Friday, August 7, 2015

TỪ MỘT CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN

Có một câu chuyện ngụ ngôn "con cá và cần câu" về việc những con người có lòng tốt giúp đỡ người ăn xin không chỉ bữa ăn qua ngày mà còn cả cách kiếm con cá và duy trì cuộc sống, không phải chết đói nữa. Tuy nhiên do người ăn xin đó dù đã được giúp đỡ những với suy nghĩ cả cuộc đời mình sinh ra phải làm ăn xin nên ông ta an phận về ăn xin...


Từ câu chuyện trên tôi lại nghĩ về những nhà dân chủ, có những con người khi đã hiểu ra những gì mình làm là sai trái, họ quay trở lại xây dựng và phát triển quê hương. Tuy nhiên lại có những con người với ước vọng xa xôi rằng một ngày nào đó họ sẽ được làm tổng thống, thủ tướng... rồi tiền USD sẽ về túi. Hay đơn giản như việc đó là được rời bỏ quê hương sang xứ người.

Số phận thê thảm của Bùi Tín ở ngoại quốc

Các cụ xưa có câu con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo... Liệu rằng một đất nước với 4000 năm chiến tranh nhiều hơn hòa bình. Khi tiếng súng mới yên trên biên giới cách đây gần 40 năm, còn ngoài đảo xa đâu có một ngày bình yên.

Từ một đất nước nghèo nàn, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh... Vươn lên với những thành tựu đáng nể, sau gần 30 năm đổi mới Nếu như tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1986 - 1990 chỉ đạt 4,4%/năm thì bình quân thời kỳ 1991 - 2011 đạt 7,34%/năm. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,46% (là mức cao nhất trong vòng 11 năm trước đó). Do ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011 - 2013 giảm xuống còn 5,6%. Ngoài ra, có thể nói thành tựu về tăng trưởng kinh tế được nhìn nhận một cách rõ ràng nhất là đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và ra khỏi danh sách các nước kém phát triển sau 30 năm đổi mới.

Đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, từ năm 1986 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm. So với năm 1986 (kim ngạch xuất khẩu đạt 789,1 triệu USD) thì kim ngạch xuất khẩu năm 2013 tăng gấp khoảng 167 lần (132,2 tỷ USD). Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục. Nước ta có vị thế ngày càng lớn trong xuất khẩu hàng hóa toàn cầu và được xếp vào nhóm 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là có xuất siêu. Năm 2012, Việt Nam đã xuất siêu 287 triệu USD, năm 2013 xuất siêu 9 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2014 xuất siêu 1,9 tỷ USD.

Chỉ trong 40 năm với bước tiến như vậy, thì tôi tin rằng không lâu nữa Việt Nam sẽ phát triển và phồn vinh sánh vai với các nước Nhật, Hàn Quốc những nước mà chiến tranh đã lùi xa 70 năm, có đủ thơi gian để phát triển kinh tế, khôi phục cơ sở hạ tầng sau chiến tranh. Hay như nước Mỹ nếu không tính vụ phát xít Nhật tấn công Trân Châu Cảng thì họ cũng ít nhất 155 năm không có cuộc chiến tranh tàn phá nào cả.

Đừng có mơ ước vọng xa xôi, hay chung tay giúp sức xây dựng quê hương để phát triển, thay vì tiến hành các hoạt động phá hoại. Chiến tranh đã mang đến quá nhiều đau thương, đừng biến Việt Nam thành một Ukraine thứ hai nữa hỡi các nhà dân chủ.

Tâm Ngôn

No comments:

Post a Comment