Mấy ngày hôm nay, trong không khí cả nước đang ráo rực chào đón tết độc lập của dân tộc - ngày 2/9 . Linh BEO post lại bài viết cách đây vài tháng, để mọi người cũng hiểu bản chất của vấn đề "Sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông âu là sự sụp đổ của một mô hình chứ không phải là sự sụp đổ của một học thuyết khoa hoc Mác – Lênin" mà các chấy rận, chí thức vẫn ngày đêm tung hô, bịa đặt, xuyên tạc đủ điều về vấn đề này????
Ôi Lênin, Tên Người là niềm tin bất diệt
Của nước Nga, của Thế giới loài người
Toàn bộ nhân loại tiến bộ hôm nay hướng về kỷ niệm 143 năm ngày sinh của Lênin một vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và tòn thể nhân dân tiến bộ của nhân loại trên thế giới.
143 mùa xuân qua đi cũng là chặng đường để chúng ta nâng cao nhận thức chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam việt nam và khẳng định tuyệt đối với phương châm " Lấy chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động cho cho Đảng ta "
Chúng ta cùng nhìn nhận sự trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lenin qua bao thế hệ để biết được các thế lực thù địch bóp méo và những luận điệu bôi nhọ của các thế lực thù địch như thế nào?
Trước hết, cần khẳng định sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông âu là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và sau đó là ở Liên bang Xô viết, chứ không phải là sự sụp đổ của một học thuyết khoa học Mác –Lênin về chủ nghĩa xã hội, trong bài viết này, tác giả đề cập đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực - nguyên nhân cả bên trong lẫn bên ngoài, khách quan lẫn chủ quan dẫn đến sự sụp đổ đó và giá trị bền vững của học thuyết khoa học Mác –Lênin đối với thời đại và ứng dụng của Việt nam và các nước XHCN hiện nay.
Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người – kỷ nguyên xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới là chủ nghĩa xã hội. Nước Nga trở thành nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và do vậy, bản thân nó phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong sự nghiệp xây dựng đất nước trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và trên phương diện thực tiễn hoàn toàn không có tiền lệ. Tuy vậy, chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và về sau là Liên bang Xô viết đã đạt được những thành tựu đáng kể mà bất kỳ ai, kể cả những người theo khuynh hướng chống cộng sản, cũng không thể phủ nhận. Một vấn đề đặt ra cho đến nay đã gần hai mươi năm là tại sao một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh như Liên Xô lại bị sụp đổ một cách nhanh chóng, nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện đó là cơ bản và triển vọng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hoặc ít ra cũng trở thành lực lượng đối trọng với chủ nghĩa tư bản trong tương lai sẽ ra sao?
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu thận trọng và phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô. Đặc biệt, các học giả Nga cũng đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này, tựu trung lại, họ chú trọng không chỉ đến những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà rộng hơn, là phân tích những nguyên nhân bên trong và bên ngoài đất nước Liên Xô.
Những nguyên nhân bên trong xuất phát từ tồn tại xã hội Xô viết qua các chặng đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, hình thành nên chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô. Ngay cả ở những giai đoạn được gọi là thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội cũng đã tiềm ẩn những bất cập chậm được khắc phục, dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình xã hội hiện thực đó. Tiếp theo là những sai lầm nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Liên Xô mà đứng đầu là Tổng Bí thư M.Goócbachốp, được những người có trách nhiệm trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng phân tích, đánh giá một cách chính xác từng hành vi chính trị của con người này sau khi Liên Xô sụp đổ.
Những nguyên nhân bên ngoài là sự chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô được xem là thành trì của phe xã hội chủ nghĩa. Những khẩu hiệu được nêu ra vào thời “hai phe”, “lưỡng cực” thể hiện quyết tâm của các nước xã hội chủ nghĩa muốn bằng những tiến bộ về kinh tế, chính trị và xã hội để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” rốt cuộc đã không thu được kết quả, thậm chí còn chuốc lấy sự thất bại thảm hại của mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực với nhiều khiếm khuyết của nó. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì các nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ chỉ chú trọng về mặt hình thức, phô trương một số mặt tiến bộ của chủ nghĩa xã hội trong việc giải quyết vấn đề về sở hữu để xóa bỏ chế độ người bóc lột người, để mọi công dân của nó đều được hưởng thụ những gì nhà nước đem lại mà không có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, làm cho nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp trở nên bất cập trước xu thế của thời đại. Trong khi đó, các nước tư bản lại không ngừng điều chỉnh về nhiều mặt nhằm làm cho mức sống của người lao động ở đó được nâng cao và làm dịu đi các mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp. Mặt khác, để xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới, các nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã ráo riết hoạt động chống phá Liên Xô, từ chỗ không thể dùng sức mạnh quân sự, chúng đã sử dụng đến các biện pháp khác như ly khai, “diễn biến hòa bình” và cuối cùng, là liệu pháp tha hóa những chính khách của các nước xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô là từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin. Thông qua công cuộc cải tổ, Ban lãnh đạo Đảng mà đứng đầu là Tổng Bí thư Goócbachốp đã loại dần những người trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin. Không chỉ thế, ông còn cho rằng, học thuyết Mác – Lênin đã lỗi thời, thậm chí còn sai lầm. Từ đó, đúng như nhận định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, “người ta đã xem nhẹ vấn đề đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh những giá trị chung toàn nhân loại, xem nhẹ chuyên chính vô sản, nhấn mạnh hòa hoãn, nhân quyền, cho rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, xét lại sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhấn mạnh vấn đề dân tộc, xem nhẹ chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh vấn đề công khai, xem nhẹ vấn đề kỷ luật tập trung trong Đảng... dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực và làm tan rã Đảng về mặt tư tưởng”. Cho nên hậu quả sẽ “chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác – Lênin: sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản, về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng”.
Về bản chất, sự sụp đổ ấy là sự sụp đổ của một mô hình bởi những con người không tôn trọng tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác –Lênin, xem đó là lỗi thời và sai lầm cho nên hệ quả tất yếu làm sụp đổ của cả hệ thống CNXH ở Liên xô và Đông âu, Điều đó, chứng tỏ người áp dụng chủ nghĩa Mác – Lênin chứ không phải là do bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thực tiễn cho thấy chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt. Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình.
Học thuyết đó cũng đã chỉ ra quy luật của sự giải phóng và phát triển xã hội. Đó là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về sự chuyển biến từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt.
Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện ở chỗ: Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bổ sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại.
Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi, bất biến, không phải là giáo điều mà chỉ là kim chỉ nam cho hành động. Nó gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng, với thực tiễn vận động của lịch sử, hay nói cách khác, học thuyết đó chỉ đưa ra cơ sở và phương pháp luận cho suy nghĩ và hành động. Điều đó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa giáo điều xơ cứng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về sự phát triển, bao hàm cả sự phát triển của chính học thuyết đó với tinh thần phê phán và tự phê phán. Bởi lẽ, có nhiều vấn đề mà các ông chưa có điều kiện, thời gian nghiên cứu, làm sáng tỏ hoặc do hạn chế của lịch sử nên những luận điểm của các ông cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Các ông đòi hỏi những người cách mạng đời sau bổ sung và phát triển làm cho học thuyết đó hoàn chỉnh.
Thực tiễn thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cải cách của Trung quốc, Cuba, các nước Mỹ - Latinh.. cũng như trên thế giới đã minh chứng hùng hồn: bản chất khoa học, cách mạng là nguồn gốc sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết kinh nghiệm trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác, đặc biệt là những kinh nghiệm của những năm đổi mới, Đảng ta đã kiên định mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Nước ta.
Mặc dù hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước ra sức chống phá, đã kích nhằm chèo lái nước ta theo mô hình TBCN, nhưng Đảng ta với bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường xây dựng CNXH, nắm vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin mà Đảng ta đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chủ nghĩa xã hội đổi mới Việt Nam đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình và ngày càng thu được những thành tựu to lớn. Điều đó trước hết bắt nguồn từ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trung thành với bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất định Đảng ta sẽ lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của thời kỳ đổi mới gắn với dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Linh Beo
No comments:
Post a Comment