"Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác"
Một triết gia đã từng nói như vậy! Và tin chắc đã rất nhiều người đã nghe về câu nói này.Thế nhưng vì lý do nào có những cá nhân thuộc nhiều tầng lớp đang đòi "bắn vào quá khứ" bằng "đại bác" chứ không phải là "súng lục" hòng đập bỏ quá khứ hào hùng của dân tộc. Trong những con người đó nổi lên khá nhiều gương mặt khá nổi tiếng, thậm chí có cả những kẻ đã từng tham gia xây dựng "quá khứ". Điều mà họ biện minh cho sự "xét lại" của bản thân đó là câu nói: "Lịch sử được viết bởi người thắng cuộc".
Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861–1865) thì ai là người thắng cuộc và không biết bên thắng cuộc có viết lịch sử theo cách của họ không nhỉ?. Trong nhóm người đòi xét lại thấy rằng họ đa số là những người dược học hành tử tế, có đời sống kinh tế tương đối ổn định, chưa nói đến là khá giả. Thậm chí có những kẻ thuộc dòng dõi gia đình có truyền thống học vấn, truyền thống cách mạng. Vậy câu hỏi đặt ra đó là tại sao chúng lại đòi xét lại?
Chúng ta cần phải nhìn nhận khách quan rằng bất cứ một xã hội nào, chính phủ nào hay một đảng phái nào cũng đều luôn tồn tại những khuyết điểm của nó, điều đó cũng bảo đảm cho sự vận động và phát triển không ngừng của lịch sử nhân loại trên tất cả mọi mặt. Khắc phục khuyết điểm là để phát triển đi lên chứ không phải là để lùi lại thứ mà con người đã từng có. Bên cạnh đó sự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới luôn tồn tại, đó là sự cạnh tranh khắc nghiệt, không khoan nhượng. "Cái cũ" luôn đưa ra nhưng ưu điểm để minh chứng và níu kéo sự tồn tại cho bản thân đồng thời đào bới những yếu điểm của "cái mới" để hòng nói rằng việc phát triển là một hành động sai lầm. Lập luận của bọn xét lại cũng tương tự như vậy, chúng bất cần biết đó là quá khứ của chính ông cha chúng , thậm chí là của bản thân chúng, chúng lôi kéo cả những người chưa có nhận thức chính trị như các em bé mẫu giáo, tiểu học để làm lá chắn, quân cờ trong những cái chúng gọi một cách lố bịch là "Dân oan", "Tôi muốn biết" .v.v...
Bên cạnh đó không thể không kể đến việc bọn chúng vì không thỏa mãn những nhu cầu vật chất cá nhân, ích kỷ, có những kẻ đó là mắc chứng bệnh hoang tưởng vĩ cuồng muốn thể hiện cái tôi của bản thân. Từ đó chúng đưa ra những quan điểm nực cười và dị dạng như chính suy nghĩ của chúng.
Chúng đòi coi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta chỉ là một cuộc nội chiến hòng làm thay đổi bản chất chính nghĩa của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chúng không biết rằng dựa vào đâu để Ngô Đình Diệm có thể đơn phương phá bỏ hiệp thương tổng tuyển cử năm1956. Có lẽ chúng muốn quên đi tội ác Mỹ Lai mà chính cho đến tận bây giờ lính Mỹ vẫn không nguôi cắn rứt, chúng muốn quên một Khâm Thiên hoang tàn đổ nát và chết chóc...Sự thật là đó, sự thật trải dài từ bắc chí Nam, có lẽ với chúng đó là "nội chiến". Chúng muốn coi những người lính Quân đôi nhân dân Việt Nam và những người lính Ngụy quân là tương đồng,đó là điều hoang tưởng. Người lính Cụ Hồ ra trận với niềm tin vào chính nghĩa tất thắng, với ước mong giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Còn lính VNCH đi quân trường với mục tiêu gì ? Câu trả lời này dành cho "bọn xét lại".
Người viết bài này có người thân tham gia cả hai phía, cũng đã từng trò chuyện với rất nhiều người nguyên là lính phía bên kia. Khi hỏi tại sao đi lính thì được trả lời rằng "nếu không đi sẽ "được coi là Việt Cộng" cũng sẽ chết, mà sẽ liên lụy cả gia đình, cắn răng mà đi, không có tiền để chạy chọt làm lính phía sau nên phải làm lính chiến...". Đánh giá về cuộc sống hiện tại ở Việt Nam, khi gặp con trai của một người lính VNCH cũ, quê ở Tây Ninh, anh mới từ Mỹ về thăm quê hương, anh nói:" Cuộc sống ở Việt Nam càng ngày càng cởi mở và năng động, anh về lần này để coi tình hình, chắc chắn sẽ đưa ba anh về luôn".
Khi hỏi anh nghĩ gì về chiến thắng 30/4/1975 thì anh nói:"Chiến tranh phải có người thắng người thua, chiến thắng đó là sự kết thúc cho một giai đoạn lịch sử để mở ra một thời kỳ mới, ai cũng phải chấp nhận điều đó, người nào cứ giữ mãi hận thù kẻ đó sẽ không bao giờ tồn tại. Ông bà ta có câu thức thời là tuấn kiệt mà em, chính ba anh cứ lo nên dặn anh về xem tình hình thế nào, chứ bên đó bạn bè cũ của ổng tuyên truyền ghê lắm nên ổng lo" . Tôi cười kêu :"Anh đang ngồi uống rượu với một tên "Việt Cộng nòi" đấy", anh tròn xoe mắt , rồi tôi nói tiếp "Anh cũng đang ngồi trong ngôi nhà của một liệt sĩ đấy". Nghe xong anh im lặng suy nghĩ rồi nói :"Đưa ba anh về thôi, ổng chờ đợi lâu lắm rồi...".
Xóa bỏ hận thù nhưng không phải là xóa bỏ quá khứ, không thể đánh đồng hai thứ đó để hòng xét lại giá trị của chiến thắng. Nhìn thẳng vào quá khứ, đánh giá đúng quá khứ để đi đến tương lai, điều đó hoàn toàn không giáo điều như những kẻ kêu gào xét lại vẫn bóp méo xuyên tạc. Nó sẽ luôn đúng nếu cả hai bên thành tâm đưa tay ra. Tôi lại nhớ lời của một vị nguyên là sĩ quan ở Tổng cục Cung cấp quân đội Sài Gòn, hiện đang định cư ở nước ngoài :"Quốc tịch có thể thay đổi, có thể có nhiều nhưng quê hương chỉ có một, đó là gốc rễ và cội nguồn của mỗi con người, nếu như ta phá bỏ nó thì không những chính ta tự sát mà còn là cầm súng bắn vào thế hệ con cháu". Ông nói tiếp: "Cái thân già này dù không còn gì cũng xin bón cho cây cối trên đất quê hương để an ủi phần nào con ạ. Cuộc chiến lùi xa lắm rồi, phải biết nâng niu những gì mà ta đang có".
Hiền Ngọc
Hiền Ngọc
No comments:
Post a Comment