Sunday, September 29, 2013

SỐ LƯỢNG CÁ NUÔI TRONG BỂ CÁ

Số lượng cá nuôi trong bể cá


                                                                Ảnh minh họa
Sử dụng bể cá trong nhà không thể để bể cá "chết" - tức là bể cá không có cá hoặc cá bị chết. Theo lý luận kinh dịch và phong thủy thì bể cá phải có cá, và số lượng cá nuôi cũng như màu sắc phải tuân thủ nghiêm nghặt theo phong thủy.
 1/. Loại cá nên nuôi
- Nên nuôi 1 loại hay chỉ 2 loại.
- Không nên nuôi 3 loại cá trong cùng một bể cá
2/. Màu sắc
- Màu vàng kim, màu trắng ( hành kim)
- Màu đem ( hành thủy)
- Màu xanh ( hành mộc)
- Màu đỏ (hành hỏa)
- Màu Vàng (hành thổ)
3/. Số lượng cá nuôi trong bể cá
Số lượng cá nuôi trong bể phải căn cứ vào vị trí đặt bể cá tại cung vị nào trong 8 cung khí trường của ngôi nhà hoặc công ty
- Đặt tại phía Bắc thì nuôi 1 con cá Đen ( trắng hoặc vàng kim), hoặc 1 cá đen và 6 cá vàng kim
- Đặt tại phí đông bắc thì nuôi 8 con cá vàng
- Đặt tại phía đông thì nuôi 3 con có đen hoặc xanh
- Đặt tại phí đông nam thì nuôi 3 con cá đen hoặc xanh
- Đặt tại phía nam thì nuôi 9 con cá màu đỏ hoặc 2 cá xanh và 7 cá đỏ
- Đặt tại phía tây nam thì nuôi 8 con cá vàng
- Đặt tại phía tây thì muôi 6 con cá trắng hoặc vàng kim
- Đặt tại phía tây bắc thì nuôi 6 con cá trằng hoặc vàng kim
Chú ý:Nên thiết kế bể cá cảnh có số đo đẹp theo phong thủy để đón vận may.



Xá xíu chay - Kim

052

5 cây mì căn có thể mua đông đá, hoặc ở ngoài chợ họ bán ngâm trong thau nước, hoặc mình cũng có thể làm tại nhà.

Cách làm mì căn: Dùng bột mì nhồi với nước ấm, sau đó ủ cho nó nở chút xíu, cho mì căn vào một cái rổ, xả nước bóp hết chất bột trắng ra chỉ còn nước trong, cuối cùng nó còn chất dai thôi thì gọi là mì căn.

*Gia vị ướp xá xíu

  • 2 muỗng cà phê gia vị xá xíu
  • 1/2 muỗng cà phê đường
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê bột nấm chay
  • 2 muỗng cà phê boa rô băm nhuyễn
  • 1 muỗng cà phê tương đen ăn phở
  • 1 muỗng cà phê dầu mè
  • 1 muỗng cà phê nước tương
  • 1/4 muỗng cà phê ngũ vị hương
  • 2 muỗng cà phê dầu hào chay
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • nửa lon nước coco rico

Trộn tất cả gia vị lại với nhau cho đều. Thả mì căn vào cho thấm gia vị. Lấy food wrap bao lại để trong tủ lạnh qua đêm ngày mai lấy ra. Lấy chảo cho tất cả vào chảo hạ lửa nhỏ để lửa riu riu để cho rút gia vị, trở mì căn đều cho thấm, khìa khi nào nước rút lại kẹo thì vớt ra xếp vào khay nướng. Đút vào lò với 400 độ, 5 phút mỗi mặt. Lấy ra cắt xéo bỏ vào dĩa. Món này ăn với bánh mì, dưa leo, đồ chua, ngò, xịt nước tương vô, chút xíu tương ớt ăn phở vào.

Chúc các bạn làm thành công với món xá xíu chay này nhé.

Kim

Friday, September 27, 2013

Gớm! Ai dám đụng đến Phương Uyên?



Quyên Quyên
     Lâu nay anh ít viết lách cái chuyện bậy bạ bởi vì anh đang tập tành làm người chững chạc hơn một tí, thế nhưng sáng nay anh giật mình khi thấy trên danlambao tòi đâu ra một thằng cha viết lách bậy bạ và bẩn bựa hơn anh nhiều. Anh thấy hắn có cái bút danh Nguyentruongtam và phòi ra một bài “Sờ ngực hay bóp vú!?”. Anh thấy bựa quá thế là anh phải làm ngay cái vựa chữ nghĩa này để đối đáp ngay với thằng cha trên cho hả dạ.


      Cái sự vụ chơi bời hay bóp vú, hay đóng gạch là chuyện thường tình, là nhu câu căn bản của con người. Đó là chuyện hết sức bình thường. Chẳng ai có thể cấm ai được cả. Anh nghĩ rằng thằng cha Nguyễn Tường Tâm kia nó cũng vậy cả thôi,cái lúc đã sướng lên thì còn biết gì là trời đất. Cái lúc nó và con vợ nó đang vật nhau quằn quại trên giường thì biết gì là những thứ khác nữa. Thế nhưng anh nghĩ rằng thằng cha Tường Tâm trên kia có dâm dục như Lê Tương Dực hay là Mạc Mậu Hợp đi chăng nữa thì hắn cũng không được phép bịa tạc rằng ai cũng như hắn. Dẫu vẫn biết rằng giới rận thật là lắm chuyện thị phi nên chúng nó đổ lỗi cho Công an sàm sỡ hay nói toạc móng heo ra là bóp vú Phương Uyên thì nghe điêu lắm.
     Giới rận xưa nay ai mà chẳng biết là có nhiều kẻ có tư tưởng khỉ vượn rừng rú và có nhiều cái tên sặc mùi dâm loạn. Chẳng hạn già như Nguyễn Thùy Linh mà vẫn sung sướng rơn người lên khi được thiên hạ gọi bằng biệt danh là Linh nhà thổ. Hay cách đây chưa lâu có nhân vật “thanh niên dân chủ nghiêm túc” tên là Dũng Aduku hay A đụ cu gì đó đã làm một scandal hiếp dâm trẻ em, Dũng luôn tự xưng ta đây là một nhà dân chủ. Vậy mà lại đi lừa một đứa trẻ mới dậy thì lên giường để giở trò đồi bại. Và giờ đây chắc hắn đang ngồi trong tù và ngẫm nghĩ về hành vi dâm dục ngu xuẩn của hắn. Gần đây nhất thì em Đoan Trang cứ phải nói là có bộ ngực thủy top cũng phải ghen tị chạy đi trao tuyên bố 258 cho mấy quan thầy nhưng trao tuyên bố chẳng thấy đâu cả mà chỉ thấy ảnh em Trang khoe ngực khủng. Thế mới biết giới rận ô hợp đến mức nào. Quên mất, anh đã đi quá xa so với đề tài là bóp vếu em Phương Uyên. Anh xin quay lại ngay lập tức.

Ai dám bóp vú em chứ?
    Nếu nói Uyên không xinh đẹp cũng không phải, nhưng cái xinh đẹp của Uyên kết hợp với sự liều lĩnh và có phần não phẳng nữa nên làm thiên hạ chết khiếp. Uyên xinh đẹp, nhưng cái xinh đẹp của Uyên chắc gì thiên hạ đã hướng đến. Và anh cũng nói thật rằng chẳng phải Uyên thuộc hạng nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành gì cho lắm để mà tôn lên cả. Vậy nhưng lũ rận vẫn tôn Uyên lên và ngay như bài viết mà anh vừa đề cập ở trên chính là một bài viết nhằm nâng giá cho Phương Uyên và sâu xa hơn nữa chính là các vị dân chủ cuội đã lợi dụng tí nhan sắc của Phương Uyên để khuấy động cho phong trào dân chủ của các vị. Thằng cha Nguyễn Tường Tâm có anh em họ hàng gì với ông Nguyễn Tường Thụy vừa bị Công an xích vào trại kia đã có một bài phỏng vấn ngắn rằng “Công an bóp vú Uyên” nghe cứ như mỗi Uyên có vú không bằng. Anh tuy không học luật nhưng anh biết rằng trong công tác bắt người và khám xét của lực lượng Công an chẳng bao giờ có chuyện Nam lại được đi bắt và tiến hành khám xét nữ cả. Chỉ có nữ mới được khám xét nữ thôi. Vậy nên anh nghĩ trong vụ có đụng chạm đến Phương Uyên vừa qua là do nữ Công an nào đó đã lỡ đụng hàng Phương Uyên. Và suy nghĩ sâu xa hơn nữa biết đâu trong lực lượng đi bắt tên Nguyễn Tường Thụy vừa rồi có nữ Công an nào đó bị “les”. Anh nói thật là chẳng có lão Công an nào mà ngu ngốc đến nỗi trong lúc thi hành nhiệm vụ lại dám sờ ngực một tên phạm tội cả. Nếu mà làm thế thì khác gì là đang tự sát. Ai chẳng biết rằng những kẻ thuộc giới dân chủ cuội luôn lăm lăm máy ảnh trong tay chỉ chực để bấm máy vu khống mình. Vậy nên công tác của họ sẽ chẳng bao giờ dám làm rụng một cái lông chân của mấy tên rận chủ. Bởi vì chỉ cần sơ hở là chúng nó sẽ vu vạ ngay cho Công an vi phạm dân chủ nhân quyền. Anh thấy rằng cái việc lũ rận đua nhau nói rằng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã bị cụt tay vì Công an đánh đập mà còn nói được nữa là những chuyện khác. Chính sau cái vụ Nguyễn Văn Hải vẫn bình thường đã khiến thế giới phải ngạc nhiên về công nghệ tự mọc lại tay chân của Việt Nam. Thế nên anh nghĩ rằng lũ rận có nói gì cũng chẳng ai tin được.


     Chung quy lại anh chỉ thấy thế này, trước đây Uyên đã bị lợi dụng cho mục đích chống Nhà nước trong cái vụ rải truyền đơn cờ vàng và đã được hưởng khoan hồng từ pháp luật. Nhưng nay chúng tiếp tục lợi dụng Uyên để nâng tầm em Uyên lên thành một “rận sex” hay gì nữa thì anh không biết. Anh chỉ nghĩ rằng làm xấu đi cái lực lượng vũ trang của chế độ này là ước muốn của cả giới rận. Nhưng cứ đụng một tí là bảo Công an đánh người với bóp vú thì anh chẳng tin. Anh thuộc vào hạng chơi bời nhất mà cái khoản đó anh còn kiêng dè nữa là mấy thằng Công an cứ suốt ngày điều lệnh với lại viết biên bản. Tóm lại là anh đéo tin thằng cha nào ngu đến mức nướng miếng cơm manh áo của hắn và vợ con hắn vào bộ ngực của Phương Uyên cả. Mà biết đâu nhiều khi anh nghĩ rằng tên rận Nguyễn Tường Tâm kia đã được bóp Uyên cũng nên ấy chứ, biết đâu hắn lại cứ ngậm máu phun người. Cái chuyện bóp hay xxx đi chăng nữa thì anh thấy ở nước mình còn kín đáo và nhẹ nhàng lắm. Chứ anh thấy cứ như bên Ấn Độ cứ sểnh ra là chúng nó đè đàn bà con gái ra mà hấp diêm, hở ra là chúng nó hiếp rồi giết. Vừa rồi anh còn thấy cả nữ cảnh sát Ấn Độ bị hiếp dã man, đến nỗi cô này còn nói rằng “sinh ra là phụ nữ ở Ấn Độ là một cái tội”. Thế nên anh chẳng tin có cái chuyện bóp vú lộ liễu như ở Việt Nam được.
    Tóm lại là chẳng thằng ngu nào đụng vào ngực của Phương Uyên cả và Uyên có cho thì ngoài giới rận ra chắc gì đã có ai thèm sờ. Và cái trò định nâng Uyên thành “rận sex” này có lẽ chỉ là chiêu cùn của giới rận mà thôi. Anh thấy buồn thay cho Uyên, em đã bị chúng lừa để bóc lột cả thể xác cho mục đích xấu xa của chúng. Anh nghĩ ngực của em Uyên thì em nên giữ chứ đừng để mấy con rận cụ nó lấy ra làm trò như vậy.

“HIỆP THÔNG” VỚI GIÁO PHẬN VINH ĐỂ PHÁ HOẠI



TIN MỚI ! Đọc bài viết trên “Radio chân trời mới, Thanh niên công giáo... Tôi không thể không thấy lộn ruột với cái trò vô sỉ của một số tên phá hoại. “Tám vị Giám mục chính tòa và phụ tá của các giáo phận thuộc giáo tỉnh Miền Bắc đồng ký tên trong một lá Thư Hiệp Thông, ngày 21.09.2013, gởi đến Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, giám mục chính tòa giáo phận Vinh. Đứng đầu danh sách là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục Thanh Hóa, Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Trong tám vị, có Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ, giám mục Bắc Ninh, Tổng thư ký HĐGMVN.
---------------------------------------------- 

        Đã nhiều lần tôi nói các bạn có đạo không nên núp dưới tấm áo choàng tôn giáo để làm việc vô sỉ, bởi trước khi các bạn là một con chiên, thì các bạn đã là một công dân Việt Nam, và vì thế các bạn hãy làm tốt bổn phận của một công dân đối với đất nước. Hãy làm những gì cho tốt đời đẹp đạo, theo phương châm đức chúa Giê su đã dạy “sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Nhưng các bạn trong các Page Thanh niên công giáo, Radio chân trời mới, Nhật ký yêu nước … vẫn cố tình bóp méo sự thật, vu khống trắng trợn sự kiện xảy ra ở Mỹ Yên vốn dĩ sự thật mười mươi !




        Biết rằng, mỗi người có đức tin khác nhau, nhưng dù là ai, giáo hay lương cũng là công dân Việt nam nên phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Đó là quy luật bất thành văn mà xưa nay không bàn cãi. Sự thật bao giờ cũng được tôn trọng, công lý luôn được bảo vệ? Chúng tôi tôn trọng đức tin của các bạn nhưng không vì thế mà các bạn muốn làm gì thì làm? nói gì thì nói bất chấp pháp luật như thế? 

        Các bạn biết rõ rằng, Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã vi phạm luật pháp, vì vô cớ đánh đập và phá hoại tài sản của người khác, đồng thời gây rối trật tự công cộng và đã bị khởi tố, bắt giam. Và chính họ cũng thừa nhận hành vi của mình tại cơ quan điều tra. 

       Trong khi các con chiên thành khẩn nhận khuyết điểm, thì tiếc thay, kẻ chăn dắt khoác áo thầy tu Nguyễn Thái Hợp và tập đoàn thầy tu lại “hiệp thông” vô sỉ ngậm máu phun người, bất chấp sự thật, vu cáo chính quyền thế này thế nọ. Hiệp thông cái con ...ặc gì? Toàn lũ phá hoại, không yên thân tu thân làm con chiên “ngoan đạo” cứ đi reo rắc điều vô sỉ, trái với luân thường đạo lý? Biết sai biết sửa đó là người tiến bộ nhưng biết là sai nhưng vẫn cố tình “thay màu giá trị” đó vô lại.

         Vẫn giọng điệu đó, vẫn kịch bản đó, kẻ mang danh “giám mục” “thầy tu” kia vẫn không từ bỏ ý đồ sử dụng giáo dân của mình như những con thiêu thân để ngăn cản bước tiến của dân tộc, kêu gọi “hiệp thông” để nhằm mục đích chống chính quyền Việt nam, vu cáo trắng trợn sự thật để thay màu giá tri, lấp liếm đi hành vi trái pháp luật của chúng, để vu cáo Việt nam đàn áp tôn giáo như: “Thư hiệp thông với Gx Mỹ Yên, Giáo phận Vinh của Cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Úc, Thư hiệp thông của Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ với giáo phận Vinh và Gx Mỹ Yên, Thư hiệp thông và cầu nguyện cho Giáo phận Vinh của tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, ĐTGM Phanxicô Lê Văn Hồng gởi thư hiệp thông với giáo phận Vinh, Thư hiệp thông của các Giám mục Giáo tỉnh Hà Nội với Gx Mỹ Yên và giáo phận Vinh, Thư hiệp thông của Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam với Gp Vinh và Gx Mỹ Yên”... 

       Rõ ràng, quay mũi giáo chĩa vào dân tộc, dùng thần quyền giáo lý để chế ngự quê hương bản quán, và sử dụng con chiên như một thứ công cụ không mảy may một chút xót thương chỉ có thể là quỷ sứ. Đéo xứng đáng là con chiên ngoan đạo “sống phúc âm trong lòng dân tộc” mà đức chúa Giê su đã dạy.

Linh Beo

Wednesday, September 25, 2013

Tình Yêu Của Tôi



Phần 5: Sự trưởng thành.

    Rồi chuyện về C hay cô bạn gái kia cũng không làm tôi bận tâm hơn chuyện thi đại học. Người duy nhất mà tôi quan tâm lúc này là mẹ tôi. Tôi nghĩ tới suy nghĩ, niềm vui của mẹ nhiều hơn. Chỉ có thi đỗ đại học tôi mới làm mẹ bớt đi một nỗi lo. Đó cũng là một sức ép với tôi. Với lực học khá, tôi rất lo lắng trong việc chọn trường, điểm cao thì không với tới mà điểm thấp thì lại không thấy xứng tầm. Tôi chọn trường khối A theo nguyện vọng của gia đình là Học viện Ngân hàng, khối D tôi chọn Học viện Báo chí và Tuyên truyền.


    Tuy nhiên tôi đã không đỗ khối học chính của mình mà đỗ vào Khối D, một bước ngoặt mà có lẽ tôi chưa từng nghĩ tới. Tôi nghĩ có thể đây là bước ngoặt cho cuộc đời mình trong lĩnh vực mới - ngành quảng cáo, Học viện Báo chí Tuyên truyền.

    Cuối cùng tôi cũng đã nhập học, với bao vui sướng vì dù sao tôi cũng đỗ đại học. Còn C, do không đủ điểm nên phải ôn thi lại một năm. Trong khoảng thời gian tôi học đại học, chúng tôi vẫn thường chuyện trò qua điện thoại di động, và càng thân thiết hơn. C kể cho tôi nghe chuyện của C với cô bạn gái đó. Có đôi lúc họ cãi nhau, dĩ nhiên tôi không thể thêm dầu vào lửa được, vì dù sao cả 2 đều là bạn tốt của tôi. Tôi lại phải gỡ rối giúp họ. Tôi cũng giải thích cho bạn gái kia để cô ấy không hiểu lầm C, và tin vào tình cảm của C dành cho cô ấy. Có đôi lúc muốn làm kẻ thứ 3, nhưng tự ý thức được hành động của mình là không tốt, là chơi xấu, nên không dám manh động.


Cho tới lúc đó, tôi vẫn phải khẳng định mình đã yêu C rất nhiều, và chưa thể nào quên được C trừ khi có người khác thực sự làm tôi quên được C. Rồi cuộc sống thay đổi, nhiều mối quan hệ bạn bè cũng làm tôi bớt suy nghĩ về C hơn. C cũng không còn là hình mẫu lý tưởng với tôi nữa, do cách nhìn nhận của tôi đã khác. Tôi chỉ có thể khẳng định rằng: khi tôi yêu C là yêu thật lòng, không có tính toán điều gì, nhưng khi C đã không cần tới sự quan tâm của tôi như trước nữa, thì tôi nên rời xa, và tìm cho mình một nửa thực sự của mình.

Không phải chung thủy là cứ mù quáng yêu đến chết cho dù họ không cần mình nữa, mà hãy yêu cho tới khi nào cả hai cảm thấy có thể sống tốt mà không cần tới người kia nữa, đó là cách suy nghĩ của tôi. Yêu nhưng lý trí, biết mình nên làm gì, biết dừng và tạo điểm dừng cho mình, không nên quá cố chấp rồi làm hại, gây đau khổ cho mình.

Sinh viên năm nhất lên đại học, nên có nhiều bạn bè mới, và có nhiều mối quan hệ khác nhau. Tôi cũng quen rất nhiều bạn của bạn mình, cũng có nói chuyện, đi chơi, nhưng dường như những mối quan hệ đó thường không bền lâu, và có chăng cũng chỉ nói chuyện chém gió cho đỡ buồn, cho bằng bạn bằng bè. Tôi vốn là một đứa ham chơi nên có bạn bè mới, vui vui là tôi có thể quên ngay được nỗi buồn đang có. C dường như chỉ là ký ức, đôi lúc nhớ lại thì thấy nhớ nhớ, luyến tiếc, nhưng những suy nghĩ đó cũng lại tan biến ngay khi có bạn bè nói chuyện. Tôi được một thằng bạn học HV cảnh sát nhân dân giới thiệu cho một bạn trai quê ở Hải Dương. Ban đầu tôi thấy cậu ấy nói chuyện vô vùng sến, có vẻ không có gì hứng thú.



Chúng tôi có đi chơi, và dường như những lần đó làm tôi ấn tượng hơn về ngành nghề của công an. Trước kia tôi chưa bao giờ nghĩ mình lại thích công an, vì bạn tôi từng bị cảnh sát bắt nhầm, rồi đánh cho một trận. Nhưng càng ngày tôi càng thích màu áo xanh ấy, bắt đầu từ màu áo xanh của cảnh sát. Cuối tuần tôi chỉ muốn ngồi trên chiếc xe bus 13, chiếc xe đưa tôi đến tận cổng trướng HV cảnh sát Nhân dân, và đứng nhìn một rừng xanh bước ra khỏi cổng trường. Có lẽ tôi bị nghiện mất rồi. Cuối tuần nào tôi cũng nhảy lên xe 13 để ngồi, và biết đâu đó tôi gặp được các anh ấy đi xe bus, và tôi lại đưa mắt nhìn trộm. Tôi có nói chuyện với đưa em họ, nó quen rất nhiều công an, và đã giới thiệu cho tôi một người, người mà tôi yêu cho tới giờ đã gần 1 năm rưỡi rồi. …

(còn nữa…)

Khểnh

Phần1:http://gocnhinthoidai.blogspot.com/2013/08/tinh-yeu-cua-toi-phan-1-toi-cua-tuoi.html#.Uj0lLNLDo4U

Phần2:http://gocnhinthoidai.blogspot.com/2013/08/tinh-yeu-cua-toi.html#.Uj0llNLDo4U 
 

Tuesday, September 24, 2013

PHONG THỦY PHÒNG TẮM ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Phong thuỷ phòng tắm và những điều cần lưu ý
Thiết kế kiến trúc hiện đại phần lớn tập trung nhà vệ sinh và phòng tắm vào làm một gian, bởi vậy xin được đem 2 vế hợp nhất để đàm luận về phong thuỷ. Theo lý luận phong thuỷ truyền thống, đối với cát hung nghi kị của nhà vệ sinh, ngoài chỉ ra phương pháp tránh hung khí từ nhà vệ sinh gây nên, thì những điều khác rất ít được nhắc đến, bởi vậy mà sinh ra rất nhiều cách nói. Rốt cuộc nhà vệ sinh nhà tắm có những điểm nào cần được chú ý?
- Nhà vệ sinh không nên nằm ở hướng Tây Nam vùng Hôn sự, Đông Bắc vùng Trí thức hoặc Nam vùng Danh tiếng, Bắc vùng Tài lộc.
- Không nên đặt ở trung tâm căn nhà.
- Không nên sửa thành phòng ngủ.
- Nên đặt ở hướng hung, không đặt ở hướng cát.
- Địa điểm nhà vệ sinh nên ở chỗ khuất.
- Nên duy trì sạch sẽ vệ sinh.
- Nên duy trì không khí lưu thông.
Phương vị nhà vệ sinh không tốt cần cải tạo như thế nào?
Theo phong thuỷ nhà ở mà nói, hung tướng mà nhà vệ sinh dẫn đến là vô cùng nguy hại. Đặc biệt là ở hướng Bắc của nhà ở, hoặc ở hướng Đông Bắc (còn gọi là hậu quỷ môn) mà đặt nhà vệ sinh, thì sẽ dẫn đến kết quả không hay.
Để cho nhà vệ sinh át được hung tướng, thì tốt nhất bạn nên đặt nó ở hướng Tây Bắc, Đông Nam hoặc phương vị Đông (xét từ trung tâm của căn nhà). Đồng thời, cũng cần phải tránh phương vị cát lợi với tuổi của chủ nhà.
Nếu như nhà vệ sinh ở hướng Bắc hoặc phương vị Đông Bắc, nhất thiết phải chuyển sang vị trí khác. Chỉ cần tránh trung tâm Bắc 15 độ (phạm vi của Tử). Hướng Đông Bắc, thì chỉ cần tránh Bắc Đông 15 độ (phạm vi của Sửu) và trung tâm Đông Bắc 15 độ (phạm vi của Cấn). Nếu như cả nhà vệ sinh đều nằm ở phương vị Bắc hay Đông Bắc, chỉ cần di dời vị trí của bồn cầu đến phương vị cách đó 15 độ là được. Nếu như bồn cầu thuộc phạm vi này, thì chỉ cần di dời bồn cầu chứ không cần xây lại nhà vệ sinh.
Ngoài phương vị Bắc, Đông Bắc, phương vị Tây Nam cho nhà vệ sinh cũng thuộc hung tướng. Nếu cần di dời, chỉ có thể dời từ hướng Tây Nam sang Tây Bắc.
Nhà vệ sinh thuộc hướng Tây cũng không tốt lắm, có điều chỉ cần không phải là người tuổi Dậu, hoặc không có phụ nữ đang chuẩn bị kết hôn thì không cần phải lo lắng. Người cầu toàn thì có thể di dời bồn cầu đến Tây Bắc (phạm vi Nhâm hoặc Quý).
Không nên có nhà vệ sinh phía Nam, ảnh hưởng đến vận khí. Nếu như có, tốt nhất dời đến phương vị Đông, Đông Nam, Tây Bắc. Không được thiết kế nhà vệ sinh gần khu thờ cúng, không thì sẽ biến thành hung tướng.
Nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm căn nhà
Có 3 nguyên nhân. 1 là, theo “lạc thư” có viết thì phương vị trung tâm thuộc Thổ, còn nhà vệ sinh thuộc Thuỷ, nếu đặt ở vị trí trung tâm sẽ phát sinh Thổ khắc Thuỷ. 2 là, không khí và nước ô nhiễm từ nhà vệ sinh từ trung tâm lan ra các phòng. 3 là, trung tâm của căn nhà cũng như trái tim con người, tim mà bị ô nhiễm, thì còn có thể gọi là “cát trạch” không?
Phòng ngủ cải tạo từ nhà vệ sinh cũ:
Bởi vì người đông đất chật, nhiều gia đình sửa nhà vệ sinh thành phòng ngủ. Mặc dù tiết kiệm được không gian nhưng lại phạm phải sai lầm phong thuỷ, nghiêm khắc mà nói thì không hợp vệ sinh. Nhà vệ sinh là không sạch sẽ, cần phải tránh nằm gần kề phòng ngủ, càng không thể sửa thành phòng ngủ. Như vậy căn bản không phù hợp yêu cầu vệ sinh, thuỷ hoả bất dung.
Nhà vệ sinh không nên nằm ở hướng Nam
Điều này có liên quan đến phương vị bát quái, phương Nam là Li quái, ngũ hành thuộc Hoả, còn nhà vệ sinh lại thuộc Thuỷ. Nhà vệ sinh hướng Nam, khắc chế Hoả địa, cũng như là Bát tự của người xung khắc Lưu niên Thái Tuế, bởi vậy không may mắn.
Hướng nhà không nên cùng hướng bồn cầu
Ví dụ cửa chính căn nhà hướng Nam, thế thì hướng của bồn cầu không được hướng Nam, không thì dễ sinh bệnh cho chủ nhà. Trước mắt chưa có cuộc điều tra rõ ràng về vấn đề này, nhưng tránh được thì nên tránh. (Bồn cầu nên bố trí không cùng hướng với hướng chính của căn nhà).
Nhà vệ sinh không nên nằm ở cuối hành lang
Nếu như nhà bạn có hành lang tương đối dài, cần chú ý sao cho nhà vệ sinh nằm ở bên cạnh hành lang chứ không được để ở cuối hành lang, nếu không phạm phải tướng đại hung, có hại cho sức khoẻ con người.
Nhà vệ sinh phải có cửa sổ, tốt nhất là đủ ánh sáng, không khí lưu thông.
Nguyên nhân rất đơn giản, nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm thấp dễ gây nên ẩm mốc, đồng thời cũng là nơi chúng ta thường dùng để tẩy rửa tạp chất và xú uế. Do vậy nhà vệ sinh nhất thiết phải có cửa sổ hoặc quạt thông gió, cửa thông gió, đủ ánh sáng và không khí lưu không để cho mùi hôi bay đi, duy trì không khí trong sạch. 
Căn vệ sinh thông thoáng và sạch sẽ cho chúng ta cảm hứng thư giãn sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.
 Nhà vệ sinh của biệt thự:
Thường thì khi thiết kế người ta thường nhớ đến sự phối hợp giữa các gian phòng trong cùng một tầng mà lại quên mất mối quan hệ giữa các tầng. Nếu như nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ thì trạch tướng vô cùng nguy hại, sức khoẻ người ở sẽ giảm sút.
Theo nguyên lý “gia tướng học” Trung Quốc cổ truyền, thì nền nhà vệ sinh không được cao hơn phòng ngủ. Ngũ hành gia cho rằng, nước chảy xuống dưới, làm ẩm kết cấu bên dưới, về lâu dài
phòng ngủ bị ẩm thấp, dễ phát sinh các bệnh hệ thống nội tiết. Nếu như nhất quyết phải đặt trên lầu, thì bạn nên thiết kế kéo rộng khoảng cách với phòng ngủ.
Thường xuyên khép cửa phòng tắm và đậy nắp bồn cầu, để cho tiền bạc không hao hụt một cách vô lý.




Monday, September 23, 2013

ĐẠI LONG MẠCH CỦA NƯỚC VIỆT

NÚI TẢN SÔNG HỒNG - đại long mạch của nước Việt


Mỗi quốc gia đều có những con sông, ngọn núi trở thành biểu tượng cho sự trường tồn của dân tộc mình, là điểm tựa, là niềm tin cho dân tộc ấy chống kẻ thù xâm lược bảo vệ và phát triển đất nước.

I. Núi Tản Viên

Nhật Bản có núi Phú Sỹ, Ấn Độ có núi Linh Sơn, Trung Quốc có núi Thái Sơn và Việt Nam có núi Tản Viên…Ngọn núi đó là biểu tượng thiêng liêng và muôn đời trong tiềm thức của tộc Việt.
Đức thánh ngự tại núi Tản Viên, Ngài đứng đầu trong “Tứ bất tử” (bốn vị thánh là đức Tản Viên, mẫu Liễu Hạnh, đức Thánh Gióng và đức thánh Chử Đồng Tử), vị linh thiêng độc nhất luôn được Nhà nước và Nhân dân tôn thờ hơn hai ngàn năm nay.

                                                                              Núi Tản Viên
Ngay sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn địa thế “tiền thủy - hậu thạch”, trước mặt nơi hội tụ của ba dòng: sông Hồng, sông Đà, sông Thao và dựa lưng vào núi Tản Viên, nước sông Đà chảy từ bên trái sang bên phải “Trường lưu thủy”, tất cả đều chảy về biển lớn, nhìn toàn cảnh hình thế tay ngai, mạch đất linh thiêng. Người đã chọn vùng đất Đá Chông dưới chân núi Tản Viên, một trong năm vùng núi linh thiêng bậc nhất của nước Việt Nam làm nơi nghỉ ngơi và làm việc.
Theo sách “ Bắc – Thành Địa dư chí” của Lê Đại Cương chép : “ Núi này ở huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Hình núi tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả nước, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có Đà Giang chảy quanh theo, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp”. Tại Đền Và ( Đông Cung) thờ Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) có đôi câu đối như sau:
Châu hình đẩu tiễn thiên hoành không
Hạo khí quan mang vạn cổ tồn
Có nghĩa là :
Dáng hình sừng sừng ngang trời rộng
Hạo khí mênh mang vạn thuở còn.
Dưới triều Nguyễn, năm Bính Thân, Minh mạng thứ 17 (1836) đúc “ Cửu Đỉnh” biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của nhà Nguyễn. Minh Mạng còn cho chạm hình núi Tản Viên vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg) cùng với cửa Cần Giờ và sông Thạch Hãn. Đời Tự Đức năm thứ 3, Canh Tuất (1850) liệt Tản Viên vào hàng những núi hùng vĩ, giang sơn của đất nước và được ghi chép vào Tự điển để cúng tế hàng năm.
Núi Ba Vì còn chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh người xưa như đỉnh Olympus (cao 2.917m) nơi ngự trị của chúa thần Deus (Dớt) của người Hi Lạp cổ. Trong sách “ Dư địa chí”, Nguyễn Trãi viết: “Núi ấy là núi tổ của nước ta đó”.
Trong nhiều thế kỉ qua, nhiều sách vở, công trình nghiên cứu đã có một số kết luận về nền văn hóa dân gian xứ Đoài gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh liên quan đến núi Ba Vì.
Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Sự thực núi Ba Vì chỉ cao 1.296m, núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng vì núi này là nơi ngự của Thần núi (thần Tản Viên), nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất. Núi cao ở đây là cao trong tâm thức, không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý. Truyền thuyết còn kể lại rằng núi Ba Vì là do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, để ngăn nước lũ chống Thủy Tinh.
Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh (cố đô của nước Văn Lang thời tiền sử) làm tâm điểm thì núi Ba Vì và núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành “Thế tay ngai” trong luật phong thủy do triều đại Vua Hùng tạo lập.
Xứ Đoài đã ôm cả ba dòng sông lớn: Sông Đà, sông Thao, sông Lô. Ngã ba Bạch Hạc là nơi hợp thành của ba dòng sông ấy để rồi tụ thủy ở đầu sông Cái (sông Hồng) tạo dựng thành vùng châu thổ trù phú của đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.
Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại về Sơn Tinh – Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Vua nhà Đường (Trung Quốc) đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tời phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền (vị tướng kiêm phù thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch nước ta. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên chúng đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng – núi Tổ của nước Đại Việt.
Những truyền thuyết dân gian về cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh chứng tỏ tổ tiên ta đã bắt đầu cuộc trị thủy mở mang bờ cõi từ hạ lưu sông Đà, sông Tích để tạo ra một vùng núi Ba Vì trù phú như ngày nay.
Núi Ba Vì là ngọn núi thần kỳ, là một trong những ngọn núi cổ nhất của nước Đại Việt. Những phát hiện về khảo cổ học vùng văn hóa cổ Ba Vì đã chứng tỏ đây là một vùng truyền thuyết lớn phát triển sớm trong lịch sử hình thành dân tộc.

II. Sông Hồng
                                                                   Sông Hồng và lưu vực
Dòng chính (chủ lưu) của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Chủ yếu nó chảy theo hướng Tây bắc-Đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di, Cáp Nê. Đến biên giới Việt - Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; đoạn thì sang bên lãnh thổ Việt Nam, đoạn thì sang bên lãnh thổ Trung Quốc. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung (huyện Bát Sát), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145 km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu lượng chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.

                                                                  Hệ thống sông Hồng
Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm). Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ), nối sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định. Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.
Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s.

III. Đường kinh mạch linh thiêng

                                                               Đường kinh mạch linh thiêng
Ở phương diện hẹp, phong thuỷ hài hoà, gia đình mới hạnh phúc. Nhìn rộng hơn, phong thuỷ quốc gia hanh thông, đất nước mới thịnh vượng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà 1.000 năm trước, vua Lý Thái Tổ đã chọn thế “rồng cuộn, hổ chầu” của Thăng Long để ngày nay tiếng thơm muôn đời. Nói vậy để nhớ lại rằng, từ xưa các cụ coi linh khí, long mạch đối với sự phát triển của đất nước là điều tối quan trọng.
Từ đỉnh Everest trên dãy Hymalaya cao 8.880 m so với mặt biển, có đường kinh mạch linh thiêng trông giống hình con Rồng lớn, đi từ nóc nhà thế giới là cao nguyên Tây Tạng dọc theo biên giới Ấn Độ, xéo qua cao nguyên Vân Nam, đến đỉnh Panxipang cao 3.143 m của dãy Hoàng Liên Sơn tỉnh Lao Cai, rồi toả ra trên Đồng bằng Bắc Bộ nước ta và chui xuống biển sâu ở Vịnh Hạ Long, cuối cùng đường kinh mạch kết thúc ở Vịnh Mindanao - Philippines ở đáy Đại dương sâu 10.800 m.
Đây là “con Rồng” lớn nhất thế giới. Những nhà nghiên cứu phong thuỷ đã phát hiện ra đường kinh mạch này và cho rằng, đây là đường kinh mạch quan trọng quyết định vận mệnh của quốc gia.

IV. Thăng Long - tâm điểm của Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước

Trên sơ đồ NÚI CHẦU SÔNG TỤ mà nhà nghiên cứu phong thuỷ Ngô Nguyên Phi đã mô tả, thì 8 dãy núi vòng cung xoáy theo hình rẻ quạt đi lần lượt từ dãy Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm theo hướng Đông Bắc Tây Nam, đến dãy Sông Đà và Ninh Bình từ phía Tây Nam hất ngược lên, cuối cùng là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Tam Đảo đi từ chính Bắc xuống… Tám dãy núi vòng cung quy tụ ở tâm điểm Thăng Long. Kèm theo hướng núi là hướng các con sông cũng đồng quy về trung tâm Thăng Long, đúng như 2 câu thơ vịnh của thầy Tả Ao:
“Thiên sơn vạn Thuỷ triều lai
Can Chi bát quái trong ngoài tôn nghinh”
Đó chính là thế quý hiểm độc nhất vô nhị của nước ta.


                                                              (ảnh minh họa: Ashui.com/forum)
Trên bản đồ địa hình, trong thế đồng quy của 8 dãy núi xoáy lại, không rõ từ mạch ngầm nào mà ngọn núi Ba Vì sừng sững “mọc lên”, như thể tạo hoá đã cố công dụng nạp linh khí của “bốn phương tám hướng” về đây.
Đỉnh núi chỉ cao 1.296 m, nhưng là đỉnh cao nhất của khu vực Thăng Long, là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh với bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, như chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh thời Hùng Vương; chuyện từng đoàn quạ đen sà xuống bên Hồ Tây uy hiếp giấc ngủ của Mã Viện, sau khi ông tướng già đó truy đuổi hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, khiến hai bà phải nhảy xuống sông tự vẫn ở thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên; đến câu chuyện thầy phong thuỷ Cao Biền bị Tản Viên Sơn Thánh phạt khi ông phù thuỷ này định dùng tà thuật để đùa giỡn với Thánh Nhân Đất Việt.

V. Hồ Tây - yếu huyệt của Thăng Long

                                                                                    Hồ Tây
Lịch sử 1.200 năm trước, khi quan đô hộ sứ kiêm thầy phong thuỷ Cao Biền phát hiện ra linh khí của vùng đất quý hiển này, nên quyết tâm xây dựng Thành Đại La có 30 km bờ đê bao quanh, để lập ra một Vương quốc cho riêng mình, thì ông ta đã chọn Hồ Tây là “Não Thuỷ”, tức là nơi “Hào kiệt thời nào cũng có”.
Sông Hồng, Sông Tô đối với yếu huyệt Hồ Tây cũng có mối liên hệ mật thiết, là Long Mạch chủ của yếu huyệt. Câu chuyện Tản Viên Sơn luôn luôn gắn liền với hiện tượng các dòng sông sau khi chúng “gặp nhau” ở Việt Trì và thực sự “hội tụ” ở Thăng Long, khi sông Hồng mở ra rất rộng, rồi nối với sông Đuống, sông Cầu ở bên Tả ngạn và rất nhiều sông con ở bên Hữu ngạn, tất cả đều liên thông với Hồ Tây qua Long mạch chủ là sông Tô Lịch.
Dân ta không bao giờ quên những câu thơ trữ tình nói về sông Tô:
“Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Ngập ngừng muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu”
Việc sông Tô Lịch bị lấp, xây nên các phố Chợ Gạo, Ngõ Gạch, Hàng Buồm, Hàng Lược, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Thuỵ Khuê, Hồ Khẩu, Chợ Bưởi... cắt đứt quan hệ với Hồ Tây và ngã ba tam hợp với sông Thiên Phù và sông Nhuệ thông với sông Hồng, đã tạo ra một dòng sông chết, khiến Sông Tô trong xanh ngày xưa thành nơi đổ nước thải.

                                                             (ảnh minh họa: Trần Thanh Vân)

VI. Thăng Long - lịch sử và truyền thống

Chúng ta đang bước vào năm thứ 1.002 của Thăng Long – Hà Nội, nhưng muốn nói đến sự linh thiêng và huyền bí của vùng đất này, phải đi ngược trở lại thời Tiền Lý với cuộc khởi nghĩa của Lý Bí lập nên nước Vạn Xuân và nhân vật khai quốc công thần là Phạm Tu - Lý Phục Man. Cho đến khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi, đã di đô về lại Đại La và lấy tên là Thăng Long thì đất nước mới thật thịnh trị thái bình.
Như vậy, Kinh đô Thăng Long xưa đã hình thành và phát triển trên khung cốt của Đại La thành, trong đó dòng sông Tô Lịch là Long mạch chủ và Hồ Tây là Đại Minh Đường hình bán nguyệt. Đây chính là hồn cốt của Thăng Long cần thiết phải được khôi phục.
Quãng sông Tô từ phường Hà Khẩu xưa, nay là phố Chợ Gạo đến Làng Hồ Khẩu và Chợ Bưởi, tổng cộng chiều dài 15 km, đã bị lấp ngót 200 năm, thì không thể khôi phục được nữa. Nhưng chúng ta có điều kiện khôi phục trọn vẹn vùng đất một thời rất thịnh vượng là vùng Chợ Bưởi – Nghĩa Đô đến Xuân La - Xuân Đỉnh.
Phương án hiện thực là nối lại các dòng sông, trong đó dấu tích sông Thiên Phù gần như đã mất hết, nhưng những làng xóm và cánh đồng đi từ cống Liên Mạc qua sông Nhuệ theo hướng Tây Bắc Đông Nam thì vẫn còn nguyên vẹn, giúp ta khai thông lại một hệ thống kênh đào phục vụ du lịch như một Venice của nước Ý ngay phía Tây Hồ Tây. Đặc biệt, khu vực phường Nghĩa Đô đến Xuân La cần được nhìn nhận là một nơi yếu huyệt của Thủ đô hiện nay để được thiết kế quy hoạch lại…
Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí. Đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa.

VII. Thụ khí và tỏa khí

Năm 1995 - 2002, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2003) đã hoàn thành các công trình nghiên cứu đồ sộ "Tích hợp đa văn hoá đông tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", "Sứ Mệnh Đức Di Lặc" dùng khoa học hiện đại phương Tây là Toán học và Vật lý lý thuyết, để lý giải triết học cổ Đông phương, trong đó ông đặc biệt coi trọng cơ sở Kinh dịch cổ và Lý thuyết Tập mờ của nhà toán học người Mỹ L.A.Zadeh mới xuất hiện năm 1965.
GS Hoàng Phương cũng là một tín đồ trung thành với lý thuyết tương đối của Albert Einstein. Một trong những đóng góp lớn của GS là ông đã dùng lý thuyết Y học Đông phương để "giải phẫu" một cơ thể người, khẳng định con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trên cơ sở đó, ông lý giải một quốc gia, hay một đô thị, cũng giống như một cơ thể người. Cơ thể đó cần có một cái đầu chứa bộ não thông minh, một bộ khung xương vững vàng, các khớp xương linh hoạt, một hệ tuần hoàn lưu thông máu để nuôi mọi bộ phận trên cơ thể.
Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số rất ít nên Thăng Long gần như không thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống.
Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" Hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khi", thì vùng này là nợi "thụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán.
Đặc biệt góc Tây Nam là Bến Hồng Tân (Chợ Bưởi ngày nay ) là Ngã ba Tam hợp, nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước, ngoài nước ra vào tấp nập. Các làng quanh Hồ Tây xưa đều được gọi là "phường" và sông Thiên Phù (Trời giúp) làng Bái Ân và Đình, Chùa Bái Ân (nơi Vua tôi xưa đến làm lễ tạ ơn trời đất).

VIII. Kinh đô

Từ buổi sơ khai của xã hội loài người, ở đâu cũng vậy, sau những ngày dài sống du cư, sẽ có từng đoàn người đưa nhau đi tìm vùng đất để định cư. Có khi chợt bắt gặp một vùng đất tốt, chỉ trong một buổi chiều ngắn ngủi, vị tù trưởng có thể nhanh chóng quyết định “hạ trại” và ít lâu sau nơi đó đã có thành quách, lâu đài, nhà cửa phồn thịnh.
Lịch sử phát triển kinh đô của cả thế giới cổ đại, trung đại và hiện đại cũng đều diễn ra tương tự, có một kinh đô đủ điều kiện để trị, dân an dân đã khó, nhưng muốn có một kinh đô phồn vinh, phát triển bền vững và ổn định, càng cần có một ý chí quyền lực rất mạnh.
Paris cổ xưa trở thành Kinh đô ánh sáng hiện đại và hoa lệ cổ kinh thời Đệ nhị đế chế những năm 1858 – 1870 là nhờ ý chí của Napoléon và sự lao động cần mẫn của kiến trúc sư, tỉnh trưởng- Nam tước Hussmann.
Ngày nay, đại Paris rộng lớn đang hình thành cũng nhờ ý chí và sự bảo trợ đặc biệt của đương kim Tổng Thống nước Pháp Nicolas Sarkozy. Ông đã huy động nhiều kiến trúc sư danh tiếng của nước Pháp, Anh, Đức, Ý, Hà Lan. Và cho dù nền kinh tế thế giới đang suy thoái thì “giấc mơ đại Paris” sẽ tiêu hết 35 tỷ Euro có thể gặp khó khăn nhưng không hề bị giảm sút.
Ở nước ta cũng vậy, một ngàn năm trước, khi vừa lên ngôi mới ngoài 30 tuổi, vua Lý Thái Tổ đã có thể tự tay viết bản Thiên Đô Chiếu bất hủ “Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế Rồng cuộn Hổ chầu, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước”, rồi lập tức nhà Vua cho triều đình rời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Đỉnh núi Ba Vì, và cụ thể tại đỉnh cao 1296m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh chính là một cột ăng teng thu Thiên Khí giáng xuống, kết hợp với Địa Khí của Long mạch trầm hùng ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), Long mạch này sẽ kết Huyệt tại vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. Đây chính là Đế Vương Huyệt của Việt Nam và tạo nên Thăng Long - Hà Nội. Như vậy Thăng Long chính là Đại Minh đường của Tản Viên.

IX. Thủ đô

Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô bao giờ cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, có liên quan đến sự sống còn của một chế độ hay có khi của cả một dân tộc. Bởi thế nên từ hơn 3.000 năm về trước, các vua chúa Trung Hoa đã biết dựa vào thuật Phong thủy để tìm kiếm những vùng đất tốt đẹp cho việc đóng đô lập quốc. Có lẽ điều này giải thích lý do tại sao các triều đại phong kiến Trung Hoa thường tồn tại rất lâu dài, bền bỉ. Và mặc dù cũng phải trải qua những giai đoạn suy tàn, ly loạn, nhưng sức mạnh và nền văn minh của họ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển cho tới bây giờ, chứ không bị tàn lụi hẳn như những đế quốc cổ đại và trung đại khác như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ, Ả Rập…
Riêng đối với dân tộc Việt Nam của chúng ta, từ lúc sơ khai của thời kỳ Hùng Vương cho tới nay, thủ đô của đất nước đã được dời đi, đổi lại nhiều lần, và vận mệnh của dân tộc cũng vì thế biến đổi theo. Từ Phong Châu (kinh đô của các vua Hùng) đến Cổ Loa, Phiên Ngung, Hoa Lư, rồi tới Thăng Long (tức Hà Nội), Phú Xuân (tức Huế). Tùy theo địa thế và vận khí riêng biệt của mỗi thành phố trên, đất nước ta đã từng trải qua biết bao nhiêu giai đoạn thăng trầm. Khi thì vươn lên với một nền văn minh rực rỡ của trống đồng Ngọc Lũ, Ðông Sơn; khi thì tàn tạ, yếu kém phải chịu đựng 1,000 năm Bắc thuộc. Rồi đến những lúc cường thịnh đủ sức phá Tàu, bình Chiêm Thành, Chân Lạp; lại có những lúc suy yếu phải chịu sự đô hộ, sai khiến của ngoại bang…
Giờ đây, trong số những địa danh ấy, chỉ còn có Hà Nội, Huế và Sài Gòn là vẫn tiếp tục nắm giữ những vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giao thương, mậu dịch của đất nước mà Hà Nội là đắc địa hơn cả.
Hà Nội là thành phố nằm gần như ngay tại trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, trên dải đất hẹp giữa con sông Hồng ở phía Ðông và sông Tô Lịch ở phía Tây. Ðối với Phong thủy, dải đất này chính là chân long, là nơi kết tụ được nhiều nguyên khí của địa hình sông, núi ở chung quanh. Nhờ vậy, Hà Nội sẽ luôn luôn nắm được những vai trò quan trọng về chính trị và kinh tế đối với đất nước, chẳng những thế, trong các thời kỳ hưng vượng còn sản sinh ra những lãnh tụ tài ba, những anh hùng kiệt xuất. Nếu nhìn lên bản đồ miền Bắc, ta sẽ thấy những con sông lớn như sông Cầu, sông Gầm, sông Lô ở phía Bắc; sông Ðà, ở phía Tây, sau khi chảy qua nhiều nơi cuối cùng đều nhập vào sông Nhị Hà chảy về Hà Nội. Xa xa, dọc theo biên giới Việt-Hoa, những dãy núi trùng trùng, điệp điệp xuất phát từ miền Nam Trung Hoa đâm thẳng xuống dọc theo các phía Tây Bắc, Bắc và Ðông Bắc, tất cả cũng đều như muốn hướng về. Ðây chính là thế “núi sông chầu phục” của Hà Nội, một địa thế Phong thủy tuyệt đẹp đến nỗi không một thủ đô nào của các nước trong vùng Ðông Nam Á Châu, (kể cả thành Bắc Kinh của Trung Hoa) có thể so sánh được. Không những thế, ngoài xa nơi phía Ðông và Ðông Nam, Hà Nội còn được đại thủy của vịnh Bắc bộ và Thái Bình Dương chiếu tới nên thần lực rất lớn, xứng đáng là thủ đô muôn đời của một quốc gia văn hiến hùng mạnh.

X. Kết

Hà Nội với thế núi, thế sông quá lớn, quá hùng vĩ, dài hàng mấy trăm dặm tiến tới, tất cả đều như muốn hướng về phủ phục, triều bái, nên thật quả là thế đất kinh đô muôn đời. Bởi thế nên từ trước khi Hà Nội (tức Thăng Long) được chọn làm thủ đô, nước ta chỉ là một quốc gia nhỏ, sánh ngang hàng với những nước nhỏ như Chiêm Thành, Phù Nam, Chân Lạp, Lão Qua (tức Ai Lao)…đã vậy lại còn bị Trung Hoa đô hộ suốt gần 10 thế kỷ. Phải đến khi vua Lý Thái Tổ dời đô về đây, đất nước ta mới dần dần trở nên hùng mạnh. Chẳng những thế, tổ tiên ta còn nhiều lần đánh bại những cuộc xâm lăng quy mô rất lớn và khốc liệt của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
Một điểm đáng chú ý khác là kể từ khi Hà Nội được chọn làm thủ đô, nước ta không bao giờ bị ngoại bang đô hộ. Ngay cả trong những giai đoạn tàn tạ, đen tối nhất như những thời mạt vận của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Trịnh – Nguyễn. Vào những thời điểm đó, giữa lúc những nhà lãnh đạo đất nước đều bất tài, hèn kém, nhu nhược, nhân dân thì đói khổ, loạn lạc nổi lên khắp nơi, nhưng nền độc lập của dân tộc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Chỉ đến khi nhà Hồ dời đô về Thanh Hóa, hoặc như sau này nhà Nguyễn lập kinh đô tại Phú Xuân, nước ta mới bị các thế lực ngoại bang hùng mạnh thôn tính, cai trị. Ðó chính là do địa thế đặc biệt của Hà Nội, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, được những dãy núi hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp từ xa tiến tới, phủ phục triều bái ở bên ngoài. Với địa thế đặc biệt như vậy, nên không một thế lực nào trên thế giới có thể khuất phục được Hà Nội. Vấn đề nhiều hay ít chỉ còn tùy thuộc vào những giai đoạn thịnh, suy của Hà Nội mà thôi.
PTTBST