Khi đọc bài viết: Sửa đổi Hiến Pháp 92-nên chăng Quốc Kỳ, Quốc Ca cùng sửa? được đăng tải trên http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/sua-oi-hien-phap-92-nen-chang-quoc-ky.html#.UWbOWqLIb8s
Trích dẫn:
Đặng Huy Văn (Danlambao) - Hai tháng nay, tôi đã được đọc rất nhiều bản góp ý về “Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992” của nhân dân cả trong và ngoài nước, trong đó có nhiều bản góp ý rất tâm huyết. Tôi là một nhà giáo đã nghỉ hưu nay về làm bạn với nông dân, nên chỉ xin góp vài ý kiến nhỏ về “Điều 13” của “Dự thảo Hiến Pháp 92 sửa đổi” thôi. Đó là, nhân dịp sửa đổi Hiến Pháp 92, chúng ta nên chăng cần sửa đổi cả Quốc Kỳ và Quốc Ca hiện tại?
Tôi thấy thật nhói lòng và đau xót bởi vì sao đất nước Việt Nam ta lại sinh ra những kẻ thóa hóa, biến chất đến mức độ như thế. Chúng đã có những lời lẽ xuyên tạc, phản động muốn thay Quốc ca, Quốc kỳ của đất nước Việt Nam mà gần 90 triệu nhân dân Việt Nam coi đó niềm tự hào, sự thiêng liêng của dân tộc Việt Nam mà bất cứ ai cũng không thể chà đạp lên được. Vậy mà với những lời lẽ của mình tác giả muốn sửa cả Quốc Ca lẫn Quốc Kỳ của đất nước Việt Nam ta.
Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay. Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Tiến Quân Ca hay Quốc ca là một bài hát được sáng tác bởi cố nhạc sĩ Văn Cao vào năm 1944 và được Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức phê duyệt trở thành Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 . Tiến Quân Ca với lời hát và giai điệu hào hùng, đầy ý nghĩa đã trở thành bài hát thiêng liêng của Tổ Quốc, là nguồn khơi gợi hào khí của dân tộc mỗi khi được hát lên bởi người Nam. Tiến quân ca là bài hát đã gắn liền với những năm tháng đấu tranh gian khổ của dân tộc Việt Nam, nó xứng đáng là bài Quốc ca của Việt Nam mà không một bài hát nào có thể thay thế được.
Đã có lần, Nhà nước và Quốc hội mở cuộc vận động sáng tác một bài Quốc ca mới để thay Tiến Quân Ca, nhưng hàng nghìn bài hát dự thi đã không bài nào thay thế được bài hát lịch sử ấy. Tiến Quân Ca đã gắn bó với lịch sử Cách mạng Việt Nam, đã gắn bó máu thịt với người dân Việt Nam, đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam, bởi đấy là bài hát “mang hồn nước”, mãi mãi vững bền cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”.
Thông qua đây có thể thấy được ý nghĩa thiềng liêng của lá Cờ đỏ sao vàng, bài hát Tiến quân ca đối với dân tộc, nhân dân Việt Nam anh hùng. Những lời lẽ trong bài viết phản động của tác giả trong bài viết: Sửa đổi Hiến Pháp 92-nên chăng Quốc Kỳ, Quốc Ca cùng sửa? chỉ là sự ngụy biện của những kẻ phản động, háo danh háo lợi, đi ngược lại với tâm nguyện, lợi ích của nhân dân. Những kẻ này có chết cũng không đền hết tội, đến cả Quốc kỳ và Quốc ca mà chúng còn dám xuyên tạc thì chúng sẽ còn có những hành động bỉ ổi khác chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Mỗi người dân hãy lên án những hành động đê hèn, vô liêm sỉ kiểu như vậy, qua đây cũng có thể thấy được bộ mặt phản động, thối lát của những kẻ bán nước, cầu vinh.
Khểnh
No comments:
Post a Comment