Wednesday, August 12, 2015

VÌ SAO NƯỚC MỸ LẠI GIÀU?

Vì sao nước Mỹ lại giàu?

Sự giàu có và thịnh vượng luôn là hướngphấn đấu của mỗi cá nhân và quốc gia. Nhắc đến quốc gia “giàu” thì đa số chúng ta đều nghĩ ngay đến nước Mỹ. Có nhiều quan điểm và nguyên nhân giải thích cho sự giàu có đó của nước Mỹ, tuy nhiên, trong giới hạn của bài viết này, tôi sẽ trình bày và giải thích các nguyên nhân dựa trên 5 khía cạnh, đó là lịch sử, chính trị, công nghệ, xã hội và con người. 

4 năm học ở trường kinh tế, ngành Quản Trị Kinh Doanh, tôi đã được thấm nhuần tư tưởng, người học kinh tế thì phải biết làm kinh tế, phải biết làm giàu cho chính bản thân mình, cho người khác và cho xã hội. Đến tận bây giờ, tư tưởng đó vẫn luôn ám ảnh trong tâm trí tôi hằng ngày, tuy nhiên, trước khi có thể bắt tay làm được điều gì, mình phải học, học để biết, học để hiểu và học để áp dụng.

Qua quá trình học tập và nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh, tôi luôn có một cái nhìn ngưỡng mộ dành cho nước Mỹ, một đất nước mà ở đó mọi người đều mong ước và có cơ hội đạt được American Dream - đây là tư tưởng của quốc gia và nó nói lên rằng người dân hoàn toàn có thể đạt được sự thành công, danh tiếng và giàu có thông qua làm việc chăm chỉ. Và tất cả mọi người trên thế giới này đều đồng tình với tôi rằng, tôi cũng muốn đạt được American Dream, tôi cũng muốn trở nên giàu có. Vậy tại sao nước Mỹ lại giàu có đến như vậy?

Trước khi tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của sự giàu có ấy, hãy cùng nhìn xem mức độ “giàu” của nước Mỹ như thế nào qua các con số sau:

Bây giờ, hãy quay lại với câu hỏi được đặt ra ở trên, “Tại sao nước Mỹ lại giàu?”

Có rất nhiều nguyên nhân thuộc về nhiều khía cạnh khác nhau giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi trên, chúng có thể là thuộc về xã hội, chính trị, hay cũng có thể đó là do chính nguồn lực con người của nước Mỹ và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, có 5 nguyên nhân tôi muốn đề cập ở đây, đó chính là lịch sử, công nghệ, chính trị, xã hội và con người.

Về mặt lịch sử, có thể nói Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã giúp cho nước Mỹ có được nền tảng vững chắc về kinh tế để có thể trở thành giàu có như ngày nay. Với khẩu hiệu “Chúng ta phải là kho vũ khí vĩ đại của nền dân chủ” (Tổng thống Franklin D. Roosevelt, 1941), Mỹ đã trở thành đối tác cung cấp vũ khí và thiết bị phục vụ chiến tranh cho các bên tham chiến (đặc biệt là Anh, Liên Xô và Trung), và cũng nhận được lợi nhuận khổng lồ từ việc này, cụ thể là Mỹ kiếm được 114 tỉ đô la lợi nhuận, hơn nữa, các nước Đồng minh Châu Âu phải nợ Mỹ về vũ khí tới 41.751 tỉ đô la (Anh nợ 24 tỉ, Liên Xô 11 tỉ, Pháp 1.6 tỉ...). Lợi ích có được từ việc bán vũ khí kết hợp với việc là người chiến thắng trong Chiến tranh thế giới, bên cạnh đó chiến tranh không lan tới đất nước nên Mỹ có điều kiện hòa bình và an toàn để ra sức phát triển kinh tế. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Trong những năm 1945 - 1949, sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,4% năm 1948); sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Italy, Nhật Bản cộng lại (1949), nắm trong tay gần ¾ dự trữ vàng của toàn thế giới (khoảng 25 tỉ đô la, năm 1949). Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế và tài chính duy nhất của thế giới.

Vì sao nước Mỹ lại phát triển nhanh chóng như thế? Đó là do những thành tựu từ cách mạng khoa học và kĩ thuật đem lại. Mỹ là nước khởi đầu cho cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của toàn nhân loại, nổ ra vào khoảng giữa những năm 40 của thế kỉ này. Ngoài ra, Mỹ cũng là nước đi đầu trong việc sáng tạo ra các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động,..), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời,...), những vật liệu mới (chất poolime,...), và Mỹ còn tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, trong khoa học chinh phục vũ trụ (đưa người lên thám hiểm mặt trăng, tàu con thoai Discovery và Atlanta,...) và trong sản xuất vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, bom khinh khí,...). Kết quả của tất cả các điều trên là nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mỹ cũng có
nhiều thay đổi khác trước.

Lý do thứ ba là về mặt chính trị, nước Mỹ có một thể chế chính trị ổn định. Tuy những kì bầu cử tổng thống diễn ra 4 năm 1 lần, có thể do đảng này hoặc đảng kia thắng cử, song toàn bộ nền tảng về chính trị, luật pháp và hành pháp của Mỹ hoàn toàn không hề thay đổi. Từ ổn định về chính trị và hành chính, đưa tới sự ổn định và vững chắc trong kinh tế góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Xã hội Mỹ là xã hội dân chủ và tự do (tất nhiên là sự tự do được kiểm soát bởi luật pháp nghiêm, công bằng và minh bạch), như Tổng thống Bush đã nói: “Hy vọng tốt nhất về sự hòa bình trên thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên toàn thế giới” (năm 2005) và đầu tiên là trên nước Mỹ. Đó là lý do mà ý kiến của người dân Mỹ được tôn trọng, và những người đại diện cho họ là những người thực sự giúp cho họ đạt được ý muốn của mình. Mọi người Mỹ đều muốn làm giàu, đều muốn hướng đến American Dream, chính vì thế mà chính phủ Mỹ và những người đại diện cho dân chúng đều luôn tạo điều kiện cho người dân phát triển và làm giàu, cụ thể hơn là thông qua kinh doanh - “Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh” (Tổng thống Calvin Coolidge, năm 1925). Ngay cả trong kinh doanh, người dân cũng có được sự tự do “gần như hoàn toàn”. Công dân có quyền tự do theo đuổi những ước muốn về kinh tế, như khởi sự kinh doanh, đầu tư,...mà không chịu gánh nặng về thuế, quy định và luật lệ. Sự tự do đó còn cho phép sự cạnh tranh - xã hội Mỹ là xã hội cạnh tranh, cạnh tranh từ kinh doanh đến giáo dục và thậm chí là ngay cả trong công việc, điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao hơn so với các nước trên thế giới. Hệ thống kinh tế này, như đã được khẳng định là hệ thống mang lại cho con người “những quyền không ai có thể xâm phạm được, đó là quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, như đã từng được biết trước đây là “hệ thống tự do hiển nhiên” (system of natural liberty) và hiện tại là chủ nghĩa tư bản (capitalism).

Lý do cuối cùng, đó chính là con người. Nước Mỹ là nơi tập trung và sản sinh ranhững người tài năng nhất của thế giới (nhờ đó mà đa số mọi phát minh và thành tựu khoa học kĩ thuật đều phát sinh từ đây - tham khảo Bảng 4 - Top 10 về số lượng giải Nobel từ 1901 - 2009). Đó là chưa kể đến việc nước Mỹ có khuyến khích và tạo điều kiện cho các “tài năng” từ mọi quốc gia trên thế giới đến, làm việc và định cư ở Mỹ. Vì thế, nước Mỹ còn được gọi là đất nước “đa chủng tộc”, không những về mặt chủng tộc, mà người dân Mỹ còn đa dạng về mặt văn hóa, triết lí, tôn giáo...và cũng chính sự đa
dạng lại là nhân tố thu hút càng nhiều người đến với đất nước này hơn.

Nói tóm lại, nước Mỹ thật sự là quốc gia thịnh vượng, một nước đầy cuốn hút đối với mọi người thích khám phá và cũng chính vì bị hấp dẫn của vùng đất này mà thuyền trưởng John Smith từ lâu đã thốt lên rằng: “Trời và đất chưa bao giờ hòa hợp với nhau tốt hơn để tạo nên một nơi như thế cho sự cư trú của con người” (John Smith, Người sáng lập Jamestown, năm 1607). Vậy thì bạn còn chờ gì nữa, hãy đến nước Mỹ khi có cơ hội để quan sát, học tập và nhìn thấy sự giàu có của nó!!! Hi vọng bạn và tôi sẽ làm
được điều đó!

Tự phản biện ngoài lề:

Trong bài viết trên, thật ra chỉ là một cái nhìn tích cực về nước Mỹ và con người Mỹ. Tuy nhiên, có 3 điều mà tôi vẫn muốn nói thêm ở đây.
Thứ nhất, nếu nhìn theo góc độ tài chính, sự giàu có của Mỹ - một phần nào đó -chỉ là sự giàu có “ảo”, bởi thực chất nước Mỹ và người Mỹ vay nợ rất nhiều. Cụ thể là nợ công của Mỹ là 14.000 tỉ USD (chiếm 93% GDP năm 2010) và đa số người dân đều có nhà, có xe hơi...vì họ vay để mua chúng. Bên cạnh đó, trong thị trường tài chính, các công ty đều bán cổ phiếu và người đầu tư đồng ý mua cổ phiếu vì họ nghĩ tới giá trị tương
lai của nó, điều này khiến cho nhiều công ty, sản phẩm có giá trị ảo. Giá trị ảo này góp phần làm cho dân Mỹ cảm thấy họ giàu hơn ở tương lai và thúc đẩy họ làm việc cũng

http://donga.edu.vn/LinkClick.aspx?fileticket=5if8r71dfV8%3D&tabid=438

No comments:

Post a Comment