Wednesday, August 12, 2015

VÌ SAO TÔI THẤT NGHIỆP - CON ĐƯỜNG NÀO CHO TÔI? - PHẦN 1

Vì sao tôi thất nghiệp 


Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn chưa có việc làm”, “sinh viên tốt nghiệp đại học đi đâu, về đâu?”, “thạc sĩ giỏi đi làm phụ hồ”… Những từ này được dùng để mô tả cho vấn đề nóng đang được sinh viên, nhà trường và xã hội trăn trở, quan tâm – vấn đề việc làm của sinh viên. Trong thời kỳ bao cấp, tỷ lệ học Đại Học, Cao Đẳng…số lượng sinh viên còn rất ít và những sinh viên ra trường là những người có năng lực thực sự nên tình trạng thất nghiệp hầu như không có.Tuy nhiên,  trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa hiện nay, các trường đại học, cao đẳng, đào tạo nghề mọc lên ngày càng nhiều, đào tạo tràn lan kém chất lượng, không phù hợp với nhu cầu lao động hiện tại đã dẫn đến tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ”.
Học Đại Học – Cao Đẳng được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh muốn con em mình hướng đến, là con đường mang đến thành công cho con em. Nhưng hiện nay, trước tình trạng nhiều sinh viên sau 4 – 5 năm bỏ công sức, tiền bạc và thời gian học lại thất nghiệp hay không có công việc thích hợp với khả năng, sở thích của các em. Hầu hết sinh viên đã tốt nghiệp hay các em vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường đều mơ ước có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo đáp ứng đúng niềm đam mê, sở thích góp phần khẳng định bản thân, tạo thu nhập cho  cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, việc các sinh viên ra trường không có việc làm, làm trái ngành đã trở thành một việc quá quen thuộc đối với tình trạng việc làm của sinh viên Việt Nam hiện nay.
Generation-Jobless-Title-copy

Về phía bản thân sinh viên và gia đình
Về phía bản thân cũng như gia đình của sinh viên cũng là một yếu tố gây ra tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.Hiện nay, số sinh viên thực sự chăm học, tự rèn luyện tu dưỡng thì không nhiều, có trường chỉ dưới 10%. Ở Việt Nam, ai cũng nói học phổ thông, nhất là lớp 12 thì quá căng thẳng, còn học đại học là “nghỉ ngơi”. Nhưng ở trên thế giới thì ngược lại. Đơn giản như thư viện của trường đại học ở nhiều nước là mở suốt ngày đêm, kể cả ngày lễ. Còn ở Việt Nam thư viện ít hoặc rất sơ sài, ít đầu sách và ít người đọc. Cụ thể như sau: không ít sinh viên có nhiều thú vui hơn là trau dồi học tập, chuyên môn… chỉ có 20 – 30% sinh viên tham gia các hoạt động xã hội gồm công tác Đoàn, công tác thanh niên và sinh viên. Ở các trường ĐH – CĐ số sinh viên tham gia công tác hè tối đa 30% tham gia trong khi con số này ở các nước tư bản là 80% – 90%.
Sinh viên hiện nay có xu hướng sau khi tốt nghiệp ai cũng muốn trụ lại ở thành phố, và tìm mọi cách để có thể bám trụ lại. Họ không cần để ý rằng công việc đó có phù hợp với mình không, có đúng với ngành mình được đào tạo hay không, mà chỉ cần có một công việc miễn sao có thu nhập. Chính điều này đang làm cho các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM quá tải về dân số cũng như sức ép về nhu cầu việc làm. Có hàng mấy trăm người cầm tấm bằng đại học, nhưng lại làm mấy nghề thủ công, đơn giản hay lao động nặng nhọc ở thành phố, trong khi các miền khác thì thiếu trầm trọng… Tình hình này đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu đến chủ trương phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi nông thôn của Đảng và nhà nước.
Bản thân sinh viên khi ra trường thiếu sự chủ động, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Trong trường đại học không tự rèn luyện, tu dưỡng, không phấn đấu và thiếu lý tưởng sống. Bạn ngủ cả ngày, nếu bạn ngủ cả ngày thì tất nhiên sau đó bạn sẽ không có việc làm. Đừng mong một ngày công việc sẽ gõ cửa nhà bạn. Chán nản và không chịu ra ngoài tìm kiếm cơ hội việc làm thì chẳng thể mong mình có một công việc tốt được. Bên cạnh đó ngủ cả ngày khiến sức khoẻ giảm sút, đầu óc mụ mị, có thể gây ra bệnh trầm cảm. Không chỉ thiếu kinh nghiệm, nhiều sinh viên mới ra trường có tư tưởng “ngại khó”, thiếu sự kiên trì và lòng đam mê với công việc.

self-awareness

 

Thiếu kỹ năng mềm

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các công ty tuyển dụng có khuynh hướng tiếp nhận những người có thể làm được việc ngay. Họ ngại biến công ty thành nơi thực tập của sinh viên mới ra trường hoặc không muốn bỏ ra phí đào tạo lại vì vậy họ luôn từ chối ngay cả với những sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi của trường đại học danh tiếng.
Các kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, giao tiếp với khách hàng, với lãnh đạo, báo cáo của sinh viên đều có vấn đề. Khả năng lướt web của họ rất nhanh nhưng trình bày bản chuẩn trên Word, Excel thì lại không làm được. Theo TS Nguyễn Ngọc Anh, ngay cả với các cử nhân khoa học tự nhiên như ngành toán thì cũng chỉ một số ít xác định rõ công việc thực sự là gì nên có sự chuẩn bị phù hợp. “Nhiều người đến phỏng vấn nhưng không biết nhà tuyển dụng cần vị trí gì, công việc như thế nào” – ông cho biết. Không ít cử nhân mang hồ sơ xin việc đến văn phòng nhưng nhà tuyển dụng nhanh chóng thất vọng khi nhận ra những thứ học được trên giảng đường hóa ra rất xa lạ với đòi hỏi của công việc thực tế. “Chúng tôi gần như không cần đến những mớ khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, đặc điểm mà sinh viên học được trong nhà trường.
Cái mà chúng tôi cần là kỹ năng thực hành, kiến thức về sự vận hành của luật pháp trong thực tiễn, chứ không cần sự trích dẫn các văn bản quy phạm pháp luật vì có thể tra cứu không khó khăn gì. Điều quan trọng nhất trước một vụ tranh chấp là thân chủ cần biết được trong thực tiễn, tòa án sẽ phán quyết thế nào chứ không phải là kết quả sẽ ra sao nếu vận dụng các nguyên tắc luật học chung chung. Vì thế, rất nhiều cử nhân luật bị chúng tôi từ chối” – ông giải thích.
photo_1391578605_temp
Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm làm việc thì không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội lập nghiệp do thiếu kỹ năng mềm. Nhiều người không nhận thức đúng, đủ về vấn đề này. Hầu hết rất bị động, hiểu mơ hồ về kỹ năng mềm, vai trò của kỹ năng mềm đối với công việc của mình. Điều này khiến cho kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay còn yếu. Đánh giá về kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay, thạc sĩ Trịnh Lê Anh – Phó khoa Du lịch học, giảng viên bộ môn kỹ năng mềm ĐH Khoa học xã & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Theo tôi điều đầu tiên phải nói là thiếu. Khi tôi ra nước ngoài tiếp xúc và có dịp so sánh, tôi nhận thấy thanh niên Việt Nam rất hồn hậu và tự nhiên chủ nghĩa. Các bạn sinh viên ở trường đại học của chúng tôi và những trường đại học mà tôi được biết, còn non nớt và thiếu tự tin hơn rất nhiều so với những bạn bè cũng trang lứa ở Malaysia, ở Indonesia, Singapore, thậm chí ở Lào và Campuchia. Tôi nghĩ rằng cái tự nhiên chủ nghĩa đã khiến cho tâm thế của người thanh niên Việt Nam bị thấp đi”.
Nếu như các bạn sớm tự định hướng cho mình những việc cần làm từ khi còn là sinh viên, rèn luyện kỹ năng phục vụ công việc sau này thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, nếu trước đây có ý thức làm dày thêm kinh nghiệm và vốn sống thì bây giờ các bạn sẽ đỡ lúng túng và có nhiều lựa chọn hơn.

Không chủ động học ngoại ngữ, tin học
Hiện nay, nước ta tăng cường mở cửa hội nhập và giao lưu quốc tế góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đưa nét văn hóa của người Việt đến gần hơn đối với bạn bè các nước. Việc học một ngoại ngữ là việc vô cùng cần thiết mà chủ yếu là tiếng Anh, tin học. Để có thể ra trường và có công việc phù hợp mỗi sinh viên cần trang bị vốn kiến thưc về Ngoại ngữ vững chắc đáp ứng nhu cầu của nhà trường và doanh nghiệp. Đồng thời, ngoại ngữ giúp quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Hiện nay, các công ty đều yêu cầu trình độ ngoại ngữ nhất định phục vụ cho quá trình làm việc tại công ty. Rất nhiều sinh viên đã bỏ lỡ thời gian rãnh rỗi thời ĐH,CĐ. Tình trạng lười học, ngủ nướng với suy nghĩ “trẻ không ăn chơi già hối hận” nên rất nhiều bạn bỏ phí thời gian và tuổi trẻ . Một điểm yếu khác mà SV hiện nay thường mắc phải là khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng còn rất yếu kém.Tuy nhiên, nhiều sinh viên trong quá trình học tập trên giảng đường ĐH, CĐ không ý thức được tầm quan trọng của nó.
Hay các bạn sinh viên luôn nhận thức được đó là những điều kiện cần thiết khi ra trường nhưng cứ mặc kệ không đầu tư công sức thời gian và tiền bạc cho vấn đề đó. Dẫn đến nhiều SV ra trường phỏng vấn bị trượt ngay từ vòng loại do yếu kém ngoại ngữ và tin học văn phòng. Khi vào làm việc, nhiều SV lúng túng khi phải sử dụng những thiết bị như máy in, máy fax, máy photocopy… và điều này thường gây khó chịu cho nhà tuyển dụng, dẫn đến thất nghiệp cũng là điều dễ hiểu.
Why-Students-Are-Lazy-To-Study

Bị động khi tìm việc
Đây là một trong những lỗi thường mắc phải của sinh viên mới ra trường. Thường thì họ sẽ dựa vào hoặc ỷ lại vào bố mẹ, tận dụng các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó đến tìm mình.
Lời khuyên dành cho các sinh viên là hãy chủ động tìm việc và nắm bắt cơ hội. Trong thời đại công nghệ số và phát triển như hiện nay thì các công ty, cơ quan và doanh nghiệp luôn đề cao tính năng động, cạnh tranh lành mạnh của các ứng viên.

Dựa dẫm vào mạng Internet thái quá
Không thể phủ nhận tính năng và hữu ích của internet, nhất là trong thời buổi như hiện nay. Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc vào nó một cách thái quá.
“Có hàng ngàn ứng viên nộp hồ sơ trên mạng vào cùng một vị trí ứng tuyển, nếu bạn muốn có cơ hội lọt vào danh sách phỏng vấn của nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn phải bằng cách nào đó tạo được ấn tượng riêng cho bản CV của mình hoặc có một vài kết nối với công ty”, bà Brand Karsh, chủ tịch công ty JobBound, gợi ý.

Sinh viên không thiết lập mạng lưới quan hệ
Như đã nói, các mối quan hệ là một trong những tiềm năng giúp bạn tìm được công việc như mong muốn. Đó có thể là mối quan hệ của bố mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè, người quen…
Một cuộc khảo sát gần đây cho biết 57% người được phỏng vấn nói họ tìm được công việc hiện tại nhờ vào các mối quan hệ.
Việc tận dụng tối đa những quan hệ này, đồng thời xây dựng, tạo thêm những mối quan hệ mới, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Sơ yếu lý lịch không ấn tượng 
Bạn sẽ sớm bị loại nếu gửi đi bản sơ yếu lý lịch trong đó liệt kê một cách khô khan bằng cấp, danh sách các khóa học, những công việc bạn đã từng làm, những kinh nghiệm bạn đã được tích lũy…
Thay vào đó, hãy cho nhà tuyển dụng biết những khả năng nổi trội của bạn so với những ứng viên khác, bạn có thể đem lại lợi ích gì cho họ nếu như bạn được tuyển dụng…

Xem thường buổi phỏng vấn
Nếu bạn được lọt vào vòng phỏng vấn, hãy chuẩn bị thật kỹ về kiến thức, trình độ, ngoại hình, phong cách ứng xử của mình để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người thật chuyên nghiệp trong công việc, một nhân viên đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ đưa đến cho công ty những đóng góp mới, thành công mới. Đến buổi phỏng vấn với trang phục như đi học hoặc đi chơi, nói năng thiếu chững chạc… bạn chỉ có một kết quả là bị loại.

Không có kinh nghiệm làm việc thực tế
Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được người có kinh nghiệm làm việc, vì thế hồ sơ xin việc của bạn cũng sẵn sang bị loại nếu như không đáp ứng yêu cầu đó, cho dù bạn có sở hữu một tấm bằng đáng mơ ước! rất nhiều bạn sinh viên than thở rằng: “nộp hồ sơ chỗ nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, mà một sinh viên mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm?”.
Nếu như những ngày còn học ĐH, bạn chưa kịp tích lũy kinh nghiệm thực tế để tạo lợi thế khi đi xin việc thì bạn vẫn còn kịp làm điều đó sau khi ra trường đấy! quan trọng là bạn phải tạo cho mình lòng quyết tâm và chấp nhận hy sinh thời gian, công sức với những nỗ lực thật sự.

Không biết tìm kiếm thông tin và PR hình ảnh
Ngày nay người tìm việc không thể dựa vào những phương pháp săn việc thụ động. Bạn phải gặp gỡ người này người kia và nói cho càng nhiều người biết càng tốt rằng bạn đang tìm việc làm. Sự phát triển bùng nổ công nghệ mang đến người dùng những thiết bị rút ngắn khoảng cách, và làm “thế giới phẳng” hơn. “Người tìm việc” và “việc tìm người” giờ đây có nhiều hơn những mối liên quan. Các nhà tuyển dụng đang có xu hướng sử dụng các mối quen biết qua mạng xã hội, mạng di động để tìm ứng viên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết có năm xu hướng nổi trội ảnh hưởng đến việc đăng tuyển, phỏng vấn và chọn lựa ứng viên. Bắt kịp trào lưu là cách tốt và nhanh chóng giúp bạn tìm được việc là phù hợp với sở thích và khả năng. Các nhà tuyển dụng đang sử dụng rất nhiều mạng việc làm xã hội để tìm ứng viên. Hãy tham gia vào nhiều hơn các mạng xã hội, đăng ký và đăng tải hồ sơ của bạn lên đó, thường xuyên cập nhật kinh nghiệm làm việc, khả năng mới, tìm kiếm những mối quan hệ mới, xây dựng hệ thống “mối quen biết” cho tài khoản của bạn bởi đó là cách làm nhiều người hơn biết đến bạn.

SelfBrandingHelloMyNameIs2
(sưu tầm)


No comments:

Post a Comment