khu vực châu Á như Afghanistan, Pakistan, Myanmar, Thái Lan... kéo dài gần suốt thế kỷ, làm cho hãng triệu người thiệt mang, hàng chục triệu người bị nghèo đói... đã cho thấy, thực chất của đa nguyên, đa đảng là sự phân chia, tranh giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị xã hội; là một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp, cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền, kiểm soát xã hội.

Cái goi là đa nguyên, đa đảng ở một số nước thực chất là nhất nguyên chính trị. Đó là một chế độ chính trị tư sản và giai cấp tư sản vẫn là giai cấp duy nhất cầm quyền thống trị xã hội. Vậy tại sao một đất nước, một dân tộc như Việt Nam đã lựa chọn và đi theo con đường XHCN, theo định hướng XHCN lại phải chia sẻ quyền lực cho nhiều đảng phái không đi theo con đường XHCN. Trong Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của nước ta đều thể hiện rõ “mọi quyền lực thuộc về nhân dân”, nhân dân lao động là người làm chủ đất nước”, không vì những yếu kém, khuyết điểm, những hiện tượng mất dân chủ của một số nơi hiên nay mà phủ nhân bản chất của chế độ ta, phủ nhận thành quả dân chủ của gần 70 năm cách mạng của nhân dân ta.

Sư ra đời của một thể chế hay một đảng phái chính trị phải do nhu cầu của xã hội, là nguyên vọng của nhân dân, một lực lượng xã hội nào đó và đảng đó phải đại diện, mang lai lợi ích cho họ. 

Sự ra đời của một đảng phái chính trị không phải với mục tiêu “làm phong phú thêm hệ ý thức hệ tư tưởng" hay để “đa dạng hóa hê tư tưởng" mà nó phải làm tròn bổn phân mang lại lơi ích cho dân tộc, cho đất nước. Trong lịch sử nước ta đã từng có đa nguyên, đa đảng. Trước khi Đảng cộng sản Viêt Nam ra đời, những phong trao Duy Tân của Phan Chu Trinh, Đông Du của Phan Bôi Châu, đã từng có Đảng Việt Nam Quang phục hội (1012), Việt Nam Quốc Dân Đảng (12-1927), Đảng Đông Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (8-1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9.1920) và sau này còn cỏ Đảng dân chủ Việt Nam (6-1944). Đảng xã hội Việt Nam (7-1946)... Đấy đều là những phong trào yêu nước, những đảng phái chính trị đại diện cho một bộ phân nhân dân, một lực lượng chính trị xã hội nhưng không một đảng phái nào có đủ năng lực để định hướng chính trị của dân tộc, để giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam. Khi nước mất, nhà tan, khi cách mạng gặp muôn vàn khó khăn thì trong giặc ngoài thời kỳ 1945-1946, những cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ kéo dài hơn 30 năm, có đảng nào dựng lên cứu được dân tộc, cứu được nhân dân? Vây tại sao khi đất nước đang sống trong hòa bình, ngày càng phát triển đi lên lại có nhiều luồng muốn “ra tay cứu vớt dân tộc", muốn “xả thân vì dân, vì nước, mang lại hanh phúc cho nhân dân"?

Chỉ có sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, với định hướng, mục tiêu chính trị rõ ràng “độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, đã tập hợp, thu hút được đại đa số nhân dân ủng hộ. Từ khi ra đời, Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân giành và giữ vững nền độc lập, tự do cho nhân dân, mang lại đời sống ấm no cho nhân dân. Không phải vì một số sai lầm, khuyết điểm mà phủ nhận hết thành quả, công lao trong quá khứ của Đảng. Vì sao một Đảng hơn 80 năm chiến đấu vì dân, nay lại phải có lực lượng đối lập để cạnh tranh quyền lực lãnh đạo? Xét về mặt đạo lý của người Việt Nam, điều đó không công bằng và sẽ không được lòng dân. Cũng không thể đổ lỗi cho khó khăn của đất nước hiện nay là do chế độ một đảng lãnh đảng. Đảng không cấm ai cống hiến trí tuệ, sức lực của mình đối với đất nước, nhưng cũng không thể để ai lợi dụng dân chủ để phủ nhận thành quả của cách mạng, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. 

Gần 70 năm qua, từ khi chính quyền, nhân dân ta đang từng bước làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mìn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới gần 30 năm qua đã tạo ra thế và lực mới của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế; đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Nước ta đã thóat khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển. Nhân dân ta đang được sống trong hòa bình, không có bạo động, lật đổ, không có phe phái chém giết lẫn nhau. Dân chủ XHCN đang từng bước được hoàn thiện. Người dân đang thực hiệu quyền dân chủ thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp là tự mình lựa chọn đại biểu của mình qua các cuộc bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân, thông qua hình thức dân chủ địa diện là Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội để bày tỏ nguyện vọng và chính kiến của mình; để kiểm tra giám sát hoạt động của Đảng và chính quyền, để phản biện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Nhà nước Việt Nam là nước được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự ổn định chính trị được thừa nhận là nước thành công nhất trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nhân dân. Sau chiến tranh, nước ta có đến hơn 70% hộ nghèo đói. Năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, còn khoảng 17,2% đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% (theo tiêu chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 – 2005) và hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo còn khoảng 9,5% (theo tiêu chí mới).

Đảng ta, nhân dân, đất nước ta đang đi đúng con đường đã chọn. Thành quả của gần 70 năm xây dựng và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là không thể phủ nhận. Thực hiện đa nguyên tức là từ bỏ con đường XHCN. Vậy tại sao lại phải thực hiện đa nguyên, đi tìm kiếm con đường nào khác và liệu có con đường nào khác tốt hơn con đường mà dân tộc ta, nhân dân ta đã lựa chọn và đổ bao xương máu trong gần 70 năm qua để xây dựng, giữ gìn? Vì sao phải lập thêm những đảng đối lập để rồi dân tộc, đất nước lại rơi vào cảnh “nồi da nấu thịt” chém giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực lẫn nhau? Và liệu những đảng phái chính trị khác có đủ năng lực, tâm huyết để mang lại được độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân tốt hơn một đảng mà nhân ta đã tin tưởng, đi theo hơn 80 năm qua, được nhân dân yêu mến gọi là “Đảng ta”.

Đòi đa nguyên, đa đảng là âm mưu chống phá CNXH

Thực hiện đa nguyên, đa đảng tất yêu sẽ dẫn đến tình trạng tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho nhân tâm ly tán, đất nước hỗn loạn, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã dày công vui đắp; làm mất ổn định chính trị và như vật nguồn lực của dất nước tất yếu sẽ chia năm xẻ bày, nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhân dân sẽ đói khổ thêm. Và đó là thời cơ cho các thế lực thù địch tấn công lợi dụng.

Đa nguyên, đa đảng tất yếu các đảng phái chính trị phải tìm ra các thủ đoạn để chèn ép lẫn nhau, tìm các thế lực bên ngoài làm chỗ dựa. Ai dám chắc không xảy ra những liên minh chính trị với các nước khác để chống lại các lực lượng chính trị đối lập và có thể bị phụ thuộc để “cứu dân, cứu nước”. Nhân dân ta đã trải qua gần 100 năm bị đô hộ, xâm lược của thực dân, đế quốc, đã từng chứng kiến cái gọi là “tự do, dân chủ”, đã từng thấu hiểu cảnh đa nguyên, đa đảng “nồi da nấu thịt” của chế độ Ngụy quyền, tay sai bán nước. Đã có biết bao xương máu của người dân vô tội đổ xuống để có được độc lập, tự do như hôm nay. Vậy tại sao lại phải xới tung lên sự bình yên để rồi quyền lực, của cải và lòng dân lại được chia xẻ cho một số thế lực. Tại sao lại đổi hướng đi theo một con đường nào khác? Mặc dù đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn, khó khăn nhưng nguyên nhân không phải là do chế độ một đảng hay một xã hội nhất nguyên.

Vậy mục đích của những kẻ đòi nguyên, đa đảng là gì? Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, chế độ tay sai bán nước bị đập tan, có một bộ phận người ra đi, chạy trốn khỏi cảnh hoang tàn của đất nước sau chiến tranh. Trong khi hàng triệu Việt kiều yêu nước đang cần mẫn lao động, đang bớt từng đồng tiền kiếm được chung tay góp sức xây dựng quê hương, thì có một nhóm người tụm nhau lại để bàn cách đòi đa nguyên, đa đảng nhằm cứu nước, cứu dân, mang lại hạnh phúc, thịnh vượng cho nhân dân và dân tộc”. Được một số tổ chức phản động xúi giục, được các thế lực thù địch nuôi dưỡng bằng những đồng tiền bố thí, họ ra sức tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng, bôi nhọ chế độ XHCN ở nước ta, đả kích Đảng, lợi dụng một số yếu kém, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý xã hội để làm lung lay tư tưởng, niềm tin của một bộ phận nhân dân. Họ chính là những kẻ cay cú mất đi quyền lực thống trị dân tộc, mất đi bổng lộc kiếm được từ mồ hôi, nước mắt của nhân dân.

Gần đây, thời điểm của cả nước đang góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, xuất hiện một số người đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng. Trong số này có những người do chưa nhận thức hết bản chất và hậu quả của vấn đề đa nguyên, đa đảng và cũng có những người do cố tình, có ý đồ riêng muốn loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, từ bỏ con đường XHCN. Số này cho dù là ai, đang sống trong nước hay ở nước ngoài, họ vẫn không thể đại diện cho 90 triệu dân Việt Nam. Quá trình đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng có thể diễn ra hàng vài chục năm nay nhưng không thể thay thế được thực tế lịch sử hơn 80 năm qua. Đã có một số người tự xưng là “đại diện cho dân chủ để kiến nghị thực hiện “công cuộc đổi mới 2”, hoặc như “nhóm 72” đã đưa ra kiến nghị một bản Hiến pháp mới mà nội dung chủ yếu của nó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, là tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo Đảng và chính quyền cách mạnh, là tư hữu hóa ruộng đất… Số này kể đến hàng nghìn người, nhưng họ cũng không thể đại diện cho gần 27 triệu cử tri cả nước đã cho gần 27 triệu cử tri cả nước đã tham gia góp ý vào Dự thảo Hiến pháp đều khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phải được thể hiện trong Hiến pháp.

Rõ ràng đòi đa nguyên, đa đảng là thủ đoạn thâm độc của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng ở thời kỳ mới. Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá CNXH, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn hiện nay. Cho dù các thế lực thù địch có điên cuồng, xảo quyệt đến đâu chúng ta tin tưởng rằng, với kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị, Đảng ta sẽ khẳng định được vị thế, uy tín và hoàn thành vai trò, sứ mệnh của mình trước nhân dân. Nhất định nhân dân ta đủ sáng suốt, tỉnh táo để lựa chọn lãnh tụ của mình, lựa chọn con đường đi đúng đắn của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ được xây dựng thành công trên đất nước ta.

Hoàng Trường

No comments:

Post a Comment