Nhớ chuyện 2 năm trước, khi Bùi Hằng, Thúy Nga và những người dân oan chửi bới thô tục trong quá trình biểu tình đã khiến các nhân sỹ như Nguyễn Quang A, Lã Việt Dũng, Ngô Nhật Đăng…cảm thấy xấu hổ vì phải xuống đường với những con người “lấy chửi bới làm phương tiện đấu tranh” này. Lã Dũng gọi những phụ nữ này là “Giặc khăn vàng” với lập luận “Đấu tranh dân chủ cần văn hoá và dân trí”, “đấu tranh dân chủ kiểu chửi bới, kiểu "Giặc Khăn Vàng" như vậy chỉ khiến những người đấu tranh bị cô lập, bị tránh xa và triệt tiêu sức ảnh hưởng.”
Vừa qua, dư luận tuy có nhiều tranh cãi như có phần ủng hộ nhóm Đoan Trang, Trịnh Anh Tuấn khi thể hiện thái độ rũ bỏ cờ vàng nhằm tạo dựng nên “thế hệ xanh”, những gương mặt tươi trẻ, nhiệt huyết và ôn hòa hơn.
Tuy nhiên cuộc tuần hành ngày 26 tháng 4 dường như chuyển biến theo hướng bất lợi khi đội quân áo dài với nòng cốt lại là gương mặt “giặc khăn vàng” như mẹ con nhà Maria Thúy Nguyễn, Thúy Nga… hết hò hét, chửi bới, lăng nhục, khiêu khích an ninh, mật vụ lại giở võ nằm ăn vạ, dẫn đến màn “Nào mình cũng lên xe bus” tái diễn. Trên xe bus, chửi bới không ngừng và tự khoe khoang lên mạng bằng clip, rồi lại đến chiêu tố cáo bị “quấy rối tình dục”, đủ hết!
Nếu như bài tường thuật “Lần đầu làm chuyện ấy” của Mai Trang giá trị bao nhiêu, gây thiên cảm bao nhiêu, lột tả sự “bắt nhầm”, vô lối của công an thì series bài “Lần đầu làm chuyện ấy” của Tuyết Anh Jethwa lại phản cảm bấy nhiêu. Câu chuyện toát lên những dòng hả hê vì đã “hạ nhục” được mấy cậu công an trẻ ra sao, đã chua được những bình phục chửi bới hấp dẫn như thế nào…
Liệu xã hội có tốt đẹp hơn, có nhân văn hơn khi ca tụng những cá nhân buông ngôn từ mạt hạng với nhau không?
Người ta có thể chưa cần biết biểu tình đòi dân chủ của Hong Kong đúng sai đến đâu, nhưng ai ai cũng cảm động, đánh giá cao hành động của các sinh viên Hong Kong như tặng hoa cho cảnh sát, che ô cho cảnh sát khi mưa, ôn hòa, nhẫn nại khi cảnh sát đàn áp, vì những sinh viên này hiểu rõ, họ đang đấu tranh bất bạo động đòi hỏi giải quyết quyền lợi của bản thân và xã hội với hệ thống chính quyền Hong Kong chứ không phải đi “chiến đấu” với những nhân viên cảnh sát kia.
Nhà nước nào cũng vậy, rất cần đến bộ máy cảnh sát hay an ninh để duy trì trật tự xã hội và chống lại nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia và có mục tiêu tối thượng là bảo về người dân, bảo đảm chủ quyền và lợi ích của dân tộc. Thử hỏi một xã hội thiếu vắng đi lực lượng này thì xã hội đó sẽ ra sao? Chắc chắn rằng xã hội sẽ loạn.
Đối với cuộc tuần hành vì cây xanh cũng vậy, sẽ chẳng cần đến lực lượng công an can thiệp nếu như không có những kẻ chuyên rắp tâm lợi dụng để quấy nhiễu, gây sự để chờ những phản ứng tiêu cực của những người có trách nhiệm rồi tung lên mạng, lu loa nói xấu chế độ, và đòi hỏi này khác.
Đã hơn một lần chúng ta chứng kiến những kẻ mà ta quen gọi là quá khích gân sự với nhân viên công quyền. Tất nhiên, sự quá khích đó là có sự chuẩn bị từ trước và có tổ chức. Đứng đằng sau những kẻ này, luôn có nhưng kẻ khác xúi bẩy, sẵn sàng chụp ảnh, ghi âm, quay video để tô vẽ cho cái mà chúng dự định tung lên mạng.
Chúng ta đồng tình rằng người dân có quyền đấu tranh vì dân chủ nhân quyền & phản đối những sai trái của chính quyền như Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Nhưng không có Hiến pháp của bất kể quốc gia nào cho phép người dân đấu tranh bằng bạo lực hoặc sử dụng cách thức vô văn hóa để thực hiện quyền đó của mình. Chúng tôi ủng hộ những người xuống đường vì mục đích tốt đẹp, nhưng chúng tôi phản đối những người lợi dụng biểu tình để bêu xấu Nhà nước, chống đối chính quyền hoặc đánh bóng tên tuổi bản thân một cách vô sỉ.
Nguồn: ĐHCNU
No comments:
Post a Comment