Sunday, April 28, 2013

KINH CHÁNH KIẾN

LỜI BAN BIÊN TẬP: Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế" hay còn gọi “Chân lý Tuyệt đối” (Paramatha Sathya) và “Chân lý có tính Quy ước” (Sammuti Sathya). Bồ Tát Long Thọ đã dựa trên Kinh Kaccāyanagotta để thuyết về Trung Đạo.  Trong kinh này Đức Phật giảng cho tu sĩ Kaccāyanagotta về thế nào là chánh kiến. Để quý độc gỉa tiện nghiên cứu tìm hiểu nội dung văn kinh, chúng tôi giới thiệu ba bản dịch Việt. Bản dịch đầu của Tuyên Pháp, bản dịch 2 của hệ Pali do HT. Thích Minh Châu dịch và bản dịch 3 của hệ Sanskrit do TT. Thích Đức Thắng và Thích Tuệ Sỹ dịch.  Ngoài ra có thêm bản dịch Anh.


kinh_sachKINH CHÁNH KIẾN

Đây là những điều mà tôi đã được nghe, thời Đức Phật cư trú tại ngôi nhà khách ở trong rừng, thuộc tụ lạc Na-lợi. Lúc ấy có tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên đến thăm Người. Sau khi đảnh lễ dưới chân Đức Phật, tôn giả ngồi xuống một bên và thưa rằng: O

- Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn thường nói tới danh từ “chánh kiến.” Cúi xin Người giảng giải ý nghĩa của từ này cho chúng con.

Phật bảo tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên rằng:

- Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm. Vì vướng vào tri giác sai lầm đó cho nên mới kẹt vào hoặc “ý niệm có”, hoặc “ý niệm không.” Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Phần lớn người đời đều bị kẹt vào chấp mắc và bảo thủ. Người không bị kẹt vào chấp và thủ thì không còn nắm giữ và vọng tưởng về cái ngã nữa. Người ấy biết cái khổ, chẳng hạn, khi có điều kiện phát sinh thì nó phát sinh, khi hết điều kiện tồn tại thì nó tiêu diệt. Người ấy không còn nghi hoặc gì nữa cả. Cái thấy của người ấy không do ảnh hưởng của kẻ khác mà có, trái lại do chính người ấy tự đạt được. Cái thấy ấy gọi là chánh kiến. Đó là cách trình bày chánh kiến của Như Lai. O

Người có tri kiến chân chính khi quán sát về sự sinh khởi của thế gian không thấy thế gian là không. Người có tri kiến chân chính khi quan sát về sự hoại diệt của thế gian không thấy thế gian là có. Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Chấp có là một biên kiến, chấp không là một biên kiến khác. Như Lai lìa hai biên kiến đó mà thuyết pháp một cách trung đạo. Nghĩa là: “Cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì có cái kia sinh.” Từ vô minh mà có hành, từ hành mà có thức, từ thức mà có danh sắc, từ danh sắc mà có lục nhập, từ lục nhập mà có xúc, từ xúc mà có thọ, từ thọ mà có ái, từ ái mà có thủ, từ thủ mà có hữu, từ hữu mà có sinh, từ sinh mà có lão tử, và khổ đau chồng chất thành khối. O

Nếu vô minh không còn thì hành không còn, hành không còn thì thức không còn, thức không còn thì danh sắc không còn, danh sắc không còn thì lục nhập không còn, lục nhập không còn thì xúc không còn, xúc không còn thì thọ không còn, thọ, không còn thì ái không còn, ái không còn thì thủ không còn, thủ không còn thì hữu không còn, hữu không còn thì sinh không còn, sinh không còn thì lão tử không còn và nguyên khối khổ đau chồng chất kia bị tiêu diệt. O

Phật nói kinh này xong, tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên thấy tâm bừng sáng giải thoát, cắt đứt được các hệ lụy và chứng quả A-la-hán. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá) OOO

(Tuyên Pháp)

__________________________

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-519_5-50_6-2_17-72_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
XV. Kaccàyanagotta:
(Ca-chiên-diên Thị)

(Tạp 12.19 Ðại 2,85c) (S.ii,16)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ)...

2) Rồi Tôn giả Kaccàyanagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kaccàyanagotta bạch Thế Tôn:

-- "Chánh kiến, chánh kiến", bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?

4) -- Này Kaccàyana, thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: có và không có.

5) Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.

6) Này Kaccàyana, chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn thế giới này là vậy. Và ai với tâm không trú trước, chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: "Ðây là tự ngã của tôi". Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, này Kaccàyana là chánh tri kiến.

7) "Tất cả là có", này Kaccàyana, là một cực đoan. "Tất cả là không có" là cực đoan thứ hai.

Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccàyana, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.

8) Vô minh duyên hành. Hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

___________________________

KINH TẠP A HÀM Quyển 12
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-12121_5-50_6-3_17-186_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
KINH 301. CA-CHIÊN-DIÊN
[Pāli, S. 12. 15. Kaccāyanagotta]

Tôi nghe như vầy: 

Một thời, Phật ở tại nhà khách trong rừng sâu, xóm Na-lê[67]. Bấy giờ Tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên[68] đi đến chỗ Phật, đảnh lễ, ngồi qua một bên, bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, như Ngài nói ‘Chánh kiến.’ Vậy thế nào là chánh kiến? Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn thi thiết chánh kiến?”

Phật bảo Tán-đà Ca-chiên-diên:

“Thế gian có hai sở y, hoặc có hoặc không[69], bị xúc chạm bởi thủ. Do bị xúc chạm bởi thủ nên hoặc y có hoặc y không. Nếu không có chấp thủ này vốn là kết sử hệ lụy của tâm và cảnh[70]; nếu không thủ, không trụ, không còn chấp ngã, thì khi khổ sanh là sanh, khổ diệt là diệt, đối với việc này không nghi, không hoặc, không do người khác mà tự biết; đó gọi là chánh kiến. Đó gọi là chánh kiến do Như Lai thi thiết. Vì sao? Thế gian tập khởi, bằng chánh trí mà quán sát như thật, thì thế gian này không phải là không[71]. Thế gian diệt, bằng chánh trí mà thấy như thật, thế gian này không phải là có. Đó gọi là lìa hai bên, nói pháp theo Trung đạo. Nghĩa là, ‘Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi; tức là, duyên vô minh nên có hành,… cho đến, thuần một khối khổ lớn. Do vô minh diệt nên hành diệt,… cho đến, thuần một khối khổ lớn diệt.’”

Phật nói kinh này xong, Tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên nghe những gì Phật đã dạy, chẳng khởi các lậu, tâm được giải thoát, thành A-la-hán.

BẢN ANH NGỮ:

SN 12.15 PTS: S ii 16 CDB i 544
Kaccayanagotta Sutta: To Kaccayana Gotta (on Right View)
translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.015.than.html

Dwelling at Savatthi... Then Ven. Kaccayana Gotta approached the Blessed One and, on arrival, having bowed down, sat to one side. As he was sitting there he said to the Blessed One: "Lord, 'Right view, right view,' it is said. To what extent is there right view?"

"By & large, Kaccayana, this world is supported by (takes as its object) a polarity, that of existence & non-existence. But when one sees the origination of the world as it actually is with right discernment, 'non-existence' with reference to the world does not occur to one. When one sees the cessation of the world as it actually is with right discernment, 'existence' with reference to the world does not occur to one.

"By & large, Kaccayana, this world is in bondage to attachments, clingings (sustenances), & biases. But one such as this does not get involved with or cling to these attachments, clingings, fixations of awareness, biases, or obsessions; nor is he resolved on 'my self.' He has no uncertainty or doubt that just stress, when arising, is arising; stress, when passing away, is passing away. In this, his knowledge is independent of others. It's to this extent, Kaccayana, that there is right view.

"'Everything exists': That is one extreme. 'Everything doesn't exist': That is a second extreme. Avoiding these two extremes, the Tathagata teaches the Dhamma via the middle: From ignorance as a requisite condition come fabrications. From fabrications as a requisite condition comes consciousness. From consciousness as a requisite condition comes name-&-form. From name-&-form as a requisite condition come the six sense media. From the six sense media as a requisite condition comes contact. From contact as a requisite condition comes feeling. From feeling as a requisite condition comes craving. From craving as a requisite condition comes clinging/sustenance. From clinging/sustenance as a requisite condition comes becoming. From becoming as a requisite condition comes birth. From birth as a requisite condition, then aging & death, sorrow, lamentation, pain, distress, & despair come into play. Such is the origination of this entire mass of stress & suffering.

"Now from the remainderless fading & cessation of that very ignorance comes the cessation of fabrications. From the cessation of fabrications comes the cessation of consciousness. From the cessation of consciousness comes the cessation of name-&-form. From the cessation of name-&-form comes the cessation of the six sense media. From the cessation of the six sense media comes the cessation of contact. From the cessation of contact comes the cessation of feeling. From the cessation of feeling comes the cessation of craving. From the cessation of craving comes the cessation of clinging/sustenance. From the cessation of clinging/sustenance comes the cessation of becoming. From the cessation of becoming comes the cessation of birth. From the cessation of birth, then aging & death, sorrow, lamentation, pain, distress, & despair all cease. Such is the cessation of this entire mass of stress & suffering."

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-18039/kinh-chanh-kien.html

No comments:

Post a Comment