“Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, một mùa xuân tươi tràn ánh nắng khắp nơi nơi. Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non, vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đới. Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa xuân, cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm. Vừng dương hé sáng khi khắp nơi ta có Đảng, bóng tối lui dần tiếng chim vui hót vang. Và rồi từ đây ánh dương soi đời mới. Tiến theo cờ Đảng là thấy tương lai sáng tươi. Đảng đã cho ta cả mùa xuân của cuộc đời. Đảng truyền cho ta một niềm tin ở tương lai. Đảng đã mang lại tình yêu thương khắp nơi. Thế giới quanh ta hân hoan ngàn tiếng cười. Xua đi màn đêm chiến tranh gieo bao khổ đau, cuộc đời từ nay sẽ sáng tươi như mùa xuân. Vượt mọi gian khó tiến lên đi theo Đảng, bang giá tan dần ánh dương càng huy hoàng. Bạn ơi mùa xuân khắp nơi tươi đẹp quá. Khi lý tưởng Đảng rực sáng trong tim chúng ta”. Vâng, những lời trên là những lời trong bài hát “Đảng Đã Cho Ta Một Mùa Xuân”. Nó chứa đựng và toát lên bao nhiêu nỗi niềm, chứa đựng những điều tốt đẹp nhất mà nhân dân Việt Nam ta muốn giành tặng cho Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. “Đảng là mùa xuân, Đảng là người mẹ hiền”, Đảng dẫn dắt nhân dân, dân tộc Việt Nam trải qua biết bao chông gai, thử thách để có được đất Việt Nam phát triển như ngày hôm nay. Đảng xứng đáng nhận được những lời ca ngợi tốt đẹp nhất từ những người con đất Việt, Đảng đã cho nhân dân Việt Nam tất cả: Độc lập, tự do, dân chủ, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ ngày có Đảng, dân tộc ta, đất nước ta đã có mùa xuân, có ánh sáng soi rọi thoát khỏi con đường tăm tối mà thực dân, đế quốc đã gây ra, Đảng trở thành người tổ chức và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đưa nhân dân ta đến mọi thắng lợi. Từ ngày ra đời cho đến nay đã hơn 80 năm trôi qua, trong quãng thời gian gần một thế kỷ ấy Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng phấn đấu, rèn luyện về mọi mặt, xây dựng đội ngũ đảng viên ngày càng trong sạch vững mạnh xứng đáng là những ngọn cờ đầu trong mọi lĩnh vực quan trọng của đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu sáng lập và rèn luyện luôn luôn phấn đấu, hi sinh không biết mệt mỏi vì độc lập dân tộc, vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, có quan hệ rộng và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế. Con đường của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn trải qua đầy gian nan thử thách, nhưng Đảng ta luôn tin vào con đường “xã hội chủ nghĩa” mà mình đã chọn, đã và đang thực hiện con đường đó đi đúng hướng, những thành quả đạt được từ khi Đảng ra đời cho đến nay quá rõ ràng mà không một thế lực thù địch nào có thể bóp méo được. Có nhiều lý do đi đến sự thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam như: con đường Đảng đã chọn là đúng hướng, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng một điều vô cùng quan trọng dẫn đến thành công đó bởi đơn gian vì từ khi Đảng ra đời cho đến nay Đảng luôn “lấy dân làm gốc”, dựa vào nhân dân để dẫn dắt con đường mình đã chọn. Đảng tin dân và nhân dân cũng luôn luôn tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự kết hợp đó đã tạo thành một khối đoàn kết thống nhất toàn dân, một sức mạnh chính nghĩa mà không một tên đế quốc cũng như các thế lực thù địch, phản động nào có thể phá vỡ, lấn át được. Ngay từ khi mới ra đời, dưới sự dẫn dắt, rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn luôn dương cao ngọn cờ “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc từ đó phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Trước tiên từ khi thành lập, Đảng đã tập hợp được lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân đi theo cách mạng và đến mùa thu lịch sử năm 1945, chỉ sau 15 năm thành lập, Đảng đã lãnh đạo dân tộc ta lật đổ ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật và chính quyền phong kiến bù nhìn. Ngày 2.9.1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã đọc bản “tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lập nên nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đó đưa nhân dân, dân tộc Việt Nam từ kiếp nô lệ trở thành những người chủ thật sự của đất nước. Năm 1946,thực dân Pháp đã quay lại với âm mưu xâm lược nước ta lần thứ hai, trong bối cảnh hết sức nguy cấp đó Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã giữ vững, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân qua đó lãnh đạo nhân dân Việt Nam qua cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm và kết thúc là “chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đưa Việt Nam thoát khỏi sự xâm lăng của thực dân Pháp. Dù kẻ thù lì lợm, quyết xâm lược bằng được nước ta, sau thực dân Pháp là đế quốc Mỹ - tên đế quốc hung mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ nhảy vào xâm lược Việt Nam. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân ta quyết không sợ, khi đó “khối đại đoàn kết toàn dân càng được giữ vững, tăng cường và phát huy hơn nữa”, niềm tin của nhân dân Việt Nam vào Đảng ngày càng được nâng cao, Đảng luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, nhân dân cũng luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Nhân dân Miền Bắc hăng say sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững chắc để nhân dân miền Nam yên tâm, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù. Dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh, nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước mọi kẻ thù xâm lăng. Kết quả của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đó là Mỹ đã phải cút, Ngụy đã phải nhào. Lời của Bác tiên tri chính nghĩa đã giành thắng lợi “Kháng chiến nhất định thắng lợi. Độc lập thống nhất nhất định thành công” và nó đã trở thành sự thật. Thông qua chiến thắng đó thì Việt Nam trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, của sự đoàn kết toàn dân tộc. Thắng lợi đó còn thể hiện tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh, bản lĩnh, trí tuệ, sự lãnh đạo sang suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đoàn kết, ý chí quyết tâm của dân tộc Việt Nam mà Đảng và Bác Hồ đã dày công vun đắp. Sau thắng lợi lịch sử mùa xuân năm 1975, Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân đi theo con đường mình đã chọn, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cách mạng, chủ nghĩa dân tộc, lấy sức mạnh của quần chúng nhân dân làm nền tảng để khôi phục kinh tê, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, tiếp bước con đường Hồ chủ tịch đã chọn, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong những năm tiếp theo Đảng đã lãnh đạo đất nước, nhân dân bảo vệ vững chắc biên giới phía Băc và phía Tây Nam của Tổ quốc, đẩy lùi quân xâm lăng. Cuối thập niên 70 và thập niên 80 củ thế kỷ XX. Ngoài nước, trong lúc nhiều nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng, Đảng Cộng sản vag giai cấp công nhân ở các nước này đã dần mất vai trò lãnh đạo của mình. Trong nước thì các thế lực thù địch luôn có ý đồ lợi dụng những sai lầm khiếm khuyết của Đảng đẩy mạnh việc xuyên tạc, công kích Đảng quyết liệt nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội ở Việt Nam. Trong cơn bão khủng hoảng đó, Đảng ta vẫn đứng vững, vẫn cầm lái con thuyền cách mạng đi đúng hướng bởi một lẽ Đảng luôn biết nhìn lại mình, dám phê bình và tự phê bình những gì sai trái, tự chỉnh đốn mình, để ngày một vững mạnh, trưởng thành hơn và không để rơi sâu vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng trong khối xã hội chủ nghĩa. Đảng biết cách đổi mới tư duy, sang tạo trong vai trò lãnh đạo của mình, biết lấy dân làm gốc, tin tưởng tuyệt đối vào nhân dân, nhân dân cũng tin vào Đảng để đưa đất nước từng bước vượt qua khó khăn. Có những lúc Đảng cũng mắc sai lầm , vấp ngã nhưng qua đó Đảng đã nhìn nhận ra vấn đề của mình, từ đó rút ra những bài học vô cùng quý giá để Đảng có những bước tiến vững chắc về sau. Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới hơn một phần tư thế kỷ qua đã và đang mang lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng cho đất nước và nhân dân, dân tộc Việt Nam. Những thắng lợi đã đạt được đã khẳng định một điều con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã chọn là đúng đắn, là sang suốt. Rất nhiều chông gai, thử thách đang chờ đợi chúng ta trên con đường ấy nhưng nó không làm cho Đảng ta, nhân dân ta nao núng, không đi chệch con đường mình đã chọn. Với vai trò lãnh đạo của mình, Đảng đã lãnh đạo nhân dân qua nhiều gian nan, thử thách, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhân dân đói kém, thiếu lương thực trầm trọng thì cho đến ngày hôm nay Việt Nam đã là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhân dân được sống trong cuộc sống ấm no, yên bình. Có được những thành công như vậy, không chỉ nhân dân Việt Nam, mà cả bè bạn quốc tế cũng phải thừa nhân nhờ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng cách mạng chân chính mà không một thế lực thù địch nào có thể lấn át, xuyên tạc những luận điệu vô cắn cứ, chỉ trích Đảng được. Những thắng lợi đạt được sẽ tạo tiền đề để Đảng ta, nhân dân dân tộc Việt Nam vững bước tiến lên xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc, Việt Nam từng bước trở thành một nước công nghiệp phát triển, ngày càng có vị thế cao và là hình ảnh đẹp với cộng đồng quốc tế. Đảng luôn là niềm tin tất thắng của chúng ta, hãy tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và con đường mà Đảng đã chọn. Mỗi chúng ta cần chung tay góp một phần công sức nhỏ của mình cùng Đảng và Nhà nước ta xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu đẹp. Tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ đi lên thành công chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam sẽ có một cuộc sống hòa bình, ổn định, tươi đẹp. Hoàng Trường! - Trích Từ Dân Lầm Than |
Sunday, March 31, 2013
Đảng Cộng sản Việt Nam, Người là niềm tin tất thắng.
Thể chế hóa việc nhân dân giám sát chính quyền để phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
Thứ ba, Nhân dân trực tiếp giám sát về cán bộ, đảng viên của Đảng, đội ngủ cán bộ, công chức ở trong bộ máy chính quyền.
Linh BEO
Tính nguy hiểm của luận điểm đòi Việt Nam thực hiện đa đảng đối lập
Cách ứng xử khéo léo trong cuộc sống
Trong cuộc sống nếu chúng ta biết người biết ta, biết cách ứng xử khéo léo thì chúng ta hoàn toàn tự tin làm được tất cả mọi thứ mà không gặp khó khăn trở ngại nào. Sau đây là 1 quy tắc ứng xử mà bạn nên tham khảo để tùy cơ ứng dụng.
1. Chọn ngôn ngữ: Tùy cơ ứng biến, bạn sẽ lựa chọn những lời lẽ dễ nghe để diễn đạt ý kiến trái ngược hoặc phê bình. Như vậy, người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận. Điều này có thể giúp thu hẹp khoảng cách tình cảm giữa hai người.
2. Bàn tán, nói xấu sau lưng: Đây là điều sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ tốt đẹp mà bạn đã cất công gầy dựng. Ở những nơi đông người, tránh nêu điểm yếu của người khác. Những thông tin này lan truyền sẽ dễ làm tổn thương đến lòng tự trọng.
3. Tránh ngạo mạn, xu nịnh: Đừng bao giờ gượng gạo lấy lòng, khom lưng uốn gối trước kẻ khác, hay ngạo mạn, cho mình là nhất. Bạn càng không nên dùng quyền uy để hạ thấp người khác, củng cố “ghế” của mình.
4. Gạt bỏ cái nhìn định kiến: Đừng coi thường, bỏ ngoài tai lời góp ý tận tình, từ chối tiếp nhận học hỏi cái mới. Bạn sẽ khó thành công khi cứ khư khư giữ lấy ý kiến giáo điều, sẵn sàng đồng tình với tư tưởng thiếu khách quan, nhìn phiến diện để “bới lông tìm vết” của người khác.
5. Không cậy có công với kẻ khác: Bạn có thể giúp đỡ người khác tùy theo khả năng của mình, nhưng đừng bao giờ lên tiếng kể công với họ. Điều này sẽ khiến người được giúp cảm thấy day dứt như đang mang nợ.
6. Ghi nhớ sự giúp đỡ của người khác: Nhiều người lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại những gì đã giúp đỡ người khác. Thay vì như thế, hãy nghĩ đến những gì người khác đã giúp đỡ mình, dù việc rất nhỏ. Điều này có thể giúp bạn thắt chặt thêm tình cảm với mọi người và biểu hiện một phẩm chất đẹp trong cuộc sống: “Chịu ơn không quên”.
7. Không nên đề cập đến chuyện bí mật: Ai cũng có những bí mật riêng. Nếu bạn bè tin tưởng và thổ lộ với bạn, đừng bao giờ “bật mí” cho nhiều người khác. Điều này chẳng khác nào bạn “bán đứng” họ.
8. Hứa nhăng hứa cuội: Ồ, chẳng nên chút nào! Đừng khua môi múa mép, ba hoa chích chòe. Việc gì phù hợp với khả năng của mình mới nhận lời làm, kẻo mó vào “xôi hỏng bỏng không”. Nếu làm không được, cử thẳng thắn bày tỏ, đừng lấp lửng.
9. Hãy dũng cảm, chân thành nhận lỗi: Không nên đổ lỗi cho người khác, cũng đừng “cãi chày cãi cối” để tự bào chữa, biện hộ cho lỗi lầm của mình. Mặt khác, đừng bảo thủ cho rằng, bạn làm điều đó là tất nhiên nên chẳng có lỗi gì.
10. Tránh “có việc mới sang chơi”: Ngày lễ, Tết, bạn nên ghé thăm họ hàng, bạn bè để luôn thắt chặt mối quan hệ khắng khít. Không nên chờ có việc mới đến.
Theo Thu Thủy
TGPN
Saturday, March 30, 2013
Phật Học Thường Thức 9 – Tôn Kính Phật
Xương tan thịt nát chửa đền xong
Một câu thấu suốt siêu ngàn ức
Đạo Phật là đạo trí tuệ, càng hiểu Phật, càng tin Phật, càng kính Phật
Kính Phật thì phải làm sao?
.Thờ Phật
.Lạy Phật
.Cúng Phật
I. TẠI SAO CHÚNG TA THỜ PHẬT?
1. Vì Phật là bậc đáng tôn thờ
2. Vì Phật có đầy đủ đức tính từ bi, trí tuệ
3. Vì Phật là bậc đại hùng, đại lực, đại từ bi
4. Những lời nói, cử chỉ, hành động của Ngài cao thượng, sáng suốt đáng để chúng ta tôn thờ
Mắt thế Tôn nhìn xa ngoài muôn dặm
Lòng Thế Tôn như biển thẩm xanh màu
Tay hiền từ đốt đuốc giữa đêm thâu
Với Pháp nhủ đầy vàng châu cảm mến
Phải thờ Đức Phật nào?
-Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
-Đức Phật A-Di-Đà
-Thờ ba đời chư Phật: Phật Thích Ca, Phật Di-Đà và Đức Di-Lặc.
Cách thức thờ Phật:
-Phía trước thờ Phật, phía sau thờ cửu huyền thất tổ.
-Hay trên thờ Phật, dưới thờ cửu huyền thất tổ
Có 3 hạng người thờ Phật:
. Đệ tử ma thờ Phật: tuy thọ giới nhưng thích làm việc tà, không có niềm tin chân chánh, không biết tội ác.
. Người trời thờ Phật: giữ gìn 5 giới, thực hành 10 điều lành trọn vẹn, tin tội phước, làm lành sẽ được quả thiện.
. Đệ tử Phât thờ Phật: vâng giữ chánh giới, học rộng giáo lý, tu sửa bản thân mình, tăng trưởng trí tuệ. Biết thế gian là đau khổ tâm không mê thích, thực hành từ bi hỷ xả, thương xót chúng sanh mong cứu giúp tất cả.
II. LẠY PHẬT
1. Ý nghĩa lạy Phật
Khi Đức Phật còn tại thế, các đệ tử từ vua quan, đến dân chúng, mỗi lần được may mắn gặp Phật và đặt trán mình lên chân Ngài để tỏ lòng tôn kính Đức Phật.
2. Lạy Phật như thế nào?
- Khi lạy Phật thân tâm cung kính lễ, đừng lạy cho lấy có, thấy giống như đức Phật sống đang hiện diện trước mặt mình. Làm gì với sự cung kính thì công đức vô lượng.
Tội nặng nhất của mình là ngã mạn vì vô minh mê lầm không thấy được sự thật
- Đừng lạy vì ngã mạn cầu danh
Có 4 cách lạy Phật:
1. Lạy phát trí thanh tịnh: Nhiếp tâm cung kính rất mực không có gì xen tạp vô.Tâm thanh tịnh phước đức vô lượng vô biên
2. Lạy vào khắp pháp giới: 1 lễ khắp cùng tất cả hằng hà sa số chư Phật
3. Lạy chánh quán: quán xét chân chánh, mình với Phật đồng có trí giác ngộ như nhau, mình bị mê lầm, mình muốn hướng đến tu tập giống như trí tuệ của Phật
4. Lạy sự thật bình đẳng Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn Tâm rỗng mới lặng, tâm Phật cũng rỗng lặng nên phù hợp với nhau
10 công đức lạy Phật
1. Được sắc thân tốt đẹp
2. Mọi người tin dùng
3. Bình tĩnh giữa đông người
4. Được chư Phật gia hộ
5. Đầy đủ oai nghi lớn
6. Mọi người nương theo
7. Chư Thiên cung kính
8. Đủ phước đức lớn
9. Lâm chung được vãng sanh
10. Mau chứng quả Niết Bàn
Lạy Phật để dẹp trừ tâm cao ngạo, cho mình là hay hơn, tỏ lòng cung kính mới phát sanh công đức. Mình lạy nhiều hơn người khác sanh tâm kiêu mạn khi dễ người ít lạy. Cung kính đối với mọi người vì mọi đều là Phật tương lai. Lâu lâu mình có cự có quạu không? Những người gần gũi chung quanh mình phải có tâm cung kính quý trọng biết ơn.
III CÚNG PHẬT
Nói cho đầy đủ là cúng dường Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng
1. Ý nghĩa cúng Phật
Sự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật, có cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh, được kết duyên lành quyết noi theo bước chân của Ngài. Giống như chấm dầu vào ngọn đèn trí tuệ để soi sáng chánh Pháp soi rạng khắp tất cả cho chúng sanh thấy đường đi đường về.
2. Cúng Phật với những gì?
Dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.
3. Năm loại hương cúng Phật:
a) Hương Giới: Không biết giữ giới sát sanh nên chiến tranh đau khổ
b) Hương Định: Tâm của mình có lén đi một mình không?
c) Hương Tuệ: Biết được thân này là giả, chỉ tồn tại trong 1 hơi thở, nên không bị ràng buộc
d) Hương Giải Thoát: Không bị ràng buộc là giải thoát
e) Hương Tri kiến giải thoát: Biết được con đường giải thoát để hướng dẫn mọi người
4. Cúng dường Pháp bảo
Phải học Kinh, Luật, Luận để nhận định rõ thế nào là chánh Pháp. Phiên dịch Kinh điển hoằng pháp lợi sanh, diễn giảng sáng tác, ấn tống xuất bản Kinh điển để phổ thông Pháp bảo.
Một câu nhiễm tâm thần đều giúp tới bờ kia
Nghĩ suy thường tu tập, dùng làm thuyền bè
Hoặc lấy hay bỏ qua tai đều thành duyên
Một câu cùng một kệ tăng tấn đạo bồ đề
5. Cúng dường Tăng bảo
Không nên phân biệt Tăng ở xứ nào, chùa nào hay phái nào. Vị nào có đầy đủ giới đức chúng ta sẵn sàng cung kính cúng dường.
Ốc đảo tự thân – Chương 13: Chiến Tranh và Hoà Bình
ỐC ĐẢO TỰ THÂN
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TÂM THANH TỊNH
Tác Giả: Ni Sư Ayya Khema - Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Dịch từ bản tiếng Anh: Be An Island The Buddhist Practice of Inner Peace
Wisdom Publications 1999
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2010
Hòa Nhập Vào Cuộc Sống
Chiến Tranh Và Hòa Bình -thiên sử ca của nhân loại- là tất cả những gì chứa trong các sử sách, vì đó cũng là những gì đưọc chứa chất trong lòng ta.
Nếu bạn đã từng đọc qua Don Quixote, bạn sẽ nhớ rằng anh ta chỉ chiến đấu với các chiếc cối xay gió, với những kẻ thù tưởng tượng của mình. Don Quixote tự cho rằng mình là một chiến sĩ tài giỏi. Anh ta tưởng tượng rằng kẻ thù là những chiếc cối xay gió mà anh đi qua, và quay ra đánh nhau với chúng. Đó cũng chính là những gì đang xảy ra trong nội tâm ta, và cũng vì thế mà câu truyện này đã đưọc lưu truyền mãi sau này. Đó là câu chuyện của chính chúng ta. Các nhà văn, nhà thơ luôn tìm cách thể hiện những cá tính của con người. Nhưng ta nào có lắng nghe, vì có ai muốn nghe những sự thật không tốt đẹp về mình. Chính ta phải tự khám phá ra sự thật đó thôi, nhưng cũng không mấy ai làm đưọc điều đó.
Chiến đấu với cối xay gió, có nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta đấu tranh với những gì không quan trọng hay không thực có, chỉ là những kẻ thù, những chiến trận trong tưởng tượng -những chuyện vụn vặt mà ta tự biến thành quan trọng, và giữ mãi trong lòng. Ta tự nhủ: "Tôi không thể chịu đựng nỗi", thế là ta phải phản kháng; "Tôi không ưa hắn", thế là một cuộc chiến tranh xảy ra; "Tôi bất mãn", thế là một cuộc chiến sôi sục khởi lên trong lòng ta. Trong lúc chúng ta cũng chưa thực hiểu mình không vừa lòng với điều gì. Thời tiết? Món ăn? Tha nhân? Công việc? Thú vui? Nơi chốn? Có lẽ là bất cứ lý do gì cũng đưọc. Tại sao điều đó lại xảy ra cho ta? Tất cả là vì chúng ta không muốn buông xả để trở thành con người thật sự của mình, đó là không là ai cả. Nhưng có ai muốn làm thế đâu.
Ai cũng muốn mình phải là người quan trọng, người hiểu biết, người có ý kiến quan điểm thế này, thế nọ, dầu tất cả cũng chỉ giống như chàng Don Quixote với những chiếc cối xay gió. Chúng ta đôi khi còn khăng khăng đeo bám cả những tà kiến, chỉ vì điều đó khẳng định đưọc một cái 'tôi' to lớn. Chúng ta nghĩ rằng không là ai cả, không có gì cả, thì cuộc đời đáng buồn biết bao. Đâu biết rằng, khi đã tự khám phá ra sự thật, ta sẽ thấy rằng làm đưọc như thế, ta cảm thấy hạnh phúc, tự do biết bao. Nhưng chỉ vì chúng ta sợ bị những chiếc cối xay gió tấn công, chúng ta đã chẳng muốn buông bỏ những ảo tưởng của mình.
Tại sao chúng ta khó tìm đưọc cuộc sống bình an trong đời? Thưa, vì không ai muốn buông bỏ khí giới cả. Không có đất nước nào sẵn sàng ký hiệp ước buông bỏ vũ khí hoàn toàn. Ai cũng trách cứ sự kiện đó, nhưng chúng ta có tự xét lại xem mình có buông bỏ vũ khí chưa? Nếu chính chúng ta còn chưa thể làm đưọc, trách gì ai? Không ai muốn làm người đầu tiên buông bỏ vũ khí, vì sợ bị người khác tấn công. Có vậy, thì đã sao? Nếu không có cái ngã, làm gì có sự chinh phục? Làm gì có sự chiến thắng trước cái vô ngã? Hãy để những ai thích gây chiến, thắng cuộc, việc quan trọng là ta có đưọc tâm bình an.
Ở bên ngoài ta nhận biết chiến tranh vì sự bạo động, hung hãn, tàn sát lẫn nhau. Nhưng làm sao ta nhận biết chiến cuộc trong lòng ta? Mỗi chúng ta chứa một kho vũ khí bên trong: đó là lòng sân hận, oán thù, tham ái. Chúng ta tự làm tổn thương mình bằng chính những vũ khí đó. Bằng cớ là ta khó tìm đưọc sự bình an trong nội tâm. Đôi khi ai đó đến gần ta, trong tầm đạn và cũng bị thương tổn; đôi khi một trái bom nào đó nổ bên trong ta, tạo ra bao điêu tàn.
Chúng ta hãy cứ tự xét lại xem ta có thực sự cảm thấy trong lòng bình an, vui vẻ không. Thiếu vắng niềm vui ở nội tâm, nhiều người tìm kiếm chúng ở bên ngoài. Đó là lý do dẫn tới chiến tranh. Lúc nào cũng là do lỗi của nước khác, hoặc nếu không tìm ra lỗi, thì đổ cho nhu cầu phải mở mang, nhu cầu phải có đất đai để trị vì. Đối với cá nhân, thì người ta đi tìm kiếm thêm thú tiêu khiển, thêm các trò vui, những sự hưởng thụ. Nếu không tìm đưọc mục tiêu để đổ lỗi, thì ta tin rằng đó là những nhu cầu không đưọc thoả mãn.
Rất ít người trong chúng ta biết rằng những chiếc cối xay gió ta đang chạy đuổi theo chỉ là ảo ảnh, chúng sẽ tan biến đi ngay nếu ta không dung dưỡng cho chúng thêm sức mạnh, thêm quan trọng. Rằng ta có thể mở rộng lòng khoan dung, không sợ hãi, dần dần buông bỏ, bớt chấp chặt vào quan điểm, ý kiến, thói quen hành động. Khi tất cả những thứ đó đã phai nhạt, ta còn lại gì? Một không gian rộng lớn tràn đầy để ta có thể chứa đựng những gì ta muốn có. Nếu khôn ngoan, ta sẽ chứa đựng trong đó những từ bi hỉ xả. Vậy là ta sẽ không còn gì phải tranh đấu nữa. Chỉ còn có niềm vui và an bình. Nhưng điều đó ta không thể tìm kiếm ở thế giới bên ngoài. Tất cả đều phải đưọc bắt đầu từ bên trong nội tâm chúng ta và lan tỏa ra ngoài. Không thể có trường hợp ngược lại. Nếu ta không hiểu rõ điều đó, ta sẽ mãi còn lang thang trên đường viễn chinh.
Hãy tưởng tượng ra những ngày tháng của các cuộc viễn chinh thập tự! Đã có bao hiệp sĩ đổ hết cả của cải vào việc trang bị cho mình những vũ khí tối tân nhất, sắm sửa những chiến mã và quân lính thiện chiến nhất, để rao truyền tôn giáo đến những kẻ vô đạo. Có nhiều người đã bỏ mình ngoài chiến trận hay vì kiệt sức, những người còn lại, dầu có đặt chân đưọc đến đất thánh, cũng không mang lại kết quả gì, ngoài mầm móng chiến tranh. Ngày nay, nhìn lại, ta thấy những việc làm đó thật là điên rồ, nực cười.
Vậy mà ta cũng làm như thế ngay trong cuộc sống của mình. Thí dụ, nếu có ai đọc lại những dòng nhật ký của mình, viết về những thất vọng, khổ đau của chính mình trong vài ba năm trước, giờ hẳn cũng thấy tự buồn cười. Chúng ta không thể nhớ tại sao lúc đó chúng lại quan trọng đến thế. Nhưng chúng ta vẫn không ngừng làm những việc ngốc nghếch đó đối với bao chuyện vụn vặt hằng ngày, chúng ta vẫn đổ bao sức lực cố gắng để uốn nắn mọi thứ theo ý muốn của mình. Nếu ta có thể bỏ qua tất cả các tâm hành đó để dốc tâm trí vào những việc thật sự quan trọng không tốt hơn sao? Chỉ có một điều quan trọng đối với tất cả mọi chúng sanh, đó là tâm bình an, hạnh phúc. Đó là thứ không thể mua, không thể kiếm tìm hay ban tặng. Ramana Maharshi, một vị thánh ở miền nam Ấn độ, đã nói: "Không phải ai sinh ra cũng đưọc bình an, hạnh phúc. Muốn đưọc như thế, con người cần phải nỗ lực kiên trì".
Nhiều người lầm tưởng rằng bình an, hạnh phúc đồng nghĩa với không phải làm gì, không đeo gánh trách nhiệm hay bổn phận gì, và luôn có người chăm sóc mình. Đó là lười biếng. Trong khi muốn đạt đưọc sự bình an, hạnh phúc chúng ta phải nỗ lực chuyển hóa nội tâm không ngừng nghỉ. Chúng ta sẽ không có đưọc sự bình an, hạnh phúc bằng cách tích lũy thêm của cải, tài sản, mà phải bớt lòng tham muốn, để tâm thêm trống trải cho đến ngày tất cả chỉ còn lại là một không gian tràn đầy để hạnh phúc, bình an có thể ngự trị nơi đó. Khi trái tim ta còn đầy cái yêu, cái ghét, thi còn chỗ nào cho bình an, hạnh phúc len vào?
Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ ở đâu, lúc nào, ta cũng có thể tìm đưọc sự bình an cho tâm hồn, nhưng phải bằng chính nỗ lực nội tâm, chứ không phải bằng sự trốn tránh. Thế giới bên ngoài có đủ trò để chúng ta tiêu khiển, các sắc dục, đầy quyển rủ. Càng bám víu vào những thứ đó, tâm ta càng xao lãng, ta càng ít có cơ hội để nhận nhìn ra những khổ đau của mình. Nếu có thì giờ và cơ hội để soi rọi lại nội tâm, ta sẽ nhận thấy một thực tại nội tâm hoàn toàn khác với những gì chúng ta tưởng tượng. Đa số không dám chấp nhận sự thật đó - họ lảng nhìn nơi khác. Khổ đau không phải là do lỗi của ai tạo ra. Chỉ có buông xả là phương cách chữa trị khổ đau hữu hiệu nhất. Điều đó quá đơn giản, khiến ít ai tin tưởng để làm theo.
Có một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về một cái bẫy khỉ ở Á châu -đó là một cái hộc bằng gổ có khe hở nhỏ, bên trong đựng kẹo. Khi con khỉ muốn lấy kẹo, phải bỏ tay vào cửa nhỏ để lấy. Khi tay đã đầy kẹo, khỉ không thể rút tay ra, thế là khỉ bị mắc kẹt đó, cho đến khi gã thợ săn đến bắt đi. Con khỉ không ngờ rằng, để thoát đưọc khỏi cái bẫy, nó chỉ cần thả tay không, bỏ kẹo ra.
Cuộc đời ta cũng như thế. Ta bị dính mắc vào đó, vì ta muốn hưởng những vị ngon ngọt của cuộc đời. Không biết buông bỏ, ta vướng mắc vào cái vòng lên xuống của hạnh phúc và khổ đau, hy vọng và thất vọng. Chúng ta chưa biết tự giải thoát mình bằng cách buông xả; ngược lại chúng ta còn phản kháng, chống cự, nếu có ai buông lời khuyên như thế. Dầu rằng tất cả chúng ta đều đồng ý rằng chỉ có sự bình an, hạnh phúc trong một tâm hồn tự tại mới là điều đáng quý nhất trong đời.
Có một câu chuyện kể rất hay về Nazrudin, lão phù thủy, có tài kể chuyện kỳ quặc. Chuyện rằng, có lần ông sai đệ tử ra chợ mua một bịch ớt. Người đệ tử làm theo ý ông, mang về bịch ớt cho Nazrudin. Ông cầm ớt lên ăn, hết trái này qua trái nọ. Chẳng bao lâu, mặt ông bắt đầu đỏ lên, nước mắt, nước mũi chảy ra ròng ròng, ho sặc sụa. Người đệ tử đầy kinh hoàng, nhìn sư phụ mình, sau đó thưa: "Bạch thầy, mặt thầy đã đỏ, nước mắt, nước mũi thế kia, lại sặc sụa. Sao thầy không ngừng ăn ớt?" Nazrudin trả lời: "Vì ta đang chờ đợi một viên kẹo".
Đúng là bài học của những trái ớt! Chúng ta cũng thế, chỉ biết chờ đợi một điều gì đó, một nơi nào đó, sẽ mang đến cho ta sự bình an, hạnh phúc. Còn trước mắt thì chỉ có khổ đau. Nước mắt, nước mũi chúng ta cũng đang ràn rụa, nhưng chúng ta không muốn bỏ qua những ảo tưởng của mình. Chúng ta chờ đợi vị ngọt ở dưới đáy bịch ớt chăng? Nếu chỉ suy tưởng, đọc hay nghe về những điều này, tất cả đều chẳng lợi ích gì: chúng ta phải tích cực soi rọi, quán sát lại lòng mình để tìm ra thực tại nội tâm của mình. Tâm ta càng có nhiều ham muốn, tham ái, thì cuộc đời ta càng có lắm khổ đau.
Tại sao lại phải chạy đuổi theo những chiếc cối xay gió đó? Chúng ta đã tự tạo ra chúng, thì cũng phải chính ta hủy diệt chúng. Biết được trái tim ta vướng vấn những gì, cũng đem lại cho ta nhiều lợi ích. Ta sẽ thấy tất cả chỉ là những cảm thọ, hết lớp này đến lớp khác, xô đuổi nhau. Nhưng thay vì tìm lý do để biện minh cho chúng, ta cần phải biết rằng chính chúng tạo nên những cuộc chiến tranh ở trên đời. Hãy buông bỏ khí giới, thì sự giải trừ quân bị sẽ trở thành hiện thực.
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-8065_5-50_6-1_17-543_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Friday, March 29, 2013
Dân làm báo hay phản động làm báo
Nhưng vừa rồi đã bị hacker đánh sập
Thí dụ thực tiễn:Nào là chính quyền không cho nhà ông vươn xây nhà vệ sinh, nào là việt cộng bán nước, dâng biển cho giặc tàu, nào là đa đảng, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang..... hoặc là chỉ biết copy rồi paste các bài viết của nhau. Xin nói rõ tất cả các bài viết, comment ở mấy blog nêu trên đều đưa tin 1 chiều theo hướng chống phá Nhà nước ta, có tính kích động các phần tử bất mãn chế độ THÌ đó là phản động chứ gì nữa?
8200 chữ ký vào Lời tuyên bố công dân tự do- minh chứng cái gì hay chỉ là minh chứng cho sự ngu si, thiểu năng của những con người nông cạn, chậm hiểu biết, những kẻ vô công rỗi nghề, không có việc gì làm, không chịu lao động chỉ thích hưởng thụ. Thử hỏi ai dám nghe những người như vậy? Ai dám tin những kẻ như thế?
Sửa đổi hiến pháp - Một góc nhìn
Hương Lan |
Chả đậu hũ chiên, hai cách làm – Tuệ Lan
Cách 1: Chả đậu hũ + đậu xanh:
Nguyên liệu:
- 400 gr đậu hũ miếng (firm tofu)
- 1/2 chén đậu xanh đã cà vỏ
- 5-6 tai nấm mèo khô
- 1/2 chén bột thính bánh mỳ (bread crumbs)
- Bột nêm chay, dầu ăn, tiêu
Cách làm:
- Đậu xanh ngâm nước ấm 2 tiếng. Xả sạch giã nhuyễn.
- Nấm mèo ngâm nước cho nở bằm nhuyễn
- Dùng 1 cái nĩa dằm nát đậu hũ cho thật nhuyễn
- Trộn ba loại nguyên liệu trên cùng với bột thính bánh mỳ cùng bột nêm, tiêu
- Vo từng viên mỏng, đường kính 5-6 cm, chiên trong dầu nóng, vàng đều hai mặt.
- Dùng nóng với tương ớt rất ngon. Món này ăn giòn, nghe mùi béo béo của đậu xanh.
Cách 2: Chả đậu hũ chiên cà rốt
Nguyên liệu:
- 400 gr đậu hũ miếng (firm tofu)
- 1 củ cà rốt
- 5-6 tai nấm mèo khô
- 1/2 chén bột thính bánh mỳ (bread crumbs)
- Bột nêm chay, dầu ăn, tiêu
Cách làm:
- Nấm mèo ngâm nước cho nở bằm nhuyễn
- Dùng 1 cái nĩa dằm nát đậu hũ cho thật nhuyễn
- Cà rốt bào mỏng, cắt sợi rồi bằm nhuyễn
- Trộn ba loại nguyên liệu trên cùng với bột thính bánh mỳ cùng bột nêm, tiêu
- Vo từng viên mỏng, đường kính 5-6 cm, chiên trong dầu nóng, vàng đều hai mặt.
- Dùng nóng với tương ớt hoặc sốt mayonaise rất ngon.
Chúc các bạn nấu được nhiều món chay ngon miệng.
Tuệ Lan
Thursday, March 28, 2013
Thông báo: Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu) Thuyết Pháp và Cộng Tu Niệm Phật vào ngày 6, 7, 8 tháng 5, 2013 tại Tu Viện Đức Mẹ Hiền, NJ
Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu)
Thuyết Pháp và Cộng Tu Niệm Phật
Ngày 6, 7, 8 tháng 5, năm 2013
Tu Viện Đức Mẹ Hiền
317 Princeton Ave, Stratford NJ 08084
Chương trình:
Ngày 6 tháng 5, 2013 (Niệm Phật Và Thuyết Pháp từ 7 pm - 9:30 pm):
07:00 pm - 07:30 pm: Niệm Phật
07:30 pm - 09:30 pm: Thuyết Pháp
09:30 pm : Giải Đáp Thắc Mắc
Ngày 7 tháng 5, 2013 (Cộng Tu Niệm Phật và Thuyết Pháp từ 9 am – 9:30 pm):
09:00 am – 12:00 pm: Cộng Tu Niệm Phật
12:00 am – 01:00 pm: Cơm Trưa Và Nghỉ Ngơi
01:00 pm - 03:00 pm: Cộng Tu Niệm Phật
03:00 pm - 05:00 pm: Thuyết Pháp
05:00 pm - 07:00 pm: Cơm Chiều Và Nghỉ Ngơi
07:00 pm - 07:30 pm: Niệm Phật
07:30 pm -0 9:30 pm: Thuyết Pháp
09:30 pm : Giải Đáp Thắc Mắc
Ngày 8 tháng 5, 2013 (Cộng Tu Niệm Phật và Thuyết Pháp từ 9 am - 5 pm):
09:00 am – 12:00 pm: Cộng Tu Niệm Phật
12:00 pm – 01:00 pm: Cơm Trưa Và Nghỉ Ngơi
01:00 pm - 03:00 pm: Cộng Tu Niệm Phật
03:00 pm - 05:00 pm: Thuyết Pháp
Mọi thông tin chi tiết xin liên lạc: Thiện Thông qua email: adidaphat10108@yahoo.com hoặc số điện thoại: 484-798-5426
Wednesday, March 27, 2013
Những món chay ngon cho sinh nhật và Bát Quan Trai
Sinh nhật của Kenny, cháu DS, nhất định không cho thấy mặt đâu nhe
Hôm đó Mẹ Kenny đãi hủ tiếu chay
Khoai môn luộc, khoai môn làm kiểu này trông đẹp mắt hén
Trái cây
Bánh tét nhân chuối và nhân đậu, Mẹ của Kenny làm, Kenny phụ buộc dây, ngon lắm, nêm nếm rất vừa ăn, gói chặt chẻ, nếp khô ráo nhưng dẻo và mềm mại
Bát Quan Trai hồi tháng rồi. Món ăn gồm có 2 món xào, 2 món kho, củ cải muối, mắm sả ớt và đậu hũ chiên sả ớt
Các Sư Tỷ chuẩn bị dọn cơm
Các Sư Huynh phụ sắp bàn ghế
Nguyên một bàn ăn thật là tươm tất
Khoá Bát Quan Trai được hơn 30 giới tử về dự. Ni Sư đang cho học bài Chứng Đạo Ca của Tổ Huyền Giác. Đây là Phẩm 5: Chuyển phẩm chướng đạo thành phẩm trợ đạo và Phẩm 6: Tông thông thuyết thông. DS không có ghi lời của Ni Sư giảng hên mà tìm được lời giảng của HT Tuyên Hoá, các bạn cùng tìm hiểu với DS nhé.
Tòng tha báng, nhiệm tha phi,
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bị.
Ngã văn cáp tự ẩm cam lồ,
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghị.
Dịch:
Mặc ai biếm, mặc ai dèm,
Châm lửa đốt trời nhọc xác thêm.
Ta nghe như uống cam lồ vậy,
Tan hết vào trong chẳng nghĩ bàn.
Tòng tha báng, nhiệm tha phi: "Tòng" là tùy theo; "tha" là người khác; "báng" là hủy báng, nói xấu; "nhiệm" là phó mặc; "phi" là dèm pha một cách không chánh đáng, cũng cùng nghĩa với hủy báng. Câu này nghĩa là mặc người ta hủy báng, mặc người ta muốn phê bình ra sao cũng được, mọi người cứ tùy tiện nói xấu ta, hay bảo ta sai, ta cũng mặc họ.
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bị: Mang mồi lửa đốt trời, đốt cách nào cũng không thấu trời, chỉ tự chuốc lấy sự mỏi mệt, mình thì hứng lấy tro bụi, có khi mang họa lửa vào thân. Ðó là ý của hai câu "tòng tha báng, nhiệm tha phi, bảo hỏa thiêu thiên đồ tự bị."
Bỗng nhiên, vô duyên vô cớ, có người đến gây sự với ta, nói xấu ta đổ tội lên đầu ta; rõ ràng là ta chẳng làm điều gì mà người ta nhất định bảo chính ta đã gây ra; ta luôn luôn giữ đúng quy củ; đại khái họ mang những chuyện không đâu, chẳng liên hệ gì với ta để nói xấu ta; phải chi, điều họ nói là đúng, thì không nói làm gì, đó chẳng phải là nói xấu mà là công đạo; đàng này, họ nói một cách vô lý, chẳng cho ta có dịp để giải thích mà cứ một mực hủy báng ta như vậy, lúc đó chúng ta nên mặc kệ họ, mặc họ nói xấu, mặc họ dèm pha, họ muốn nói gì thì họ nói. Vô duyên vô cớ hủy báng như thế cũng giống như người cầm mồi lửa đốt trời, cuối cùng chỉ kẻ đó chuốc lấy sự mỏi tay, tự mình làm khổ mình.
Ngã văn cáp tự ẩm cam lồ: Khi nghe những người chỉ trích rằng ta không đúng, nói xấu ta, vô duyên vô cớ vu oan cho ta, đại khái những điều tiếng như thế, ta nghe xong cảm thấy như được uống nước cam lồ, hay uống những vị ngọt ngào như đường, như mật.
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghị: "Ðốn nhập bất tư nghị," là lập tức có ngay một sức mạnh giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, một công phu làm cho tâm không động. Chuyện vừa ý nghịch ý, cũng lãnh thọ dễ dàng, hay hay dở chẳng động tâm, bất cứ là hủy báng hay khen ngợi, trong lòng vẫn bình thường chẳng nao núng. Ðó chính là "tự ẩm cam lồ," chính là "tiêu dung đốn nhập bất tư nghị."
Quán ác ngôn, thị công đức,
Thử tắc thành ngô thiện tri thức.
Bất nhân san báng khởi oán thân,
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực.
Dịch:
Xét lời ác ấy công đức,
Ðó mới chính là thầy ta thực.
Chớ vì báng bổ khởi oán, thân,
Sao tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực.
Quán ác ngôn: Quán, là quán sát, là nhìn nghe, cũng cùng nghĩa như chữ thính là nghe, nhưng tại sao ở đây không dùng chữ "thính" - thính ác ngôn? Mà lại nói là quán ác ngôn? Quán là hồi quang phản chiếu, quay ngược lại mà quán tự tánh. Câu "phản cầu chư kỷ," cũng cùng nghĩa như công phu hồi quang phản chiếu.
Gặp người nói với ta bằng ác ngôn, ta nên hồi quang phản chiếu, lấy diệu quan sát trí để quán sát. Quán sát như vậy chính là diệu quán, là cách phân tích. Khi chứng được thánh quả thì sẽ có bốn trí. Khi chưa chứng, thì bốn trí đó có chăng? Cũng có, nhưng có sơ sơ, chưa đến chỗ rốt ráo. Ai cũng đều có một chút diệu quan sát trí, cũng biết quán, cũng có quán lực, và khi quán rồi thì sát, sát cái gì? Quán cái gì? Tức là quán sát ác ngôn.
Có bốn thứ ác, thuộc về lời nói: Nói thêu dệt, nói dối, ác khẩu, nói lưỡi hai chiều. Ác ngôn chính là ác khẩu, tức là buông ra những lời vô lễ, không hợp lý, vô cớ gây sự.
Thị công đức: Chúng ta nên nghĩ rằng những lời đó chính là các chất béo, các sinh tố, các chất bổ dưỡng, rất tốt cho cơ thể chúng ta. Chúng ta đương thiếu chất sinh tố, nay có người mắng ta, chính là họ cho ta sinh tố; ta vốn chẳng có công đức gì, nay được nghe người chửi mắng ta, tức là người cho ta công đức; phước báo ta không có, nay có người mắng ta, đó là phước báo. Thí dụ như quí vị tin Phật tức là quí vị đã có chút công đức rồi, nhưng quí vị cũng còn phải qua sự thử thách mới biết được, cho nên có câu nói:
Nhất thiết thị khảo nghiệm,
Khán nhĩ chẩm ma biện
Ðịch diện nhược bất thức,
Tu tái tòng đầu lai.
Câu trên nghĩa là hết thảy đều là sự thử thách, coi quí vị xử sự ra sao. Gặp thử thách mà quí vị xử sự không đúng, thì quí vị phải tập lại từ đầu.
Nếu quả quí vị nghĩ được như vậy tức là theo được câu "quán ác ngôn thị công đức."
Thử tắc thành ngô thiện tri thức: Người nào dùng lời ác nói với ta, ta cho rằng đó là điều hay cho ta, như vậy là họ đã giúp ta, họ chính là vị thiện tri thức của ta vậy. Ta tu đạo mà chẳng thành tựu, có người giúp ta thành tựu; ta làm công đức mà không thành tựu, có người giúp ta thành tựu công đức; ta cầu mà không mãn nguyện, có người tác thành cho ta, giúp ta mãn nguyện.
Bất nhân san báng khởi oán thân: Chẳng vì người nói xấu và chê cười ta mà ta sanh lòng oán hận. Ðối với những lời dèm pha, nói xấu, ta chẳng hề có chút gì gọi là tức giận, gọi là buồn bực, gọi là oán ghét, mà ngược lại ta còn đem lòng biết ơn. Ta giữ lòng bình đẳng, không oán không thân, bởi vì ta đủ sức từ bi nhẫn nhục, không tham, sân, si, ba thứ độc này, ta nghe người mắng ta, ta không oán, không ghét, cũng không sanh tâm hoan hỷ, đó chính là tâm bình đẳng, giống như nghe mà chẳng nghe.
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực: Nếu như chẳng đạt tới trình độ này, thì làm sao biểu hiện nổi vô sanh pháp nhẫn, cũng như lòng từ bi nhẫn nại?
Do đó chúng ta phải làm thế nào để khi gặp cảnh nghịch mà coi như cảnh thuận; để tìm thấy cái hay trong cái dở; để đối với kẻ thù địch mà có thái độ hòa giải, không đối đầu, không mang trong lòng ý nghĩ cừu hận. Nếu hiểu được đạo lý đó mới gọi là hiểu Phật pháp một cách chân chánh.
Tông diệc thông, thuyết diệc thông
Ðịnh huệ viên minh bất trệ không.
Phi đản ngã kim độc đạt liễu,
Hằng sa chư Phật thể giai đồng.
Dịch:
Tông cũng thông thuyết cũng thông,
Ðịnh huệ sáng tròn chẳng trệ không.
Nào phải mình ta riêng đạt đấy,
Hằng sa chư Phật thể chung đồng.
Tông diệc thông, thuyết diệc thông: Nói về "Tông" thì nguyên tại Trung-hoa có năm tông phái Phật giáo lớn: Thiền, Giáo, Luật, Tịnh, Mật. Chữ "tông" ở đây là nói về tông Thiền bởi Ðại sư chú trọng về tông này. "Thông" nghĩa là thông suốt, "thuyết" là thuyết giảng, đây chỉ về "Giáo tông."
Ðịnh huệ viên minh bất trệ không: Do giới luật mà có định huệ. Phải trì giới mới có định, có định mới có huệ. "Viên" nghĩa là viên dung, không bị chướng ngại; "minh" là sáng, là soi sáng khắp nơi. "Trệ là trì trệ; "không" là hư không, cũng có nghĩa là chân không.
Phi đản ngã kim độc đạt liễu: Không phải chỉ có một mình ta là thông suốt được các pháp đó.
Hằng sa chư Phật thể giai đồng: Chư Phật, nhiều như số cát sông Hằng, đều cùng một bản thể.
Cớ sao nói "tông" là Thiền tông, và "thuyết"là "Giáo tông"? Ðại sư Vĩnh-Gia là hàng pháp tượng của thiền tông cho nên bất cứ một lời nào của ngài cũng thuộc phạm vi Thiền tông. "Tông diệc thông" tức là đối với Thiền tông, ngài đã thông hiểu, thông suốt, không còn một chướng ngại nào. "Thuyết diệc thông" tức là đối với giảng kinh, thuyết pháp, ngài cũng thông suốt, không chướng ngại.
Trong Thiền tông, có người phê bình Giáo tông là không đúng, cũng có người thuộc Giáo tông chỉ trích Thiền tông. Ðúng như lời Hàn Dũ nói: "Nhập giả chủ chi, xuất giả nô chi; nhập giả phụ chi, xuất giả vu chi." Tại sao lại có sự trạng "nhập chủ xuất nô, nhập phụ xuất vu" như vậy? Nguyên do vì người ta chẳng "thông," thiền không thông, giáo cũng không thông, chưa tới chỗ viên dung vô ngại, hóa cho nên thấy mình là đúng còn người thì sai. Căn bệnh này sanh ra lối nhận thức "nhập chủ xuất nô," vì ưa thích tông của mình nên cho nó là đúng, không thích tông kia bèn cho nó là sai. Vì cố chấp thiên kiến nên chỉ trích sai lầm, dẫn tới sự phê bình cả Phật pháp, một pháp diệu mầu vô thượng. Bởi vậy mới có câu:
Tác tại tâm, ương tại thân,
Bất tu oán tố cánh vưu nhân.
Dục đắc bất chiêu vô gián nghiệp
Mạc báng Như Lai chánh pháp luân.
Dịch:
Tại tâm làm, tại thân chịu,
Ðừng có kêu oan chớ trách người.
Muốn khỏi nghiệp vương muôn kiếp lụy,
Vành xe chánh pháp chớ chê cười.
Bởi chứng chưa đạt tới trình độ viên thông vô ngại, tông chưa thông, giáo cũng chưa thông, nên mới cố chấp vào thiên kiến của mình, và buông lời chỉ trích giáo lý mà Phật đã để lại. Những loại người này, thật là đáng thương, họ đã báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, để phải đọa vào địa ngục. Tới lúc đọa, mà vẫn không hay biết! Quí vị thấy như vậy có phải là đáng thương không?
Tông cũng thông, giáo cũng thông! Tại sao nói như vậy? Bởi vì định huệ đều viên minh. Ðịnh đầy đủ, huệ đầy đủ. Như thế nào mới có định huệ viên minh? Chính là do trì giới. Bởi vậy người tu hành, nếu không trì giới cũng giống như thức ăn ngon mà trộn lẫn phân của súc vật, chẳng ai ham, thậm chí còn bịt mũi xa lánh; không trì giới lại cũng có thể ví như lấy cát để nấu thành cơm ăn vậy. Cho nên người tu đạo tất phải chú trọng vấn đề trì giới kẻo đi tới chỗ lừa người lừa mình, dối người dối mình. Dối mình thì không thể định huệ viên minh, dối người thì làm cho mọi người mất lòng tin.
Từ đó, định huệ viên minh chẳng trệ không. Trệ không, tức là ngừng nghỉ ở chỗ không, dừng bước lại không tiến nữa. Vậy thì có thoái chăng? Cũng không thoái. Ðó là trạng thái bồi hồi dừng chân ở giữa đường. Gọi là trệ không chính là tới một chỗ như một điểm không, rồi không tiến nữa, dừng lại nơi chỗ không đó.
Về hai câu: "Phi đản ngã kim.....," Ðại sư Vĩnh-Gia nói rằng chẳng phải chỉ một mình Ngài thể hội được đạo lý này, mà Hằng hà sa số chư Phật cũng từ cơ sở này mà chứng quả, chứng được pháp thân Phật.
Căn cứ mấy câu này trong bài ca, tuy không có lời nào đề cập tới việc trì giới, nhưng thực sự giới luật đã nằm trong hai chữ "định huệ." Nếu quí vị không thực sự trì giới, quí vị sẽ không thể có định lực, mà không có định lực tức không có huệ lực. Bởi vậy, trong Phật pháp không nên trộn lẫn lộn các thứ hỗn tạp, như vậy có khác gì mắt bị mờ vì cát bụi, chúng ta nhất định phải cung hành một cách thực tiễn, chớ không phải chỉ nói thiền ở cửa miệng.
Sư-tử hống, vô úy thuyết,
Bách thú văn chi giai não liệt.
Hương tượng bôn ba thất khước uy,
Thiên long tịch thính sanh hân duyệt.
Dịch:
Sư tử hống thuyết vô úy,
Trăm thú nghe qua xé óc tủy.
Hương tượng chạy dài hết liệt uy,
Thiên long lặng ngóng lòng hoan hỷ.
Sư-tử hống, vô úy thuyết: Sư tử là vua trong loài thú. Phật thuyết pháp ví như tiếng rống của sư-tử, không hề kiêng sợ bất cứ cái gì. Một khi thuyết pháp thì:
Bách thú văn chi giao não liệt: Các giống chim muông, thú vật nghe tiếng rống đều hãi sợ đến nát óc tủy.
Hương tượng bôn ba thất khước uy: Voi là loài to lớn nhất trong loài thú, bệ vệ oai phong, vậy mà khi nghe tiếng rống của sư-tử cũng hồn phi phách tán, sợ hãi kinh hoàng, chẳng còn oai phong gì nữa.
Thiên long tịch thính sanh hân duyệt: Chỉ có tám bộ thiên long lặng lẽ nghe sư-tử rống mà khởi tâm hoan hỷ.
Ðại ý chỗ này muốn nói rằng, pháp Phật như tiếng rống của sư-tử. Còn muông thú thì ví như cái gì vậy? Muông thú chính là nói về số bàng môn tả đạo, tà thuyết dị đoan, các loại tà giáo đó. Cũng như loài muông thú, khi nghe tiếng rống của sư-tử thì mất mật kinh hồn, đến nỗi té vãi đại tiểu tiện ra, luýnh quýnh không biết xử sự ra sao, số thiên ma ngoại đạo khi nghe tới chánh pháp thì trong lòng hốt hoảng bất an. Hương tượng có thể ví như lãnh tụ của ngoại đạo, và trong trường hợp này cũng mất hết thần thông, mất cả trí huệ, mất cả uy tín đối với các đồ chúng, cho nên nói "hương tượng chạy dài hết liệt uy." Ðối với thiên long bát bộ, các vị thiện thần hộ pháp, cho đến mười phương chư Phật và Bồ-tát thì lại hết sức hoan hỷ, hăng hái, tán thán. Cho nên, chúng ta là những người tin Phật, không nên lui tới, tham gia cùng số ngoại đạo. Những lời tà thuyết dị đoan, đều là những thứ mê hoặc, khuyên dụ người ta sanh tâm tranh đua, tham lam, mong cầu cho quyền lợi ích kỷ, suốt ngày chỉ toàn là những chuyện dối mị, thị phi.
http://www.dharmasite.net/ChungDaoCa.htm
Chúc các bạn tinh tấn học đạo để có được một đời sống an vui tự tại.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý báo chí, truyền thông – Sự tha hóa của nhà báo phản động
Báo chí nước ta phải góp phần tích cực vào tuyên truyền lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Báo chí phải góp phần tích cực xây dựng lý tưởng xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần ổn định chính trị tư tưởng, bình ổn đời sống tinh thần để huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lí của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí. Báo chí của ta là cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để của Đảng và quản lý của Nhà nước.
“Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Mỗi nhà báo là một cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng, là nhà truyền thong - vận động xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Nhà báo là chủ thể tích cực trong quá trình họat động báo chí cũng như quản lý nhà nước về báo chí.
- Không được kích động nhân dân chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, không được kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;- Không được tiết lộ bí mật nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.