Bài thơ tình nổi tiếng thế giới thay cho những lời lẽ đẹp nhất về tình yêu- nguồn hấp dẫn khổng lồ cho con người ở mọi thời đại nhưng phải chăng câu chuyện về 2 mối tình sau đang đi ngược chiều nhau?
“Tôi đã từng hỏi nhà tôi: Nếu anh bị bắt như những người tù nhân lương tâm thì sao?
Em không biết, dù đã từng vài lần nghĩ về điều này. Em cũng không biết, lúc đó em có đủ bản lĩnh đấu tranh cho anh như những người vợ khác không nữa, nhưng có một điều chắc chắn: em sẽ chờ anh, chờ anh về cho đến khi nào em còn sống - nhà tôi nhẹ nhàng trả lời.
Câu trả lời giản dị của nhà tôi làm tôi chợt nhớ đến vợ anh Trần Huỳnh Duy Thức.
Tôi không biết chị là ai, ngoài một bài báo cũ gần 4 năm về trước cho hay chị có tên Lê Đính Kim Thoa, khi đài BBC phỏng vấn về tình trạng chồng mình”.(trích bài của tác giả Nguyễn Ngọc Già: Trần Huỳnh Duy Thức - Tình Yêu Kỳ Diệu, trang Nhật ký yêu nước)
Cuộc nói chuyện giữa hai vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Gìa hé mở câu chuyện tình cảm động giữa một người tù nhân tên Nguyễn Huỳnh Duy Thức và vợ Lê Đính Kim Thoa.
“Trần Huỳnh Duy Thức, sinh ngày 29 tháng 11năm 1966, sống tại phường 13, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Ông là một kỹ sư - doanh nhânViệt Nam, nguyên là Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI, là một nhân vật bất đồng chính kiếntại Việt Nam. Ông bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giam và Tòa án Nhân dân TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010 phạt 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Năm 2005, ông cùng một số nhân vật như Lê Thăng Long lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Từ đầu tháng 11 năm 2008, ông lập hai Blog trên mạng internet: Change We Need và Trần Ðông Chấn xuất hiện nhiều bài viết và bình luận về lãnh đạo cũng như nền chính trị Việt Nam, với tổng cộng khoảng 49 bài viết. Thông tin ở đây được một số hãng thông tấn quốc tế đăng lại.
Tháng 3 năm 2009, ông đi Phuket, Thái Lan. Tại đây ông gặp một số nhân vật bất đồng chính kiến khác, cùng họ thành lập các tổ chức chính trị nhằm thay thế Đảng cộng sản Việt Nam khi xảy ra biến cố chính trị trong tương lai, về nước ông đã thành lập Đảng xã hội Việt Nam.
Sau khi về nước, ông cùng với ông Lê Công Định, Nguyễn Sĩ Bình hợp tác viết cuốn sách Con đường nước Việt, trong đó Lê Công Định viết phần cải cách Tư pháp, Nguyễn Sĩ Bình viết về phần cải cách Xã hội, còn ông viết về phần cải cách Kinh tế”.
Ông chính thức bị chính quyền Việt Nam bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009 với tội danh ban đầu là trộm cắp cước điện thoại, sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Cùng với một số nhân vật như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long bị tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010, riêng cá nhân ông bị tuyên án 16 năm tù giam .
(sưu tầm nguồn tin)
Khi bài báo trên trang nhật ký yêu nước về tình cảm hai người được đăng thì Trần Huỳnh Duy Thức vẫn đang thụ án trong tù và người vợ vẫn chờ đợi qua những cánh thư về. Từ những bất mãn cá nhân, người chồng hoạt động mù quáng không kể luật pháp để rồi tình yêu rơi vào khoảng cách khi 2 người ở hai thái cực khác nhau.
Được biết khi Trần Huỳnh Duy Thức sinh ra ( năm 1966) khi đất nước vẫn chìm trong chiến tranh ác liệt nhưng không ý thức được độc lập quý giá mà sau này mình được hưởng, Thức ra sức chống phá chế độ đi ngược lại con đường Đảng và đất nước đã lựa chọn. Hành động là sai lầm nhưng tình cảm vợ chồng không có tội. Hi vọng rằng một tình yêu nhắc tới dưới đây sẽ giúp cho Lê Đính Kim Thoa có được cái nhìn đúng đắn về những sai lầm của chồng mình thay cho niềm tin mù quáng mà chị vẫn đặt.
Đây là bức ảnh về một chiến sỹ biệt động hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 tại Huế. Một bức ảnh gây xúc động cho những ai đã thấy không chỉ về chiến tranh khốc liệt mà còn về tình yêu thời chiến. Bức ảnh đã úa màu thời gian vì hơn 40 năm tồn tại nhưng mỗi lần chứng kiến nó cảm giác như chiến tranh đang ở ngay trước mắt và lúc ấy chồng chị mới 2 tuổi.
Người chiến sĩ ngã mình trên đất mẹ khi tất cả bị đổ nát, bom đạn quân thù làm văng ra những thứ vô giá mà anh luôn mang bên mình, đó không chỉ có túi đạn nặng trĩu để anh đương đầu tiêu diệt kẻ thù có vũ khí hiện đại mà còn có những tấm hình về người con gái anh thương. Trong tấm ảnh đen trắng người con gái có mái tóc dài khuôn mặt rất hiền đó là người anh chiến sĩ yêu da diết. Lúc ngã xuống chắc anh sẽ lo lắm khi nơi hậu phương người con gái ấy vẫn trông chờ anh về cùng tin chiến thắng, nếu ngày độc lập đến quá muộn thì người con gái ấy sẽ chờ đợi từng dòng thư từ chiến trường, mòn mỏi những dòng thư không bao giờ trở lại mà có chăng chỉ là giấy báo tử nhận về.
Chiến tranh ác liệt, những người ra đi biết là cơ hội trở về chẳng có bao nhiêu nhưng vì độc lập dân tộc vì niềm tin vào Đảng vào Bác Hồ, khi Tết năm nào Bác cũng gửi thơ động viên, như:
“THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN - 1968
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!
Chị thân mến, đã có hàng triệu thanh niên hi sinh tình yêu và cuộc đời để có độc lập tự do cho những tình yêu của thế hệ sau được nở hoa kết trái, nhưng quan trọng là thế hệ sau như chúng ta có biết trân trọng gìn giữ những thành quả đó không hay lại như những con chim đại bàng dự đoán về sự sụp đổ của đất nước?
Rất mong nhận được lời hồi âm của chị Lê Đính Kim Thoa.
No comments:
Post a Comment