Thursday, August 27, 2015

THAY LỜI NHỮNG NGƯỜI CON CHƯA KỊP TRỌN CHỮ HIẾU MÙA VU LAN

Thái sơn cao còn thua nghĩa sinh thành,
Đông hải đại sao tày ơn dưỡng giục

Cha mẹ cho con nguồn Gen trong cốt nhục
Chúng con không thể về để báo hiếu mẹ cha
Cha mẹ đã chắt chiu giành cho con tất cả,
Vẫn giữ mãi cho con niềm hy vọng cuối cùng!




Cha Mẹ, những người cho ta sự sống – người lưu giữ, di truyền nguồn gen Ty lạp thể của tất cả chúng ta và là dấu tích lần tìm những người đã khuất! 

Đúng như câu châm ngôn mà Ông Cha ta vẫn thướng nói “Cha trời, Mẹ đất”. “Cha trời” thì vốn rộng lớn bao la. Những khi cần, cha tiếp sức. Hình ảnh cha luôn vững chãi, luôn sắn sàng tỏa sáng. Cha mãi là cây cao bóng cả che chắn cho ta. “Mẹ đất” luôn ở bên ta, rất gần và mãi gắn liền với ta, luôn ở ngay trong ta. Khi chúng ta được sinh ra từ ngay trên mặt “Đất”, cả cuộc đời ta gắn liền với đất, để rồi, khi nhắm mắt suôi tay, ta lại trở về với Mẹ đất. 

Lời đầu tiên khi ta học nói cũng chính là từ “Mẹ”, khi có niềm vui khôn tả hay nỗi đau nhức nhối, hay trước những bất hạnh tột cùng lời ta kêu lên chính là từ “Mẹ”, “Mẹ ơi”, “Ối mẹ ơi”. Ta cứ tự hỏi mình đã khi nào ta cất tiêng “Cha” trong những tình huống này không? Câu trả lời mà tất cả đều đồng thanh là hiếm và rất hiếm. Điều này không có nghĩa là ta không coi trọng Cha mình. Hình như ta chỉ goi Cha khi ta biết là ta mất cha vĩnh viễn. Nhưng Cha luôn mãi là thần tượng của mọi đứa con. Chỉ có điều, chính từ sâu thẳm trong tâm khảm của mỗi chúng ta vốn đã luôn là từ “Mẹ”. 

Ta được hình thành lớn lên trong vòng 9 tháng 10 ngày ngay trong lòng mẹ, lớn lên bằng chính bầu sữa mẹ. Chính cơ thể của mẹ đã cóp nhặt từ, chắt chiu từng chút một từ chính cơ thể Mẹ để tạo nên hình hài mỗi chúng ta, tạo nên xương cốt cho ta, rồi cũng chính mẹ luôn bên ta, nuôi ta khôn lớn. Bởi thế nên không chỉ riêng tháng bảy Vu Lan hay ngày mùng 8 tháng 3 hoặc ngày Mẹ chúng ta mới nhớ tới mẹ. Mà Trong tất cả kho từ vựng thì từ Mẹ, Má, Mạ, Mế, Bầm, Mẫu, Ma Mère, Maman, Ma my, My Mather luôn là những từ được dùng với tần xuất nhiều nhất so với tất cả những từ khác!

Dưới góc độ khoa học Gent di truyền, chỉ xét riêng với hai cấu trúc Gen là Gen Nhân và Gen Ty lạp thể: Gen tế bào Nhân là cấu trúc Gen có sự pha trộn yếu tố di truyền từ Cha, Mẹ sang con. Độ chính xác rất cao, nhưng chỉ tồn tại trong nhân tế bào với một khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, Gen Ty lạp thể chỉ của riêng những người Mẹ mới có thể truyền cho con minh và trình tự Gen ấy nằm trong từng cấu trúc xương cốt. Có thể tồn tại rất lâu với thời gian và có thể di truyền theo nguồn từ Mẹ và chỉ duy trì theo giòng Mẹ. Theo thống kê về nhân chủng học và di truyền học thế giớ thì Gen này có thể di truyền đến 50 đời. 

Bởi vậy nên xét dưới góc độ khoa học Gentist và Di truyền học, chúng ta phải thừa nhận rằng “Cha mẹ ta là những người tạo ra ta, cho ta sự sống, truyền cho ta những gì cha mẹ có trong chính nguồn Gen của mình. Rồi qua các thế hệ làm Cha, làm Mẹ tiếp nối, duy trì sự sống ấy. 

Nhưng xin tiết lộ với các bạn, người lưu trữ, di truyển, bảo quản tốt nhất dấu tích riêng biệt của mỗi chúng ta, nguồn Gen Ty lạp thể của mỗi chúng ta trong từng cấu trúc xương của mỗi người là chính là Mẹ, chính là phụ nữ. Chính là những người Bà, người Mẹ. người Chị, Người Vợ, người em gái của chúng ta! Chỉ với điều này, cả nhân loại cần biết ơn các Mẹ, biết ơn tất cả các thế hệ phụ nữ đã bao đời. Họ đã từ hàng ngàn thế hệ đã truyền nhau nắm giữ dấu tích huyết thống của chúng ta, những dấu tích riêng biệt của mỗi cá thể chúng ta. 

Nhờ có vậy mà hôm nay chúng ta có thể lần tìm theo dấu tích ấy, tìm lại được danh tính của từng cá thể bằng nguồn Gen Ty lạp thể đã được các thế hệ Mẹ bảo quản với điều kiền tốt nhất!

Không chỉ riêng ngững người đang sống trên mặt đất mà cả những người đã vĩnh viễn nằm sâu trong đất đến nửa thế kỷ như các anh hùng liệt sỹ hy sinh trên mặt trận 31 nói riêng và toàn thể hàng trục vạn liệt sỹ Việt Nam nói chung của chúng ta cùng đã nhờ vào chính những dấu tích từ nguồn Gen này để xác định lại danh tính những liệt sỹ trong những nấm mộ “LIỆT SỸ CHƯA BIẾT TÊN”.

Nhân dịp lễ Vu lan báo hiếu, xin được viết đôi dòng tỏ lòng biết ơn Cha của chúng ta - Trời của chúng ta, niềm tự hào của chúng ta. Biết ơn Mẹ của chúng ta - “Đất” của chúng ta, biết ơn các thể hệ phụ nữ của chúng ta! Dấu tích tồn tại của chúng ta, kho dữ liệu Gen của chúng ta. Phụ nữ mãi là tình yêu và niềm kính trọng của chúng ta, niềm an ủi và là cả nổi đau của chúng ta!

Hoàng Trường

No comments:

Post a Comment