Thực tế hiện nay, thông tin truyền đi theo những cách phi truyền thống và rất rất khó kiểm soát. Thông tin trên mạng xã hội đa chiều, khó kiểm chứng đúng – sai, là “con dao hai lưỡi” vừa thúc đẩy xã hội phát triển vừa là công cụ để cho các thế lực thù địch chống phá, truyền bá những quan điểm sai trái nhằm phá hoại an ninh trong nước.
Thời gian qua, trên các trang wed, blog “ đen” ở Việt nam xuất hiện nhiều thông tin sai lệch nhằm bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta làm suy yếu niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước ta nhất là trong thời kỳ Đảng ta lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến Pháp 1992
Đặc biệt các tờ báo phản động, báo chí nước ngoài thi nhau “tung hứng” tự cho rằng chúng được “tiếp tay” từ “nội bộ cao cấp” để bàn chuyện nhảy cảm. Theo nghiên cứu thì năm 2000 “ Hội nghị liên kết người Việt nam tại Mỹ” ra đời các thế lực thù địch đã xác định “phải tận dụngcông nghệ hiện đại của truyền thông xã hội như blog, diễn đàn, mạng xã hội để phá vở “sự bưng bít về thông tin” tạo liên kết chặt chẽ giữa những tên phản động lưu vong trong và ngoài nước qua “môi trường” internet , những âm mưu thủ đoạn của chúng cụ thể là
Một là. Các trang blog, diễn đàn, trang wed tự coi là các “ diễn đàn” cho cộng đồng chống tham nhũng, “dân oan” đấu tranh đòi quyền quản lý nhà nước, đòi tự do thông tin, tụ do báo chí và đòi hoạt động như một tờ báo mạng điện tử trên internet. Nội dung chính của những trang này là truyền bá những tư tưởng chống phá, xuyên tạc một cách trắng trợn Chủ nghĩa Mác - Lenin , Tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đối với Nhà nước và xã hội…
Hai là. Những trang wed, blog đều có chung một âm mưu là mạo danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước , lợi dụng những bất ổn trong nước để khoét sâu, xuyên tạc thổi phồng một số “điểm yếu, hạn chế” của đất nước ta để đưa các thông tin độc hại đến một số cán bộ, Đảng viên có bản lĩnh chính trị còn non kém, có sự suy thoái về niềm tin, có tư tưởng chống đối, bất mãn nhằm thúc đẩy tự chuyển hóa trong xã hội ta. Mà một ví dụ điển hình nhất là Nguyễn Đình Lộc - Cựu Bộ trưởng Bộ tư pháp bắt đầu bị giàn pháo kích tấn công dữ dội trên các trang mạng sau khi trả lời phỏng vấn VTV với những hành động thiếu kiểm soát của mình khi nổi hứng tham gia cái gọi là Kiến nghị 72 của đám “rân trủ” giả danh long yêu nước.
Một số nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu đang tải những thông tin, bài đăng không đúng sự thật trên các blog cá nhân, thậm chí có một số cán bộ đảng viên trong đó có những người trước đây là cán bộ cốt cán của các cơ quan chính quyền tham gia viết bài phát tán những nội dung trái với các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Một số phần tử chống đối lợi dụng danh nghĩa phản biện xã hội để phê phán, phản đối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đáng chú ý là nhiều nội dung đăng tải trên các trang wed, blog, đều được các thế lực thù địch lấy lại tin, bài, thậm chí là tài trợ để tạo dựng dư luận tiến hành “ nội công, ngoại kích” ta
Hai là. Những trang wed, blog đều có chung một âm mưu là mạo danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước , lợi dụng những bất ổn trong nước để khoét sâu, xuyên tạc thổi phồng một số “điểm yếu, hạn chế” của đất nước ta để đưa các thông tin độc hại đến một số cán bộ, Đảng viên có bản lĩnh chính trị còn non kém, có sự suy thoái về niềm tin, có tư tưởng chống đối, bất mãn nhằm thúc đẩy tự chuyển hóa trong xã hội ta. Mà một ví dụ điển hình nhất là Nguyễn Đình Lộc - Cựu Bộ trưởng Bộ tư pháp bắt đầu bị giàn pháo kích tấn công dữ dội trên các trang mạng sau khi trả lời phỏng vấn VTV với những hành động thiếu kiểm soát của mình khi nổi hứng tham gia cái gọi là Kiến nghị 72 của đám “rân trủ” giả danh long yêu nước.
Một vấn đề đáng lo ngại hiện nay, sự phát triển một cách chóng mặt của các trang mạng xã hội mà cụ thể là facebook ngoài việc giúp cho chúng ta có thể giao tiếp với bạn bè mình ở mọi nơi trên thế giới, có thể kết bạn với nhiều người, nhiều màu da, nhiều đất nước khác nhau. Sử dụng facebook người ta có thể nói chuyện, sẻ chia những tâm sự của bản thân, kể cả những điều khó nói ra bằng miệng. Nhưng giới trẻ đang dùng mạng xã hội để giải trí và tiêu khiển xa đọa vào những nội dung xấu cũng đã trở nên phổ biến. Không chỉ riêng giới trẻ, thanh niên, học sinh, sinh viên yêu thích facebook mà cả những người lớn tuổi, công chức,…thậm trí cả những em nhỏ còn ít tuổi cũng “đam mê” facebook, đó là một kênh để các thế lực thù địch lợi dụng cho các hoạt động chống phá ta.
Qua đó có thể thấy việc phát tán độc hại như vậy trên mạng xã hội vào Việt nam là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng gây tác động xấu đến dư luận trong và ngoài nước và vấn đề đó thiết nghĩ các cơ quan hữu quan có biện pháp để ngăn chặn ngay lập tức
Chính trực @
No comments:
Post a Comment