Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng |
Biết bao xương máu đã đổ xuống để đất nước này có được ngày hôm nay, để mỗi chúng ta có thể ngẩng cao đầu tự hào là công dân của một đất nước độc lập, tự do, mọi công dân bình đẳng với nhau về các phương diện của xã hội trong đó có bình đẳng về pháp luật không kể người đó là quan hay là dân của quốc gia . Đó là thành quả của cả dân tộc mà chúng ta mất bao mồ hôi xương máu đấu tranh mới có được.
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác, thành phần và địa vị xã hội đều được hưởng các quyền như nhau và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật. Bất kỳ người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình và chịu sự xét xử theo quy định của pháp luật không phân biệt địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, dân tộc, tôn giáo.
Mọi công dân đều được hưởng quyền ngang nhau và thực hiện các nghĩa vụ công dân như sau trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Bất kì công dân nào, có đủ các điều kiện pháp luật quy định đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền khiếu nại, quyền tố cáo …
Quyền bình đẳng cũng cần được hiểu là trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau thì mọi người đều được đối xử ngang nhau, đều được hưởng các quyền ngang nhau và phải thực hiện những nghĩa vụ như nhau
Công dân ở bất kỳ địa vị nào dù là cán bộ, công chức hay người lao động, dù là người có chức, có quyền hay là một người dân bình thường đều phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước pháp luật về mỗi hành vi, mỗi việc làm của mình. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Công dân có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật không phân biệt chức vụ, nghề nghiệp, tuổi tác và địa vị xã hội.
Trước pháp luật, mọi công dân đều như nhau không có sự phân biệt, dù đó là quan hay là dân đều được hưởng các quyền ngang nhau, phải thực hiện các nghĩa vụ như nhau và đều có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Vụ án của anh Đoàn Văn Vươn trong tranh chấp đất đai không phải là chuyện của một cá nhân với người đại diện chính quyền một một huyện Tiên Lãng nữa mà là chuyện “luật pháp bất vị thân”, thượng tôn pháp luật có thể trở thành bài học cho nhiều địa phương khác. Khi người chấp pháp công minh thì sự tùy tiện của người có quyền sẽ bớt đi và lòng dân được yên. Lòng dân yên sẽ không có những vụ kiện vượt cấp, đông người, kéo dài. Một thắc mắc, khiếu kiện được giải quyết công tâm, theo đúng luật ngay từ lúc đầu sẽ tránh được rất nhiều hậu quả. Trước hết là dân và cả các cấp giải quyết đều không mệt, không tốn kém. Quan trọng hơn cả là sự ổn định xã hội bởi suy cho cùng, không một ai trong xã hội kể cả dân hay lãnh đạo lại thích dính vào kiện tụng ngoài việc muốn yên ổn làm ăn để phát triển.
Hai cựu quan chức huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền (trái) và Nguyễn Văn Khanh (phải) |
Phá nhà 2 anh em ông Đoàn Văn Vươn trong vụ cưỡng chế thu hồi đất, gây thiệt hại hơn 295 triệu đồng, 5 cựu quan chức ở huyện Tiên Lãng, trong đó có cựu Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền và cựu Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh, sẽ bị truy tố trước pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật của mình. Thế mới nói trước pháp luật không có khái niệm giữa quan và dân đâu mà chỉ có sự bình đẳng ngang hang, chịu sự điều chỉnh của pháp luật đó là nguyên tắc tối thượng mà thôi. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo pháp luật.
Nghe người có trách nhiệm nhưng lắng nghe dân cũng cần thiết không kém bởi lãnh đạo thì cũng là dân và mọi công dân đều phải được bình đẳng trước pháp luật. Đó cũng là tính ưu việt của xã hội ta có được từ máu xương hàng triệu người đã ngã xuống mới giành được.
Chính Trực @
No comments:
Post a Comment