Chính Trực@
Tự do báo chí là một vấn đề không mới đã nhắc đến rất lâu rồi nhưng vấn đề này lại rất nhạy cảm đối với các quốc gia dân tộc. Khi mà các đối tượng thi nhau “ tung hứng” xung quanh cái đề tài nay. Thời gian gần đây, có một số “nhóm người” đòi hỏi Việt nam phải có “quyền tự do báo chí một cách tuyệt đối”, tự do sử dụng internet mà “không cần sự kiểm soát của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt nam”, họ cho rằng Việt nam vi phạm tự do báo chí, tự do ngôn luận của mọi công dân việt nam. Mới đây, trên Anhbasam04.wordpress viết bài “ Nguyễn Phú Trọng sát thủ của tự do báo chí năm 2013” sát thủ thì đâu không biết nhưng những ý nghĩ cho rằng Việt nam là một quốc gia bóp nghẹt tự do báo chí là hoàn toàn không đúng mà chỉ là sự áp đặt, vu khống, tung hỏa mù dư luận mà thôi.
Khi đưa ra các tít giật gân trên, hình như các “nhà dân chủ” đang bị “lóa mắt” và “ảo tưởng” về một mô hình tự do báo chí tuyệt đối nghĩa là báo chí được viết cái gì thì viết, không chịu chi phối bởi bất kỳ một quy phạm nào cả. Trên thực tế, không có bất kỳ một quốc gia nào có nền tự do báo chí tuyệt đối như thế hết, mà báo chí phải tuân theo những nguyên tắc, luật lệ, chế tài nhất định của pháp luật và chính quyền.
Quyền tự do báo chí là một quyền cơ bản của con người, luôn được Đảng và Nhà nước xem là một thuộc tính, một bản chất mang tính đặc trưng của chế độ ta. Trong Điều 26 thuộc Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Như vây, trên phương diện pháp lý – Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản đã khẳng định nhất quán quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của công dân. Đó là minh chứng cụ thể cho thấy Đảng và Nhà nước ta không bao giờ xem nhẹ hay ngăn cản quyền tự do báo chí chân chính của nhân dân.
Do đó, để bảo đảm quyền tự do báo chí của mỗi công dân chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó gắn liền các quy định của pháp luật. Không có tự do báo chí nào mang tính chung chung, trìu tượng để rồi muốn viết cái gì thì viết và cũng không thể lợi dụng tự do báo chí để đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc và đông đảo của quần chúng nhân dân. Nhà báo trước hết là một công dân. Nếu nhà báo vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý như các công dân khác phạm pháp, trước pháp luật quan và dân điều bình đẳng như nhau. Còn ai cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ công khai chống Đảng, Nhà nước, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân đều phải bị xử lý nghiêm minh
Vừa qua, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ( Báo Gia đình và Xã hội), Tạ Phong Tần bản thân là những nhà báo nhưng đã vi phạm các quy tắc đạo đức của báo chí, nấp dưới cái mác “nhà báo” và cho mình cái quyền muốn nói ra tất cả những gì mà bản thân xem là đúng để công khai chống Đảng và Nhà nước ta. Và lẽ tất nhiên, các nhà báo này đã bị trừng trị theo quy định của pháp luật. Đó là biểu thị sự công bằng, bình đẳng của pháp luật, chứ không phải là sự “bóp nghẹt tự do báo chí, thủ tiêu tự do ngôn luận” như một số thế lực phản động và những người thiếu thiện chí từng rêu rao trên các báo mạng và bloger
Nguyễn Phú Trọng – một con người bình dị với cương vị là Tổng bí thư của Nhà nước CHXHCN Việt nam đang phát huy tối đa trí tuệ và năng lực của mình lãnh đạo đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Ban hành các văn bản quy phạm và các nghị định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân thực hiện quyền tự do báo chí, các quyền cơ bản của công dân. Vậy mà các nhà dân chủ lại cho rằng “ Nguyễn Phú Trọng là một sát thủ của tự do báo chí năm 2013” khi đã có những động thái xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước và lợi ích của đông đảo nhân dân.
Hành động đó cũng đúng thôi, vì thực tế cơ quan báo chí nào, nhà báo nào làm đúng, làm tốt sẽ được tôn vinh và khen thưởng còn cơ quan báo chí nào, nhà báo nào cố ý vu khống, bịa đặt sự thật, không tôn trọng các quy định của pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội sẽ bị phê bình và xử lý. Đó là điều tất yếu của mọi quốc gia dân tộc nhằm biểu thị sự nghiêm minh, công bằng, bình đẳng trước pháp luật.
Thiết nghĩ, nếu đã thực tâm vì đất nước này thì hãy hòa cùng ý nguyện của đông đảo quần chúng nhân dân Việt nam mà xây dựng một xã hội dân chủ theo nguyên nghĩa vốn có chứ đừng chạy theo cái danh “ hảo” ngụy tạo dưới vỏ bọc của “dân chủ, tiến bô” mà đi ngược lại lợi ích của dân tôc.
No comments:
Post a Comment