Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 |
Đất đai là phạm trù chính trị pháp lý gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Việt nam là một nước có truyền thống canh tác lúa nước nên đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. xác định tầm quan trọng đặc biệt đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm thực hiện các chính sách quản lý đất đai có hiệu quả. Đến nay, trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và giải quyết các vấn đè bất cập trong việc áp dụng pháp luật. Đảng và Nhà nước chủ trương sửa đổi Hiến Pháp 1992 tại Điều 57 dự thảo sửa đổi, bổ sung khẳng định “Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.”
Hình để ngắm chứ không phải minh họa |
Việc khẳng định chế độ sở hữu toàn dân trong dự thảo hiến pháp là phù hợp với chế độ xã hội ta, là cơ sở để thực hiện quyền lực nhân dân, xây dựng dân chủ, bảo đảm thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Qua nghiên cứu ta thấy sự cần thiết tiếp tục quy định sỡ hữu toàn dân về đất đai trong dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 xuất phát từ các lý do sau đây:
Thứ nhất. Chế định sở hữu toàn dân về đất đai là phù hợp với chính sách của Đảng về chế độ sỡ hữu về đất đai, phù hợp với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. ở việt nam bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.. Để nhân dân thực hiện quyền lực đó thì đất đai phải được sở hữu toàn dân. Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thay mặt toàn dân quản lý, phân bổ đất đai đảm bảo điều tiết trong quá trình phân phối địa tô, phù hợp với sở hữu toàn dân, bảo đảm công bằng.
Thứ hai. Chế định sở hữu toàn dân về đất đai nhằm ghi nhận thành quả cách mạng về đất đai của cả đan tộc ta, phù hợp với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước. Dù đất đai do tự nhiên sinh ra, song vốn có đất đai quý báu ngày nay có được là do công sức, mô hôi, sương máu của biết bao thế hệ nhân dân tạo nên, trải qua hang nghìn năm ông cha ta cải tạo, bồi đắp đất đai mới có được như ngày hôm nay.
Thứ ba. Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân tạo ra cơ sỏ pháp lý ổn định cho các QHXH , giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Hiện nay có rất nhiều tổ chức phản động luôn tìm cách chống phá, một trong những hình thức phổ biến nhất là xúi giục các tổ chức tôn giáo, giáo dân kiện đòi quyền sử dụng đất đai gây mất ổn định chính trị , tạo cớ can thiệp vào các công việc nội bộ ta.
Nếu thừa nhận quyền sở hữu tu nhân về đất đai thì đây là cơ hội là cái cớ Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân tạo ra cơ sỏ pháp lý ổn định cho các QHXH , giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Hiện nay có rất nhiều tổ chức phản động luôn tìm cách chống phá, một trong những hình thức phổ biến nhất là xúi giục các tổ chức tôn giáo, giáo dân kiện đòi quyền sử dụng đất đai gây mất ổn định chính trị , tạo cớ can thiệp vào các công việc nội bộ ta.
Nếu thừa nhận quyền sở hữu tu nhân về đất đai thì đây là cơ hội là cớ để các thế lực thù địch tác độn, tuyên truyền xúi giục các tổ chức tôn giáo, giáo dân đòi lại đất mà trước đây nhà nước đã thu hồi… Đó là kịch bản mà các thế lực thù địch muốn xảy ra ở Việt nam để có thể can thiệp và lật đỏ chế độ ta. Vì thế, không thể quy định chế độ sở hữu tư nhân trong lần sửa đổi Hiến pháp nay.
Thứ tư. Với điều kiện một nước nông nghiệp với 70% là nông dân, bình quân về đất canh tác trên đầu người thấp nhất thế giới trong khi trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu nên đất đai có vị trí quan trọng trên nhiều phương diện chính trị, kinh tế xã hôi.
Nếu thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ đất đai quá lớn trong tay những người giàu, cho nên người nghèo sẽ không có đất sản xuất, đặc biệt là những nơi trình độ dân trí thấp, DTTS cho nên họ dần rơi vào tình trạng bần cùng hóa, đẩy họ vào cuộc sống nghèo đói, du canh du cư trong khi đó trong tay các ông chủ tư nhân có hang trăm hecta đất, lúc đó nhà nước không can thiệp được vì họ là người sở hữu đất.
Thứ năm. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hiện hành không làm hạn chế đến quyền của tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất đều có quyền khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, đồng thời có thể chuyển nhượng, tặng, cho, thế chấp, bão lãnh, cầm cố, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thong qua các giao dịch dân sự đáp ứng nhu cầu của mình. Đây là quy định có ưu điểm quan trọng trong giữ ổn định các quan hệ đất đai , ngăn ngừa các xung đột, phức tạp về xã hội có thể nảy sinh.
Với những lý do nêu trên, có thể khẳng định rằng quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là hoàn toàn phù hợp điều kiện hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.//
No comments:
Post a Comment