Trên trang blog Tễu thứ năm ngày 25-4-2013, có bài viết về những bất mãn tại Việt Nam đó là khủng hoảng niềm tin sâu sắc vào Đảng, vào chủ nghĩa Mác khủng hoảng niềm tin khi kinh tế Việt Nam đang không tìm ra dấu hiệu phục hồi.
Hình ảnh đầu bài báo có lẽ không còn quá xa lạ với mỗi người dân Việt, những người lái xe ôm ngồi uể oải chờ đợi khách . Mở màn bằng hình ảnh này quả là “đắc địa”, đính kèm theo đó là thông tin:
Dưới tiêu đề "Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh.”
Vâng, việc chọn ra một hình ảnh không còn xa lạ với người dân của đất nước chúng tôi đến cả những đứa trẻ còn không thấy xa lạ mà nhà báo Thomas Fuller đưa lên đầu trang như một phát hiện vô cùng lý thú (dùng từ chính xác thì có lẽ là PHÁT MINH) cũng đủ để thấy trình độ của nhà báo này khi tìm hiểu về kinh tế của nước khác là con số 0, số 0 tròn trĩnh. Nếu vậy thì nhà báo Mỹ này rất xứng đáng với câu nói quen thuộc cuả dân gian Việt Nam: TRONG NHÀ CHƯA TỎ, NGOÀI NGÕ ĐÃ THÔNG.
Tại sao nhà báo không về đất nước mình mà xem những đoàn người nối đuôi nhau xếp hàng xin trợ cấp thất nghiệp:
(nguồn ảnh: VTC NEW, ngày 6-4-2013)
Không thể phủ nhận rằng kinh tế Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khó khăn khi số người thất nghiệp, thiếu việc làm, nợ nước ngoài,.. đang gia tăng; những người đang mưu sinh họ hiểu rõ hơn ai hết về những khó khăn của kinh tế nước nhà. Nhưng nhìn vào cả chặng đường mà kinh tế Việt Nam đã đi qua thì niềm tin của người dân có lẽ không hề sụt giảm như nhà báo Mỹ đã điều tra. Vì khi các nước trong khu vực và trên thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 những năm 70, 80 thì Việt Nam vẫn đang trong cuộc chiến tranh vĩ đại bảo vệ độc lập dân tộc.; hòa bình đi lên đâu phải chỉ có phát triển kinh tế mà còn phải khắc phục những hậu quả nặng nề của đất nước khi bị phá hủy bao nhiêu là cơ sở cật chất, công trình kinh tế,…
Xin được nói thêm là, tình hình kinh tế thế giới trong những tháng đầu năm cũng không mấy khả quan và niềm tin của nhân dân nhiều quốc gia lơn trên thế giới đang bị suy giảm.:
>> Kinh Tế
abcviet (theo vietnamplus )(theo vietnamplus )
Gửi 26/04/13 12:12
Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phát triển chậm lại
Bất chấp số lượng công nhân thất nghiệp trong tuần vừa qua giảm mạnh so với dự kiến, nền kinh tế lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại đang có những dấu hiệu phát triển chậm lại.
Theo thông báo ngày 25/4 của Bộ Lao động Mỹ, số lượng công nhân nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp ở nước này trong tuần trước chỉ ở mức 339.000 người, giảm 16.000 người so với tuần trước nữa và thấp hơn nhiều so với mức dự kiến 351.000 của các chuyên gia. Như vậy, số công nhân nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 4 tuần lễ vừa qua ở mức trung bình 357.000 người, giảm 4.500 người so với mức trung bình của 4 tuần trước đó.
Trong tháng Ba vừa qua, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra thêm 88.000 việc làm mới, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 220.000 của bốn tháng trước. Hầu hết các chuyên gia dự báo số việc làm mới được tạo ra trong tháng Tư sẽ cao hơn, dự kiến có thể đạt 150.000. Tỷ lệ thất nghiệp chung ở Mỹ trong tháng Ba là 7,6%, giảm 0,1% so với tháng Hai. Đây là mức thất nghiệp thấp nhất ở Mỹ trong 4 năm qua.
Chuyên gia kinh tế Jim O'Sullivan thuộc công ty High Frequency Economics cho rằng chiều hướng tiếp tục cải thiện của thị trường việc làm tương phản phần nào với các dấu hiệu về đà phát triển chậm lại của nền kinh tế Mỹ trong những tháng đầu năm 2013.
Theo kết quả điều tra của công ty Markit, chỉ số sản xuất của Mỹ trong tháng Tư này giảm xuống mức 52 điểm so với 54,6 điểm của tháng trước. Đây là chỉ số sản xuất thấp nhất trong vòng sáu tháng qua. Nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ trong tháng Tư tăng chậm nhất trong vòng sáu tháng qua, chỉ ở mức 51,8 điểm so với 55,4 điểm trong tháng Ba. Doanh số bán lẻ ở Mỹ trong tháng Ba chỉ đạt 418 tỷ USD, giảm 0,4% so với tháng Hai.
Cho dù vẫn tiếp tục xuất hiện những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, nhưng các chuyên gia vẫn hy vọng tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý đầu 2013 có thể đạt 3,0% và cả năm có thể đạt trên 2,0%.”
Ngay trên đất nước của chính nhà báo Thomas, người dân mất niềm tin sâu sắc vào nền kinh tế đang phát triển chậm chạp thì ông không có quyền bình luận về niềm tin của nhân dân nước khác khi cho rằng niềm tin vào kinh tế đất nước bị suy thoái.
Nhân đây, xin trích một số tấm gương thanh niên Việt Nam đã vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình, trở thành những người có thu nhập cao và giúp đỡ nhân nhân trong vùng thoát nghèo mà chương trình SING RA TỪ LÀNG của VTV6 ban thanh thiếu niên ĐTH Việt Nam đã thực hiện:Anh Hoàng Văn Vấn, 27 tuổi, người dân tộc Tày, thôn Nà Lé, xã Thanh Tương (Nà Hang)- chủ của mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
“Thấy quê mình có những khu rừng lau lem rậm rạp, nhiều đồng cỏ hoang xanh non mỡ màng, năm 2006, Vấn bàn với gia đình dốc toàn bộ vốn liếng và vay mượn thêm anh em họ hàng đầu tư mua 6 con trâu sinh sản về nuôi để phát triển kinh tế. Sau anh mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm và mở rộng chăn nuôi dê, bò, lợn,.. đạt hiệu quả cao và vận động bà bon trọng vùng cùng làm, nhiều hộ gia đình đã khấm khá từ đó.”
“Đến vùng biên giới Đức Cơ tỉnh Gia Lai, nơi có những ngôi làng của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số đã thoát khỏi cảnh nhà tranh vách đất dựng lên một bức tranh “làng nhà Thái” tuyệt đẹp, nhiều đứa con của buôn làng đã biết trồng cao su, cà phê, tiêu , điều… để làm nên tỷ phú.
Những tỷ phú cà phê, cao su
Người Jơrai ở làng Chan đã làm nên một chuyện cổ tích, một điều kỳ diệu ở vùng biên giới, từ một làng nghèo khó, chỉ trong vòng hơn 5 năm trở lại đây, bà con đã tập trung lao động, biết tích luỹ để làm giàu, nhiều biệt thự vườn kiểu nhà Thái cũng mọc lên quay mặt ra đường nhựa như chứng tỏ sự giàu sang của một làng “nông thôn mới”.
Tỷ phú Gan bên vườn tiêu, cà phê.
Giới thiệu với chúng tôi vườn tiêu đang thu hoạch, anh Ksor Găn (33 tuổi- dân tộc Jơ rai) khoe: “Vụ thu hoạch này, riêng tiêu nhà mình cũng thu về khoảng 100 triệu đồng. Ngoài nhận khoán 3 ha cao su, nhà còn trồng thêm 2 ha cao su, 1 ha mì và 5 sào cà phê… nếu trời cho, năm nay nhà mình thu về cũng gần một tỷ đồng. Ngoài chiếc xe tay ga Air Blade mới mua gần 50 triệu đồng, nhà mình cũng vừa đóng bộ bàn ghế gần 100 triệu đồng nữa. Đến nay, mình đã tậu được 6 xe máy xịn rồi! Có chiếc đi chơi, có chiếc chỉ để đi làm cũng vui phải không anh! Sau mình còn rất nhiều tỷ phú chân đất thu nhập mỗi năm cũng từ 400 - 700 triệu đồng.
Mấy năm qua, nhờ sự tiếp sức của cán bộ, chiến sĩ Công ty 72 về cây giống, lương thực, thực phẩm và hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc khai thác cao su, cà phê…thu nhập trung bình của các hộ dân trong làng đạt trên 100 triệu đồng/năm và 30% số hộ thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Đến nay, trong làng hầu hết đã có nhà xây kiên cố với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như ti vi, tủ lạnh, xa máy, bếp ga... nhà nào ít thì 2 xe máy.”
(Theo thông tin tư chương trình SINH RA TỪ LÀNG, VTV6)
Cũng nhân dịp đất nước chúng tôi hướng tới kỷ niệm ngày giải phóng đất nước (30-4-1975), các trang mạng xã hội đều được thanh niên, cộng đồng người Việt ở khắp năm châu để hình biểu tượng là hình ảnh cờ đỏ sao vàng, đó là niềm tin không ai có thể phủ nhận- niềm tin lớn lao vào Đảng, vào con đường mà Đất nước đã chọn và đang đi đến.
Hi vọng qua góc nhìn khách quan, chính xác của tôi, tác giả người Mỹ trên blog Tễu sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn, không bị lệch lạc về niềm tin của nhân dân Việt Nam vào sự phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu gặp nhiều khó khăn như hiện nay cũng như hiểu được rằng niềm tin vào ĐCS VIỆT NAM là không bao giờ lụi tắt.
Hương Lan
No comments:
Post a Comment