Gần đây phim ảnh hay chiếu những bộ phim có nội dung nói về hoàn cảnh xuất thân mỗi người trong xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến con mắt đánh giá của nhiều người. Ngoài đời chuyện này cũng khá phổ biến.
Ai sinh ra trong gia đình danh giá, giàu có thì cho dù bản thân chưa hoặc ko làm được gì cho xã hội vẫn đựơc người đời nể, sợ, yêu quý...Xã hội xưa điều ấy càng rỡ nét. Xã hội nay tuy văn minh, bình đẳng nhưng quan niệm phân biệt nguồn gốc, xuất thân, thành phần gia đình còn tồn tại không ít trong mỗi người mỗi gia đình. Mối quan hệ bạn bè, kết giao bằng hữu, kết giao thông gia, kết giao huynh đệ, phường hội làm ăn, phường hội vui chơi giải trí còn khá phổ biến quan niệm lựa bạn, lựa người, lựa thân thế, địa vị, xuất thân. Điều ấy ở một thời điểm, hoàn cảnh nào đó đã làm tổn thương những người có xuất thân nghèo khó, gia đình bản thân không có nghề nghiệp, địa vị xã hội sang giàu, cao qúy. Cũng vì vậy không ít người cảm thấy buồn khổ và trách móc cha mẹ không bằng người để con cái bị xa lánh, coi khinh. Nhiều cô gái mới lớn vì coi trọng địa vị xã hội, vì cái danh, vì muốn được người khác nể trọng mà tìm cách quen thân làm dâu nhà giàu mong đổi đời đổi địa vị nhưng liệu có mấy ai thành công trong hạnh phúc thực sự bởi quan niệm coi trọng xuất thân, địa vị còn treo bên nhà chồng.
Cái gì cũng có giá của nó. Sự nỗ lực của mỗi người trên con đường tìm kiếm tiền tài, địa vị ở mức độ nào sẽ đem lại kết qủa ở mức độ ấy. Đó là chưa nói đến sự may rủi của cuộc sống làm thay đổi hoàn cảnh "lên voi hay xuống chó".
Trong xã hội ta hiện nay sự thay đổi địa vị thường diễn ra nhanh chóng vì nhiều lý do, trong đó có lý do khách quan, may rủi, cơ hội không phải là ít. Vì quan niệm phân biệt địa vị xuất thân, lấy tiền bạc và học vị làm thước đo trong đánh giá con người, trong ứng xử quan hệ đã khiến nhiều người tự nâng giá lời nói, hành vi, phán xét người khác không ra gì, thiếu tôn trọng, thậm chí coi khinh xuất thân người khác mà cái xuất thân của người khác vốn tương đồng với ông cha hoặc chính bản thân mình trước đó không lâu.
Mọi sự luôn vận động, biến đổi không có gì đứng im mãi mãi, sông có khúc, người có lúc. Địa vị cũng vậy ko thể giữ mãi. Thế nhưng nhiều người vẫn không ngộ ra. Do đó cũng cơ hội, tranh thủ làm mới suy nghĩ trong bản thân khoác lên mình một sự cao qúy, danh giá, tự cho là hơn người để rồi áp dụng hành ngôn thượng vị.
Vốn con người sinh ra không ai muốn mình rơi vào cảnh nghèo khó, không địa vị sang giàu, xuất thân cao quý. Nhưng có vô vàn điều khiến con người ta không thể tránh khỏi một địa vị tạm thời, tạm thời có thể hiểu trong 3 thế hệ. Các cụ xưa thường nói: thịnh- suy- bĩ- thái. Đó là quy luật vận động của mỗi gia đình tính cho 3-4 thế hệ. Sự vận động biến đổi xã hội xưa kia diễn ra chậm chạp thì quy luật ấy kéo dài, còn xã hội hiện nay thì nhanh chóng hơn nhiều vì thế có nhiều trường hợp "cười người hôm trước hôm sau người cười".
Nhận thức rỡ sự biến đổi nhanh và bất chắc của cuộc sống kinh tế hiện nay cùng với tư tưởng bình đẳng, dân chủ, không phân biệt địa vị xã hội mỗi người cũng cần hạn chế tối đa hoặc xóa bỏ quan niệm phân biệt đối xử giữa người với người theo kiểu coi trọng xuất thân, địa vị xã hội, điều cốt yếu để đánh giá, coi trọng người khác là hãy xem người ấy làm được gì cho xã hội, quê hương, đất nước và đã làm được gì cho chính mình, chứ không phải nể và sợ người khác vì xuất thân, tiền bạc, địa vị của họ hơn mình và cha mẹ mình. Sự coi khinh xuất thân, địa vị của cha mẹ, bản thân và rộng hơn là hoàn cảnh đất nước nể sợ sự sang giàu, địa vị, xuất thân người, quốc gia khác sẽ biến mình thành kẻ mất gốc, vong ơn, vọng tưởng, để rồi "không đâu bằng nhà không ai bằng cha mẹ" không nơi nào bằng quê hương tổ quốc!
Mai Anh
No comments:
Post a Comment