Với những gì đã làm trong tình thế vô cùng khó khăn những năm 1945 – 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh để một mẫu mực về sự kiên định nguyên tắc luôn đi cùng với sự linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược và các biện pháp thực hiện. Người cũng để lại bài học: Chữ dung luôn đi cùng chữ trí. Bài học đó hôm nay còn nhiều hữu ích khi chúng ta cần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc bằng trái tim nóng, cái đầu lạnh.
Theo Đại việt sử ký toàn thư (Quyển V, kỳ nhà Trần) năm 1281, Vua Nguyên sai Sài Xuân (có sách chép là Sài Thung) mang 5000 quân hộ tống bọn sứ phản thần Trần Di Ái được Nhà Nguyễn phong “An Nam Quốc Vương” thay Trần Nhân Tông về nước. Xuân kiêu ngạo vô lễ. Cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân lấy voi ngựa đánh bị thương ở đầu … vua sau Quang Khải đến sứ quán tiếp đãi, Xuân năm khểnh, không chịu ra. Quảng Khai đi thẳng vào phòng Xuân cũng không chịu dậy … Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn nghe tin bèn với vua Trần cho mình đến sứ quan xem Sài Xuân giở trò gì. Bấy giờ Trần Quốc Tuấn gọt tóc mặc áo vải. Đến xứ quán ông đi thẳng vào phòng. Sài Thung ra tận của đón chào vị tướng nhà sư phương Bắc. Khi đã pha trà uống nước, người hầu của Xuân nhận ra liên đứng sau Quốc Tuấn dung tên chạc vào đầu Quốc Tuấn đến chảy máu nhưng sắc Quốc Tuấn vẫn không thay đổi. Khi về, Thung ra tận cửa tiền công. Nhà trần vẫn mềm mõng đối xử với Sài Xuân nhưng trị tội phản quốc của bọn Di Ái. Về chuyện này, Đại Việt sử ký bàn: “sự hèn nhát của Di Ái và sự ngang ngược của Sài Thùng thiết tướng đã quá rõ. Điều đáng nói là sự nhún nhường của Triều Trần. Chiêu Minh Vương Quang Khải đã khéo nhịn mà Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn còn khéo nhịn hơn. Cố nhịn để lo quốc gia đại sự đã là đáng kính, nhịn đến mức vẫn giữ được quốc thể thì còn đáng kính hơn”. Tháng 10 năm đó vua Trần ra Bến Gia Bình (Bắc Ninh) họp với vương hầu, trăm quan bàn về kế sách đánh giữ và chia đi đóng giữ những nơi hiểm yếu. Không ngoài dự đoán, tháng 12 năm giáp Thân (1284) nhà Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan động binh xâm chiếm Đại Việt. Thượng hoàng Trần Thánh Tông mời các lão họp ở thềm điện Diên Hồng để hỏi kế nên hòa hay nên đánh. Với ý chí đó, với sự đoàn kết vua tôi một lòng và tài thao lược của Trần Quốc Tuấn, chỉ năm tháng sau, quân Nguyên đã phải “lấy đồ đồng giấu Thoát Hoan vào trong để trốn về Bắc”.
Tháng 9.1945, 200.000 quân Tưởng do tướng Lư Hán chỉ huy vào miền Bắc dưới danh nghĩa tịch thu vĩ khí của quân đồng minh theo hiệp ước Potsdam (8.1945) đồng thời thực hiện âm mưu hiểm độc “diệt cộng, cầm Hồ”. Đi theo đội quân Lư Hán là nhiều đảng phái phản động Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt … ngo ngoe nổi lên đòi tranh giành chính quyền. Lại thêm nạn đói chưa chấm dứt, trước tình thế cách mạng lúc đố một bộ phận quần chúng chưa nhất trí ngay với bản hiệp định. Các đảng phái phản động la lối rằng “Hồ Chí Minh bán nước” để ly tán long dân đang bảo vệ chính quyền của mình.
Dù phải đối phó với nhiều sự khiêu khích, chống phá, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên trì đường lối hòa bình, tìm mọi cách tránh chiến tranh có thể xảy ra.Người đã có chuyến thăm pháp kéo dài hơn ba tháng (từ 31/5 đến 18/9/1946) để xúc tiến những nổ lực ngoại giao. Người đã có gần 60 cuộc tiếp xúc với báo chí, tiếp xúc với 10 Bộ trưởng trong Chính phủ Pháp, 14 tướng lĩnh và đô đốc, gặp gỡ thủ tướng Pháp Biadault … Trong tất cả những cuộc tiếp xúc đó, Hồ Chí Minh đều nêu rõ nguyện vọng chân chính của nhân dân Việt Nam là mong muốn giữ mối quan hệ Việt – Pháp không tiếng súng. Khi thăm quan khu di tích lịch sử ở Noocmandi, người đã lấy bàn tay bịt miệng khẩu súng đại bác như một biểu tượng tinh thần giữ gìn hòa bình, ngăn chặn chiến tranh. Trước khi rời pháp về Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn ký với Chính phủ Pháp bản tạm ước 14/9/1945, cố vãn hồi nền hòa bình khi quân pháp đang mở rộng chiến tranh ở Nam Bộ. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, chỉ từ ngày 19/12/1946 đến đầu tháng 3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi 8 bức thư cho Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp vạch rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân hiếu chiến ở Đông Dương, mong muốn chiến tranh sớm chấm dứt vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về chủ trương hòa để tiến trong những năm 1946 “chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hòa bình. Dù thực dân Pháp đã bội ước, đã gây chiến tranh, nhưng gần một năm tạm hòa bình đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản”, người cũng nói rõ thêm “Nhiều người thắc mắc cho đó là chính sách quá hữu. Những đồng chí và đồng bào Nam bộ lại cho là đúng, mà đúng thật. Vì đồng bào, đồng chí ở Nam Bộ đã khéo lợi dụng dịp đó để xây dựng lực lượng của mình.”
Trong tình thế vô cùng khó khăn những năm 1945 -1946, dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết đã trở thành ngọn cờ cao trong cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu gây chia rẽ, phá hoại. Đó là những mẫu số chung trong tình cảm và hành động của mỗi công dân Việt Nam yêu nước. Với tinh thần đó, mỗi người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước một cách thiết thực bằng những hành động cụ thể, làm tốt nhiệm vụ trên vị trí công tác của mình, góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Cùng với tinh thần ấy, chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng nhưng khi cuộc chiến tranh đã không thể tránh do quyết tâm của những kẻ xâm lược, cả dân tộc đã bình tĩnh, chủ động bước vào cuộc kháng chiến với ý chí “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lên”. Điều này khác những kẻ “yêu nước trên trên đầu lưỡi”, nhanh chân bỏ chạy theo các thế lực chống lưng khi đã không còn lừa bịp được nhân dân nữa.
Những kẻ "yêu nước trên trên đầu lưỡi" |
Khi phát động chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ 2, Tướng De Gaulle tuyên bố “Chúng ta sẽ trở lại Đông Dương vì chúng ta mạnh nhất”. Nhưng sau này, trong bức thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 8/2/1966 ông đã viết “Một sự hiểu biết nhau nhiều hơn giữa người Việt Nam và Pháp khi chiến tranh kết thúc có lẽ đã ngăn ngừa được những biến cố cay đắng đã tàn phá nước ngài”.
Dân Việt ta không đông, nước Việt Nam không lớn nhưng đã sớm khẳng định vị thế độc lập và quyền tự chủ của mình. Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi viết: “Núi non bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác/ Từ Triệu,Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập,/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,/Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,/ Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Sách giáo khoa lịch sử cho học trò thời phong kiến luôn khẳng định đất nước ta: “có nước, có dân/không hèn không yếu”. Với một kẻ địch mạnh hơn nhiều lần, phương án bảo vệ đất nước hiện hữu không phải là dàn trận “một đôi một”, mà cần hơn hết một trí tuệ, một sự tỉnh táo, biết lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạng, dùng đoản binh mà chế trường trận, tránh chỗ địch mạnh, đánh chỗ địch yếu, đem đại nghĩa thắng hung tàn/ Thấy chí nhân thắng hung bạo. Ở tầm quốc gia, mỗi hành động bảo vệ chủ quyền luôn luôn phải là kết quả của sự cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mối tương quan lực lượng. Trong đấu tranh ngoại giao cần có sách lượng khôn khéo, biện pháp mềm mõng khi nêu cao chính nghĩa và kiên quyết giữ vững lợi ích quốc gia, độc lập dân tộc. Đó là những bài học quý báu.
Trong lúc tình hình Biển Đông gia tăng căng thẳng từng ngày, cần sự tỉnh toán, bình tĩnh hóa giải những thủ đoạn, những chiến thuật của kẻ gây hấn, càng cần sự đoàn kết toàn dân để nhân lên sức mạnh lên sức mạnh của dân tộc, thì vẫn có những anh hùng bàn phím lớn tiếng chửi bới về sự “nhu nhược” không dám chiến đấu chống lại những hành động của quân xâm lược. Thậm chí còn cao giọng dạy dỗ thiên hạ về lòng yêu nước mù quáng. Bỏ qua những lời lẽ hoa mỹ, thử hởi những “nhà yêu nước? Hay họ chỉ có thành tích kích động, sự manh động mù quáng, điều tuyệt đối cần tránh khi đất nước lâm nguy. Nếu những nhà yêu nước này không hèn có lẽ họ sẽ đến tận nơi, tham gia những việc cụ thể để xây dựng và bảo vệ vững chắc biển đảo yêu thương. Có lẽ sau một thời gian vác đá xây đảo, họ sẽ có những tuyên ngôn khác!
Bình về những anh hùng bàn phím hay mắng người khác là hèn, một blogger dã viết trên trang của mình: “Những kẻ hay chửi bới người khác hèn có đủ lương tri để biết rằng, những người hèn đó đang làm mọi việc để giữ cho cuộc sống của những kẻ chửi họ hèn được tiếp tục bình yên, đủ đầy, để những kẻ đó còn có điều kiện kiện tiếp tục chửi họ hèn!”.
Thật là một bình luận xác đáng!
Lịch sử đã nhiều lần thử thách bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trong những tình thế vô cùng khó khăn đòi hỏi phải có sự tỉnh táo, ý chí khôn khéo song hành với ý chí kiên quyết khi bảo vệ nền độc lập dân tộc thiêng liêng. Nhắc lại những câu chuyện lịch sử để chúng ta tự tin và tỉnh táo đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hôm nay, chống lại những sự kích động manh động.
Hải Trang
No comments:
Post a Comment