Khi những cái nắng dần chói chang cũng là lúc phượng hồng hé nụ đợi chờ tiếng ve, một mùa hè nữa đến. Lòng tôi lại háo hức nhớ về những năm tháng còn cắp sách tới trường. Thời trẻ thơ tung tăng chẳng biết đến gánh nặng cơm áo gạo tiền nhưng mỗi khi trường học có những đợt ủng hộ sách vở, quần áo ấm cho các bạn vùng cao,tôi lại chạnh lòng. Trong khi chúng tôi được ăn no mặc ấm, bố mẹ đưa đón đến trường thì các bạn vùng núi phải chèo đèo lội suối, đến trường không đơn giản chỉ có học mà còn lo từng bữa ăn, lo từng ngày mưa bão,…
Tôi nhớ chương trình Đèn đom đóm, đã chung tay xây dựng bao ngôi trường mới cho trẻ em những nơi khó khăn cũng như bao chương trình từ thiện đã cùng nhau giúp đỡ hỗ trợ trẻ em vùng cao đến trường.Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn miền núi như trường học T35 cho con em hộ gia đình diện 135 học tập trở thành công an tương lai,các bạn học tập trong trường dân tộc nội trú được lương hỗ trợ hàng tháng, các bạn dân tộc thi đại học được cộng ưu tiên điểm và hỗ trợ nơi ăn nghỉ, nếu không đỗ nguyện vọng 1 thì được đi học hệ dự bị,…Có lẽ phải trải qua kì thi ĐH-CĐ, được tiếp xúc với các bạn dân tộc, miền núi tôi mới có cảm nhận rõ nhất những vất vả trên hành trình đi tìm con chữ của các bạn cũng như nguồn động viên, hỗ trợ lớn lao của Đảng và nhà nước ta.
Ấy vậy mà trong những ngày qua, dư luận cả nước lại xôn xao vì bài báo về sự thiếu thốn của thầy trò huyện Quan Sơn Thanh Hóa khi những bữa ăn thiếu thốn phải bắt cả nòng nọc mà ăn. Đọc xong trang tin đó, tôi cũng bực mình lắm, không biết “cấp trên làm ăn kiểu gì” mà để tình trạng đó xảy ra???
Bài báo “tường thuật lại” khi “những nhà báo” háo hức ngược lên miền Tây xứ Thanh trong những ngày đẹp trời. Đường sá, cảnh quan, núi đồi, cuộc sống cũng có rất nhiều thay đổi tích cực, nhưng họ muốn đến những nơi sâu xa nhất, còn nhiều gian khổ nhất.
Từ cửa khẩu Na Mèo,”các nhà báo” ngược theo con đường không thể đặc trưng hơn để vào bản Mông xã Sơn Thủy (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa). Thỉnh thoảng lại gặp một dốc đá cheo leo, ngoằn ngoèo cần vài chục phút cài xe số 1 gằn máy vượt qua.
Non nửa ngày toát mồ hôi hột qua hết những cánh rừng cháy, đồi đá lở thì thấp thoáng những mái nhà lợp gỗ đen xỉn ẩn hiện dưới những tán mận xanh xanh. Bản Mùa Xuân dần hiện ra bên dòng suối xiết Xơ Lước (tên bản gốc vốn đặt cùng tên dòng suối).
Tôi được biết: Quan Sơn là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 157km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 47 và quốc lộ 217, liền kề biên giới Việt - Lào. Huyện được thành lập ngày 1-1-1997 theo Nghị định số 72/NÐ-CP ngày 18-11-1996 của Chính phủ trên cơ sở tách ra từ huyện Quan Hóa (cũ).
Lên Google bằng vài thao tác đơn giản, tôi tìm được face book của trường THPT Quan Sơn, trang còn khá sơ sài, những status là những dòng tâm sự rất đỗi thật thà như chính con người miền sơn cước giản dị, trọng cái nghĩa trọng cái tình và tôi xin được trích một trong số những dòng tâm sự đó:
Nhìn lại quá khứ Trường THPT Quan Sơn (Thanh Hóa) từ chuyện dựng lều trọ học...là một dãy dài những túp lều được làm bằng luồng, lợp lá kè, lá cọ dựng sơ sài, san sát
Ở nơi rừng xanh, non cao, em nào cũng canh cánh nỗi lo cháy lều vào mùa khô, còn mùa mưa thì không lường trước được. Những cơn mưa rừng thịnh nộ bất chợt ập xuống thung lũng bất cứ lúc nào, sẵn sàng cuốn phăng đi những túp lều nằm chênh vênh nơi mép sông Lò. Cứ sau mỗi kỳ nghỉ hè, lúc lên trường ngoài quần áo, sách tập, thức ăn, mỗi em lại “cặp nách” theo vài cây luồng, cây nứa, dăm bó lá kè, lá cọ để sửa sang lại lều.
Một góc lều trọ học THPT Quan Sơn |
Các lều ở tản mát, nhà trường rất khó quản lý, nên vào buổi tối nhiều khi các em còn phải đối phó với thanh niên, trai bản “ghé thăm” quấy phá các em. Nhiều tay bặm trợn sẵn sàng đòi... “ngủ thăm” ở các lều của học sinh nữ, học sinh nam phải kéo đến... giải vây. Khó khăn là thế nhưng các em vẫn bám lấy trường, bám lấy lều trọ học...
Một góc vườn nho nhỏ, hiếm hoi ở khu lều trọ học của các em học sinh Trường THPT Quan Sơn (Thanh Hóa) Tuy là ngôi trường mới thành lập nhưng khóa đầu tiên toàn trường đã có gần 30 em thi đậu các trường ĐH, CĐ, THCN. Đây là năm huyện vùng cao - biên giới Quan Sơn có học sinh thi đậu các trường chuyên nghiệp cao nhất từ trước đến nay.
Và ngày nay Trường THPT Quan Sơn
Hình ảnh thầy cô giáo nhân ngày 20-11-2010
Hình ảnh học sinh trường trong các hoạt động mừng ngày 26-03-2013
Tôi xin được trích dẫn những hình ảnh nguyên bản từ facebook của trường, mọi người nếu vào trang của trường sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh đó. Ngôi trường vùng núi khang trang, chứ không phải hình ảnh cóc nhái, nòng nọc mà các trang báo lá cải đã đưa.
Như vậy, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lại tươi sáng của học sinh vùng núi trên mọi miền tổ quốc khi Đảng và Nhà nước ta đã và đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nhân dân đặc biệt là những trẻ em, học sinh miền núi.
HOÀNG THỊ NGUYÊN
No comments:
Post a Comment