Wednesday, August 26, 2015

VEF – Quỹ Giáo dục Việt Nam lấy tiền từ đâu?

VEF – Quỹ Giáo dục Việt Nam lấy tiền từ đâu?
Mark Ashwill là nhà giáo dục người Mỹ, tiến sĩ, và cựu giám đốc của Học viện Giáo dục Quốc tế – International Institute for Education (IIE) – , trước khi ông và vợ ông sáng lập Capstone Việt Nam vào năm 2009, một cơ sở tư vấn giáo dục đặt tại Hà Nội. Khi Mark diễn thuyết tại một Diễn đàn Giáo dục cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông rất ngạc nhiên khi thấy gần như không ai trong số 150 thính giả biết rằng một chương trình học bổng rất nhiều danh tiếng – Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) – được cho rằng được bảo trợ bởi Chính phủ Hoa Kỳ – thực ra là chính do Chính phủ Việt Nam gây quỹ bằng một thỏa thuận hoán đổi nợ. Chính phủ Việt Nam đã đồng ý, như một phần của tiến trình bình thường hóa quan hệ 20 năm trước, để trả lại khoản nợ 146 triệu USD trong nông nghiệp và các khoản nợ khác mà Mỹ đã cấp cho bên bại trận – Chính quyền Sài Gòn. Với khoản nợ và khủng hoảng của Hy Lạp gần đây, chi tiết của điều khoản Việt Nam trả nợ cho Mỹ dưới đây do Mark Ashwill đưa ra có thể khiến nhiều người Mỹ cũng như người Việt Nam bất ngờ.
VEF: Tiền đến từ Việt Nam
Trong tháng 4 năm 1997, sau chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam, Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin đã tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý trả lại 146 triệu USD nợ chiến tranh của Chính phủ miền Nam Việt Nam. Bốn năm trước đó, Việt Nam đã đồng ý về nguyên tắc việc đảm nhận món nợ từ bên đối đầu trước đây của mình như một phần của một thỏa thuận lớn nhằm dọn đường cho việc làm mới lại thỏa thuận vay mượn quốc tế của Hà Nội, việc mà trước đó đã bị Washington ngăn chặn.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hòa, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã lưu ý: “Chúng tôi đã phải đồng ý về những khoản nợ cũ để có những giao dịch mới, ví dụ như khoản vay mới và các thỏa thuận hợp tác”. Nói cách khác, Chính phủ Hoa Kỳ đã tạo sức ép lên phía Việt Nam, khiến cho phía Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài nuốt lòng tự tôn, đặt tôn chỉ sang một bên để hướng đến điều tốt đẹp lớn hơn nhằm tiếp tục cải thiện mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, đạt đỉnh cao ở thỏa thuận thương mại đôi bên 4 năm tiếp theo. (trích từ Moving Vietnam Forward, một bài báo của tôi về VEF năm 2005)
Website của VEF giới thiệu về Quỹ như một tổ chức độc lập của liên bang được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ và được gây quỹ hàng năm bởi Chính phủ Hoa Kỳ. Điều này đúng, nhưng cũng không đúng. Cần lưu ý, VEF là một chương trình học bổng- cho-nợ mà ép buộc Chính phủ Việt Nam phải chuyển hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm cho Chính phủ Mỹ, cung cấp một khoản hàng năm được phân phối cho Quỹ VEF (5 triệu đô la Mỹ) tới các học bổng (80%) và cho việc quản lý (20%). (Phần dư còn lại rơi vào cái hố không đáy của Ngân khố Hoa Kỳ). Đây là một ví dụ tiêu biểu cho chính sách quyền lực, khi mà Chính phủ Mỹ “thuyết phục” (hãy nghĩ đến việc dùng sức ép trong tối hậu thư) Việt Nam gánh hết toàn bộ món nợ của kẻ thù cũ của đất nước này, hay là sẽ chịu hậu quả khác.
Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, 76 triệu đô la Mỹ nợ chiến tranh là từ khoản vay cho nông nghiệp và cho phát triển. Phần còn lại 70 triệu USD là những khoản trả lãi sau thương lượng. Hầu hết những khoản vay quá hạn từ cuối những năm 1960, khi Hoa Kỳ chuyển hàng trăm triệu USD để hỗ trợ Nam Việt Nam nhằm theo đuổi một chiến lược thất bại – Việt Nam hóa chiến tranh – việc đã dẫn tới “Hòa bình trong danh dự”(tức việc Mỹ rút quân) vào năm 1973, và những ngày cuối cùng chìm trong điên cuồng và tuyệt vọng vào cuối tháng 4 năm 1975 khi Cộng sản toàn thắng, khi độc lập và hòa bình quốc gia của một Việt Nam thống nhất chuyển từ một giấc mơ xa vời trở thành hiện thực trước thời điểm dự kiến.
Như thế, Chính phủ Hoa Kỳ chỉ đơn giản là đường dẫn tiền từ Việt Nam, số tiền mà cuối cùng lại được cho là một sự đầu tư vào giáo dục cho chính người dân ở đó, một đóng góp có giá trị cho mối quan hệ và trao đổi giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ. Điều mà quá ít người được biết về những sự vụ xung quanh nguồn gốc của Quỹ VEF, theo tôi, là lỗi cố ý che dấu. Thay vì chơi trò chính trị bằng đổi chác trong giáo dục, tại sao không đưa số tiền về nơi thích đáng của nó.
Khi tôi nhập cụm từ “vietnam education foundation scholarship-for-debt program” vào Google, kết quả đầu tiên là bài báo năm 2005 của tôi, thứ hai là website của VEF và thứ ba là lịch học của Đại học Georgetown khóa 2007 về mối quan hệ Việt – Mỹ. Đây là trích dẫn: “Tổ chức này – được đóng góp bởi khoản nợ chiến tranh của Chính phủ Sài Gòn trước kia – gồm một Quỹ học bổng đào tạo sinh viên Việt Nam về khoa học, toán, công nghệ và y khoa tại các Học viện của Hoa Kỳ ở các cấp học cao hơn.” Lưu ý: Nếu các bạn tìm thấy bất kỳ nguồn tham khảo nào nói rằng VEF là một chương trình học bổng-cho-nợ, có nguồn tài trợ là Chính phủ Việt Nam, hãy nói cho tôi biết.
Dịch từ: 11-29-2010 
http://markashwill.com/2010/11/25/vef-from-vietnam-with-money/


VEF – Quỹ Giáo dục Việt Nam lấy tiền từ đâu?

No comments:

Post a Comment