“Phải thừa nhận rằng bốn mươi năm trước đây người Châu Âu sống mà không hề có một chút quan tâm nào tới người bản xứ. Giống như ở các tỉnh, ở Hải Phòng chỉ có các quan chức cai trị người Pháp, không có nhà cầm quyền bản xứ để thấy những oán hận, ước vọng và yêu cầu của dân chúng. Phải nói thực là ý kiến của người An Nam không bao giờ được để ý. Nói chính xác hơn, người ta cho rằng dân bản xứ không có ý kiến và trong bất cứ trường hợp nào người Pháp cũng không thể hỏi ý kiến những người mình tới khai hóa và tổ chức.
Từ đó đi tới chỗ không quan tâm tới cách sống của dân bản xứ chỉ là một khoảng cách rất ngắn. Ngoài ra phải thừa nhận rằng xã hội An Nam hồi đó không như bây giờ. […]
Về mặt vật chất, đương nhiên nước Pháp chưa làm hết sức mình cho dân bản xứ bằng các biện pháp hành chính và nhất là bằng một chế độ chính trị ổn định hơn.
[….] Thực tế trong những điều kiện như vậy không gì có thể thúc đẩy người da trắng nhích lại phía người da vàng và dân bản xứ chỉ được coi trọng đôi chút tùy theo công việc họ làm với chúng ta: nấu bếp, đánh xe, làm bồi hay bán hàng, thợ lành nghề trong công, thương nghiệp
[….] Để cụ thể hóa cái hố ngăn cách người Pháp với đám dân nghèo mạt, tôi nhớ rõ lúc đó cảnh sát bắt giữ bất cứ người An Nam nào tìm trong nhà có các đồ vật làm ở Châu Âu như thìa, dĩa, đèn, khăn ăn, đồng hồ quả lắc, quần áo ,v..v . Nếu cho người bồi một cái đồng hồ để đi làm đúng giờ, người chủ phải cho anh ta một giấy chứng nhận. Thậm chí một đôi giầy kiểu Châu Âu cũng là một thứ xa xỉ người An Nam không thể nào có được. Khi Paul Doumer lần đầu tiên tới Bắc Kỳ, một họa sĩ biếm họa đã vẽ ông ta đi giữa hai hàng lính rách rưới người bản xứ và phụ chú: “Nhất thiết phải cấp giầy cho những người này”
Ngày nay người nha-que (nhà quê) nghèo nhất cũng sắm được chiếc ô, thứ ngày xưa tượng trưng cho sự sang trọng dành riêng cho các chức sắc ….
[…] Người An Nam đầu tiên mặc quần áo kiểu Âu Châu năm 1900 là một người bồi trên tàu thủy từ Pháp về. Khi xuống tàu, những người đồng hương của anh ta tụ tập lại xem. Họ trầm trồ và chờ cảnh sát tới bát anh ta
Lẽ dĩ nhiên các cửa hàng không thể cấm người bản xứ vào vì họ vào đển lấy hàng theo phiếu của chủ người Châu Âu nhưng nếu có người bản xứ vào mua cho chính họ nếu không bị mời ra một cách kiên quyết thì cũng gây khó chịu cho chủ người Pháp….. “
Từ đó đi tới chỗ không quan tâm tới cách sống của dân bản xứ chỉ là một khoảng cách rất ngắn. Ngoài ra phải thừa nhận rằng xã hội An Nam hồi đó không như bây giờ. […]
Về mặt vật chất, đương nhiên nước Pháp chưa làm hết sức mình cho dân bản xứ bằng các biện pháp hành chính và nhất là bằng một chế độ chính trị ổn định hơn.
[….] Thực tế trong những điều kiện như vậy không gì có thể thúc đẩy người da trắng nhích lại phía người da vàng và dân bản xứ chỉ được coi trọng đôi chút tùy theo công việc họ làm với chúng ta: nấu bếp, đánh xe, làm bồi hay bán hàng, thợ lành nghề trong công, thương nghiệp
[….] Để cụ thể hóa cái hố ngăn cách người Pháp với đám dân nghèo mạt, tôi nhớ rõ lúc đó cảnh sát bắt giữ bất cứ người An Nam nào tìm trong nhà có các đồ vật làm ở Châu Âu như thìa, dĩa, đèn, khăn ăn, đồng hồ quả lắc, quần áo ,v..v . Nếu cho người bồi một cái đồng hồ để đi làm đúng giờ, người chủ phải cho anh ta một giấy chứng nhận. Thậm chí một đôi giầy kiểu Châu Âu cũng là một thứ xa xỉ người An Nam không thể nào có được. Khi Paul Doumer lần đầu tiên tới Bắc Kỳ, một họa sĩ biếm họa đã vẽ ông ta đi giữa hai hàng lính rách rưới người bản xứ và phụ chú: “Nhất thiết phải cấp giầy cho những người này”
Ngày nay người nha-que (nhà quê) nghèo nhất cũng sắm được chiếc ô, thứ ngày xưa tượng trưng cho sự sang trọng dành riêng cho các chức sắc ….
[…] Người An Nam đầu tiên mặc quần áo kiểu Âu Châu năm 1900 là một người bồi trên tàu thủy từ Pháp về. Khi xuống tàu, những người đồng hương của anh ta tụ tập lại xem. Họ trầm trồ và chờ cảnh sát tới bát anh ta
Lẽ dĩ nhiên các cửa hàng không thể cấm người bản xứ vào vì họ vào đển lấy hàng theo phiếu của chủ người Châu Âu nhưng nếu có người bản xứ vào mua cho chính họ nếu không bị mời ra một cách kiên quyết thì cũng gây khó chịu cho chủ người Pháp….. “
Trích : Đông Dương Ngày Ấy 1898 - 1908 - tác giả Claude Bourrin
No comments:
Post a Comment