Monday, November 30, 2015

Được thân người khó, gặp Chánh pháp khó hơn

ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ

Bắt đầu ngày 14 tháng 9 năm Quý Dậu (1993), Thầy sẽ tiếp tục nhập định 48 tiếng đồng hồ. Do nhân duyên này, Thầy có lời xin nhắc nhở cùng quý thầy: Được Thân Người Là Khó.

Trong cuộc đời tu hành, quý thầy sẽ gặp một hạng người tiêu cực, họ cho rằng chúng ta là những người có đủ phước duyên với đạo Phật. Nhưng trong chúng ta cũng có kẻ hạ căn, người trung căn và cũng có kẻ thượng căn. Kẻ hạ căn và trung căn thì không tu một đời mà trở thành Phật được, phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp.

Lời nói này có đúng hay không? Thầy sẽ phân tách và dạy cho quý thầy thấy rõ lối lý luận này không đúng.

Lối lý luận này là lý luận của kẻ lười biếng; của kẻ tham lợi dưỡng; của kẻ ham dục; của kẻ muốn bắt cá hai tay; của kẻ mất hết ý chí tu hành, muốn học Phật mà không muốn lìa thế gian; muốn giải thoát sanh tử luân hồi đau khổ phiền não mà không muốn bỏ ái dục, dục lạc thế gian.

Những kẻ lý luận này là ma vương trong đạo Phật. Lối lý luận này khiến cho chúng ta mất hết ý chí tu hành, chỉ còn biết tu cầm chừng cho qua ngày tháng, để mà hưởng dục lạc thế gian.

Này quý thầy! Trên đường tu hành, chúng ta sẽ đương đầu với nghiệp báo và tâm tham dục của chính chúng ta. Khi chúng ta tu hành, thường chiến đấu với tâm ham muốn của chính mình là để giữ gìn giới luật; là để bảo vệ tâm mình xa lánh ngũ dục lạc thế gian, thì tâm này sẽ có nhiều phản ứng và làm cho chúng ta nhiều khổ sở, gian nan vất vả. Trong lúc chúng ta tu hành, nhiều khi cảm thấy mình không còn đủ sức để chiến đấu với chúng. Chúng khởi lên những loạn tưởng, cộng với cơ thể đang mệt nhọc, uể oải, rã rời, lười biếng. Do đó chúng ta không còn vững chí, mất hết lập trường tu hành, rồi sinh tâm hoang mang dao động.

Lúc bấy giờ, bỗng nhớ lời nói này – tu hành có kẻ hạ, trung, thượng căn – như lối lý luận trên đã dạy, nên dựa vào đó, cho mình là hạ căn; từ đó lại sinh ra lười biếng, hết muốn tu thiền định giải thoát, chỉ còn biết tu thiện, làm các pháp thiện. Rồi cũng từ đó, chúng ta bắt đầu thay đổi lối tu, giới luật từ đó thường vi phạm, oai nghi tế hạnh từ đó cũng không còn nữa: luôn luôn tiếp duyên với ngoại cảnh; ăn nói xô bồ đụng đâu nói đó; cười cợt không đúng cách; đi đứng không khoan thai đằm thắm; lúc nào cũng ăn uống phi thời.

Tuy là thường làm việc từ thiện xã hội, bố thí, cúng dường hoặc làm thầy thuốc trị bệnh, hoặc làm thầy tụng niệm cầu siêu cầu an, hoặc làm thầy thuyết pháp giảng kinh. Họ cho đó là những hành động Bồ Tát hạnh, là Như Lai sứ giả vì Phật pháp, vì lợi ích chúng sanh. Tu hành kiểu này họ cảm thấy rất là thoải mái dễ chịu. Trong số quý thầy này, cũng có một số người cư sĩ cùng nguyện tu Bồ Tát hạnh. Họ cũng bố thí cúng dường, làm lành lánh dữ, công quả trong các chùa để mong tạo phước báo về sau.

Này quý thầy và quý cư sĩ! Khi quý thầy không vượt qua tâm ái dục, tâm ham thích dục lạc thế gian, thì dù cho quý thầy có công quả ngàn đời, bố thí cúng dường trăm kiếp cũng chẳng bao giờ thoát ra khỏi tâm ái dục và tâm dục lạc được. Do đó, đời đời kiếp kiếp của quý thầy phải chịu cực khổ trôi lăn trong biển khổ sanh tử luân hồi. Bởi câu nói “thượng, trung, hạ căn” là câu nói vô trách nhiệm, thiếu ý thức; câu nói có nhiều tai hại cho những người tu hành về sau.

Này quý thầy! Việc tu hành không phải là một việc dễ làm. Khi bắt đầu tu hành chân chính, quý thầy sẽ thấy được sự khó khăn vô vàn. Từ việc sửa đổi tâm tánh hung ác của chúng ta để trở thành hiền dịu; từ việc sửa đổi tâm ham muốn dục lạc để trở thành tâm không ham muốn dục lạc, nghĩa là quý thầy phải làm ngược lại cuộc sống của thế gian. Từ đó thân dục, tâm dục của quý thầy sẽ phản ứng, tìm mọi cách cản lối ngăn đường, làm cho quý thầy khó khăn tiến tới giải thoát.

Người ta chỉ nghe nói “hạ, trung, thượng căn”, chứ có mấy ai biết rằng hạ, trung, thượng căn là ở mức độ nào; chỉ biết nói một cách khơi khơi để gây sự thối tâm của kẻ tu hành chưa lập chí vững vàng. Riêng ở đây, Thầy khuyên quý vị phải hiểu lời nói này là của những người lười biếng; của quỉ dục vọng; của ma dục lạc. Khi nói ra lời này, họ sợ không ai tuân theo, nên gán cho Phật nói, chứ đâu biết rằng Phật đã dạy: “Được thân người là khó, được nghe pháp chân chánh còn khó hơn”.

Lời dạy này rất đúng. Vậy được thân người khó như thế nào? và được pháp chân chánh khó như thế nào? Để trả lời hai câu hỏi này, đức Phật có đem một ví dụ con rùa mù và cái bọng cây giữa biển.

Này quý thầy, quý thầy có bao giờ đến bờ biển chưa? Có bao giờ đi biển chưa? Nói đến biển, là nói đến trời nước mênh mông, trên biển có một con rùa mù đang bơi lội tìm cái bọng cây, đó là một việc khó.

Chúng ta được thân cũng khó như vậy. Lời nói này chắc ít ai tin, nhưng đó là một sự thật. Biển nước mênh mông, có một cái bọng cây nhỏ trôi dạt, và một con rùa mù không thấy đường thì thử hỏi làm sao thấy được bọng cây? Đó là một việc khó.

Trong mênh mông biển cả, bọng cây và rùa khó mà có đủ duyên tình cờ gặp nhau, đó là một việc khó.

Có duyên, có đủ hữu tình của luật nhân quả để rùa gặp được bọng cây, đó là một việc khó.

Này quý thầy! Này quý thầy! Quý thầy chưa rõ được luật nhân quả, nên cứ tưởng rằng mất thân này sẽ có thân khác liền. Điều này không đúng. Dựa vào luật nhân quả mà xét, chúng ta quả quyết xác nhận: Được Thân Người Là Khó, khó vô cùng vô tận; nếu không đủ duyên, chúng ta khó có thể được gặp thân người. Nếu chúng ta nỡ để mất thân này, thì chắc chắn chúng ta khó mà có thân người được nữa.

Tại sao vậy?

Luật nhân quả đã chi phối tất cả chúng sanh trong vũ trụ. Chúng ta biết chắc trong cuộc đời này không có một sự việc nào xảy ra tình cờ ngẫu nhiên cả, mà phải nói rằng có một định luật tuy vô hình, nhưng rất hẳn hòi và rất công minh, không hề sơ sót một ly hào nào đối với tất cả chúng sanh. Chính trong mọi hành động của chúng ta, của tất cả chúng sanh, hành động đó gọi là luật nhân quả.

Đối với luật nhân quả không một ai trốn thoát khỏi, do đó chúng sanh khó mà được thân người. Cho nên hiện giờ, chúng ta đã được thân người, phải xem thân này là một vật vô giá. Nếu chúng ta biết sử dụng đúng chánh pháp thì có lợi ích rất lớn, lớn vô cùng; còn ngược lại, nếu cứ dụng thân như một món đồ tầm thường; ví như viên ngọc quý, người biết thì đó là vật quý báu, người không biết thì đó là miếng vỏ ốc tầm thường.

Trong thế gian này có biết bao nhiêu người quý trọng thân không đúng cách, đem thân làm một vật mua cầu dục lạc, khiến cho thân tâm ta khô héo và chết dần mòn trong vô nghĩa.

Này quý thầy! Khi mất thân này chúng ta đừng tưởng rằng sẽ có thân mới khác. Bao nhiêu sự sát sanh của quý thầy vì chạy theo tâm ăn ngủ, theo sắc dục trong cuộc sống hiện tại, quý thầy đã cố ý hay vô tình đoản mạng chúng sanh. Nợ máu phải đền trả máu, quý thầy phải hiểu: do nhân này mà mãi mãi quý thầy sinh ra làm chúng sanh trong vô lượng kiếp, để đền bù những giọt máu mà quý thầy đã từng gieo.

Này quý thầy, quý thầy xét kỹ trong cuộc sống của quý thầy, chắc chắn quý thầy chết đi sẽ không có thể sinh làm người được nữa. Nếu đã sinh làm chúng sanh, thì quý thầy sẽ không có trí tuệ và sự vô minh sẽ nhiều hơn nữa. Hàng ngày quý thầy thường thấy chúng sanh giết hại lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau không chút thương tâm. Chúng sanh thường giết nhau để ăn thịt và để mình được sống; chúng chỉ biết thế thôi.

Trong kiếp chúng sanh, bấy giờ ai là người biết nhẫn nhục, bố thí, cúng dường, tu hành làm lành lánh dữ mới được thân người có trí tuệ, biết phải trái, thiện ác, biết nhân quả nghiệp báo tái sanh và luân hồi; lại hữu duyên có chư Phật ra đời thể hiện dạy chúng ta tu hành làm lành lánh dữ, nhẫn nhục, và còn dạy chúng ta tu hành thiền định để giải thoát?

Nếu con người có được thân người mà không đủ duyên gặp chư Phật, chư hiền Thánh ra đời chỉ dạy Phật pháp, thì chẳng khác nào một con vật, và còn có thể gian ác xảo trá hơn con vật nhiều. Con người khéo che đậy, con vật thì lộ liễu; cả hai vật và người chẳng khác nhau, chỉ khác ở chỗ người thông minh khéo che đậy, vật ngu đần để lộ liễu. Khi đã làm thân loài vật, thì sự giết hại lẫn nhau càng nhiều, đó là tạo nhân ác thì làm sao được thân làm người.

Này quý thầy, đó là việc khó được thân người. Từ kiếp chúng sanh này đến kiếp chúng sanh khác, khó có sự ngẫu nhiên mà chuyển kiếp được thân người; phải nói không bao giờ làm thân người trở lại được. Bởi bản năng hung ác của loài vật, càng huân tập càng hung ác hơn nhiều, do đó khó làm được thân người.

Có người hỏi tại sao trên quả đất này con người hàng ngày càng sinh ra đông đảo, thậm chí người ta phải hạn chế sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình. Còn nói như trên đây thì quả đất này sẽ không có con người.

Này quý thầy, ở đây Thầy bảo được thân người là khó, mất đi không thể tìm được, nghĩa là chúng ta mất thân này mãi mãi không tìm được nó nữa. Còn con người hiện giờ được sinh ra, là do nhân thiện của những con vật hiền lành như bò, trâu, hươu, nai, v.v… Từ trong kiếp chúng sanh hiền lành sống bằng ăn cỏ, ăn lá cây, không cắn hại và giết hại lẫn nhau, và nhiều khi vô tình đã xả mình giúp người khác, vật khác, có khi hy sinh mình để cho người khác, vật khác được sống. Những duyên thiện vô tình này đã đưa chúng sanh đó có được thân người.

Cũng như bây giờ quý thầy được nghe Thầy dạy hành những hạnh thiện như bố thí, cúng dường, nhẫn nhục, xả bỏ tâm ác, xa lìa tâm ham muốn dục lạc tội lỗi. Đó là quý thầy có đủ nhân duyên mới được nghe dạy những lời lành này, rồi từ đó, quý thầy cố gắng tránh những việc ác, làm những việc lành. Nhờ gieo những hành động tốt này, mà quý thầy được sinh làm người kế tiếp.

Nếu quý thầy không được nghe lời dạy này, trong cuộc sống hàng ngày quý thầy chạy theo danh lợi, ăn ngủ và dục lạc cho thỏa mãn tâm ham muốn, thì quý thầy tạo thêm nhiều tội ác, thì không tránh khỏi sáu nẻo luân hồi, mãi mãi làm thân chúng sanh. Ở đây, có được mấy người nghe lời dạy này, đó là một cái khó được thân người.

Hôm nay quý thầy đã đủ duyên lành được có thân người. Còn biết bao nhiêu chúng sanh khác từ loài côn trùng cho đến loài thượng cầm hạ thú chưa làm được thân người. Lời nhắc nhở và cảnh giác của đức Phật là để quý thầy xét mình có đủ duyên lành phước báo mới được thân người. Cũng là lời khuyến cáo để quý thầy cố gắng tu hành, đừng phí bỏ thì giờ quý báu của kiếp người.

Này quý thầy, hiện giờ có ai biết được pháp này? Họ chỉ hao phí thì giờ chạy theo dục lạc thế gian, cái thứ dục lạc như bóng nước, như sương buổi sớm, lạc đó rồi khổ đó. Thế mà tất cả con người trên thế gian này đã tiêu phí thì giờ quý báu của một kiếp người cho việc không có ý nghĩa.

Họ chỉ biết si mê sử dụng thân họ cho thỏa mãn dục lạc giả dối vô thường; họ chỉ biết hành hạ thân họ khổ sở tận cùng bằng những thứ dục lạc mộng ảo. Trong khi thân họ là một vật quý giá vô cùng, phải trải qua trăm ngàn muôn kiếp chúng sanh mới có được thân người.

Họ si mê đến tận cùng, chẳng biết dùng thân như chiếc phao, chiếc bè để vượt qua ba cõi và sáu nẻo luân hồi.

Họ không biết dùng thân này như một thần dược để cứu họ thoát khỏi tham, sân, si và thoát khỏi ba đường khổ.

Họ chẳng biết dùng thân này như chiếc chìa khóa vàng để mở cửa giải thoát. Họ chẳng biết dùng thân này như một phương tiện tối độc tôn để đưa họ từ phàm phu trở thành Thánh nhân toàn thiện siêu nhiên.

Bởi được thân là khó, khó vô cùng khó, thế mà họ sử dụng thân họ trở thành như một con thú dữ, một con rắn độc, một con quỷ tinh khôn xảo trá và một con ma ác hiểm ghê hồn. Bằng chứng quý thầy đã chứng kiến những hạng người này; họ từng ở trong Tu viện này, họ dám cả gan đội lốt đệ tử Phật làm chuyện đồi bại bất tịnh, bán Phật, bán Pháp, bán Tăng để mưu cầu danh lợi, dục vọng, sắc dục. Họ xem địa ngục chẳng ra gì. Họ đâu biết rằng nhân quả sẽ trừng trị họ mãi mãi đời đời trong biển khổ sinh tử.

Để kết thúc: Được Thân Người Là Khó, chúng ta nghe Trần Nhân Tôn, một vị thiền sư thành lập phái thiền Trúc Lâm đã nói:

Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,
Nhật viễn gia hương vạn lý trình.

Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch:

Lang thang làm khách phong trần,
Quê nhà ngày một muôn lần dặm xa.

Đến đây, các thầy được nghe nói đến: Được Nghe Pháp Còn Khó Hơn.

ĐƯỢC NGHE PHÁP CÒN KHÓ HƠN

Được Nghe Pháp Còn Khó Hơn, vậy nghe pháp khó hơn ở chỗ nào?

Này quý thầy, quý thầy phải chú ý và lắng nghe cho kỹ để mà hiểu cho rõ. Từ loài côn trùng, cho đến loài thượng cầm hạ thú đều không thể hiểu được Phật pháp, chỉ có loài người mới có đủ ý thức, có trí tuệ hiểu được lời dạy cao siêu màu nhiệm của đức Phật. Những lời dạy này nhằm giúp cho con người chấm dứt sự đau khổ: Sanh, Già, Bệnh, Chết và thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Hiểu được lời dạy này rất khó, nghĩa là phải hiểu cho đúng, hiểu không được lệch lạc.

Này quý thầy, thời nay chúng ta hiểu Phật pháp lệch lạc, phần nhiều nghiên cứu giảng dạy lý thuyết suông để trở thành học giả. Trước bao nhiêu thế kỷ nay, Phật giáo đã có bao nhiêu người tu hành, thế mà chứng quả A La Hán thì chẳng có ai. Bởi vậy, được Pháp còn khó hơn là ở chỗ này. Hiểu đúng thì hành mới đúng; hiểu đúng thì tu mới có giải thoát. Hiểu sai thì hành sai; hành sai thì rơi vào những tà kiến ngoại đạo. Cụ thể quý thầy đã thấy, tu sĩ Phật giáo bây giờ hành sai nên phá giới luật, sống đời như thế gian, mất hết phạm hạnh; oai nghi tế hạnh không đủ, làm mất uy tín của Phật giáo. Vì thế “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Được thân người nhưng không có duyên với Phật pháp, nên khó mà gặp được pháp chân chánh. Bằng chứng cụ thể quý thầy đã thấy hằng biết bao nhiêu kinh sách bày bán, và biết bao nhiêu thời thuyết pháp ở chùa nào đâu đâu cũng có. Vậy mà họ chẳng bao giờ được đọc và được đến chùa nghe thuyết pháp thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách, được nghe thuyết giảng giáo lý của đạo Phật mà duyên không đủ để thực hành, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý của đạo Phật, nhưng lạc vào đạo Phật phát triển theo hình thức triết lý tâm lý học, Phật học, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý của đạo Phật, nhưng lại đi làm thầy cúng ma chay, cầu siêu, cầu an, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý của đạo Phật, nhưng lại thiếu người có kinh nghiệm hướng dẫn, nên đã uổng phí một đời tu hành, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý phát triển, bằng những tưởng giải của nhà học giả nên thực hành chẳng có kết quả, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý của đạo Phật, nhưng lại làm thầy bùa, thầy pháp, thầy coi ngày tốt xấu, thầy trừ tà ếm quỷ, thầy cúng sao cúng hạn, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý chân chánh của đạo Phật, nhưng lại không có người có kinh nghiệm hướng dẫn thực hành, nên trở thành pháp môn của ngoại đạo, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý chân chánh của đạo Phật, nhưng không thực hành, chỉ lý thuyết suông để cầu được cấp bằng cao học Phật học, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý chân chánh của đạo Phật, và được thiện tri thức hướng dẫn, lại sinh tâm lười biếng, thực hành lơ là không tinh tấn, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý chân chánh của đạo Phật, và được sự hướng dẫn của thiện tri thức, nhưng lại thực hành theo ý muốn của mình, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Có nhiều người được đọc kinh sách và được nghe thuyết giảng giáo lý chân chánh của đạo Phật, lại được thiện tri thức hướng dẫn, đầu tiên thì tinh tấn tu hành, sau lười biếng dần dần rồi bỏ cuộc, thì số người này cũng đông vô số kể, đó là cái khó “Được Pháp Còn Khó Hơn”.

Đức Phật thuật lại câu chuyện “Phật Pháp Khó Nghe”, Thầy xin dẫn ra đây để chúng ta cùng đọc:

“Một hôm, đức Thế Tôn ngụ tại tịnh xá Kỳ Hoàn, có năm ông đến xin Phật giảng pháp; đức Phật hoan hỷ ân cần giảng cho họ nghe. Khi đức Phật thuyết pháp, thì năm người này ngồi nghe pháp một cách lơ đãng. Một ông thì ngủ gục tới gục lui; một ông thì lấy tay gõ hoài trên mặt đất; một ông thì cứ loay hoay mãi một nhánh cây khô; còn một ông thì ngó nhìn lung tung trời, mây, rừng, núi. Chỉ có một ông ngồi nghe pháp chăm chú mà thôi.

Tôn giả A Nan đứng quạt hầu bên Phật, ngạc nhiên về những cử chỉ của năm ông khách xin nghe pháp, nên khi họ vừa ra về, Ngài liền bạch Phật:

- Bạch đức Thế Tôn, thời pháp của Thế Tôn thuyết như sấm rền vang trong không trung mà chỉ có một người chăm chú nghe mà thôi, còn mấy ông kia thì lơ đãng. Bạch đức Thế Tôn, tại sao vậy?

- Này A Nan, bộ ông tưởng giáo lý của Ta dễ nghe lắm sao?

- Bạch đức Thế Tôn, chẳng lẽ Thế Tôn cho nó là khó nghe.

- Đúng thế.

- Bạch Thế Tôn, tại sao?

- Này A Nan, những người này trong vòng luân hồi đã trải qua nhiều kiếp chưa từng nghe đến tên Tam Bảo, huống là những pháp vô nhị của Ta. Cho nên bấy giờ họ không thể thâm nhập giáo pháp của Ta được. Cuộc đời của họ ra vào sinh tử luân hồi vô tận. Họ từng nghe tiếng nói của súc sanh, của lòng tham, sân, si; của lòng tật đố ganh tỵ ngã mạn, cống cao; của lòng tham danh hiếu lợi. Hơn nữa, họ còn tiêu phí gần hết thời gian kiếp sống trong việc ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi ca hát, bài bạc, rượu chè, hút xách. Vì thế họ còn đâu tâm chí để nghe lời dạy của Ta”.

Đó chính là nguyên nhân Phật pháp khó nghe. Bằng chứng quý thầy hãy nhìn con người trong thế gian này, quý thầy phải hiểu rõ.

Bởi vậy, Được Thân Người Là Khó, Được Pháp Còn Khó Hơn.

Này quý thầy, quý thầy là người có đủ duyên với Phật pháp. Hiện giờ quý thầy có được thân người, được nghe Phật pháp chân chánh và còn được thiện tri thức hướng dẫn có kinh nghiệm, cớ sao quý thầy bảo mình là hạng người hạ căn, trung căn. Quý thầy cứ suy nghĩ và xét lại xem, những lời Thầy dạy ở trên là một bằng chứng cụ thể.

Hiện giờ trên thế giới này có rất nhiều tôn giáo khác nhau, và cũng có rất nhiều pháp môn tu hành khác nhau. Chỉ trong một Phật giáo cũng đã có nhiều pháp môn, nhưng chưa chắc đã là pháp môn chân chánh của đức Phật. Người ta bảo rằng đạo Phật có 84.000 pháp môn. Vì pháp môn nhiều quá, nên chẳng ai tu chứng quả A La Hán; và cũng vì pháp môn nhiều quá, nên chẳng có ai hành đúng Giới Luật của đạo Phật. Vì thế mà người tu sĩ đạo Phật hiện giờ đều phạm giới luật. Họ không thấy giới luật của Phật là chỗ nương tựa vững chắc cho họ. Họ không thấy giới luật của Phật là bậc thầy thanh tịnh của họ. Bởi vậy trong giai đoạn này, được Pháp còn khó hơn, khó gấp trăm ngàn lần trong thời đức Phật còn tại thế.

Trước kia, các bậc Tôn túc của chúng ta tu học đều theo giáo pháp Đại thừa, chỉ vì các Ngài không đủ duyên gặp kinh tạng Pàli nguyên thủy. Họ chịu ảnh hưởng Thiền Đông Độ của người Trung Hoa và kinh sách Đại thừa. Họ cho kinh tạng A Hàm là kinh điển Tiểu thừa. Vì thế, các Ngài xem thường và coi rẻ, chỉ học cho biết mà thôi; còn thực hành để tu thì họ theo giáo pháp Đại thừa; tự cho đó là một pháp môn tối thượng. Nên biết bao nhiêu thế kỷ nay, từ ngày đức Phật nhập Niết Bàn, cách năm trăm năm sau chẳng còn ai tu chứng quả A La Hán, chỉ toàn học lý thuyết suông.

Hôm nay chúng ta may mắn hơn nhiều, hơn người xưa nhiều: sinh ra được làm người, được gặp kinh tạng Nguyên Thủy là kinh tự kim khẩu đức Phật đã thuyết. Nhưng biết rằng trải qua một thời gian quá dài, nên có những bài kinh do người sau thêm vào, tuy vậy, vẫn còn được chất Nguyên Thủy của nó. Kinh này được dịch từ tiếng Pàli sang tiếng mẹ đẻ, do Hòa thượng Minh Châu người Việt Nam, một học giả tài ba, một nhà tri thức uyên bác đã làm công tác phật sự này. Do đó, chúng ta gặp được pháp chân chánh của Phật đọc bằng tiếng mẹ đẻ, nhờ thế chúng ta dễ hiểu vô cùng.

Này quý thầy, cớ sao chúng ta lại dựa vào những lý luận của kẻ lười biếng để làm mất sự tu hành quý giá của chúng ta. Chúng ta lại còn nghe theo những lời cống cao ngạo mạn của kẻ ngông cuồng, cho rằng những lời dạy chân chánh của Phật là Tiểu thừa, để cho người đời sau theo đó mà học hành sai lạc, rồi từ đó lại xem thường Phật pháp chân chánh, ném bỏ những giáo lý chân chánh và chạy theo những pháp môn không phải là Phật pháp. Dịp may hiếm có, nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ dễ bị lường gạt bởi những danh từ rỗng và những lý thuyết suông, để bỏ lỡ việc tu hành chân chánh trong thời điểm tốt đẹp này.

Này quý thầy, đây là điểm hy hữu trong thời điểm sinh ra làm người, lớn lên hữu duyên với Phật pháp, do đó, chúng ta mới có được như ngày hôm nay.

Đời người sinh ra được gặp Phật pháp là một hy hữu hiếm có. Đời người sinh ra được gặp pháp chân chánh là một hy hữu hiếm có. Bởi sinh ra làm người mà gặp được Phật, gặp chân pháp thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt ra được tam giới và sáu nẻo luân hồi.

Một lần nữa, chúng ta tự xét thấy mình đủ những duyên may mắn sinh ra trong thời điểm này:

1- Có được thân người.
2- Có được Phật pháp chân chánh.
3- Có được thiện tri thức hướng dẫn có kinh nghiệm.

Do những điều nhận xét trên đây, chúng ta xác quyết những bậc thượng căn không phải đâu xa, mà là chính chúng ta. Lời Phật dạy đã rõ ràng, được thân người là khó và được nghe pháp chân chánh còn khó hơn, thế mà chúng ta đã hội đủ. Vậy chúng ta hãy vui mừng không còn ngờ vực gì nữa, chúng ta là những người hữu duyên có đầy đủ phước báo tu hành giải thoát.

Tại sao chúng ta lại từ bỏ phước báo này, để đi tìm cái gì hơn? Ở đây quý thầy cần phải xét cho kỹ: Hạ, Trung, Thượng căn là lối lý luận của những kẻ thối chuyển đạo tâm, muốn tìm cách sống trong dục lạc thế gian dưới lớp áo tu hành, nên dùng những ngôn ngữ che đậy mọi lỗi lầm và tính lười biếng của mình.

Thầy xin nhắc lại một lần nữa, được thân người là khó, nhưng quý thầy phải biết kiếp sống đời người ngắn ngủi; thân này nay còn mai mất như bóng câu cửa sổ, như phù vân trước gió, như hoa phù dung sớm nở tối tàn. Thế mà chúng ta lại ngu si ham mê dục lạc thế gian, chạy theo cái vòng đau khổ hệ lụy luẩn quẩn này, để bỏ qua thời gian quý báu không chịu khó tu hành, thật là quá uổng phí.

Này quý thầy, còn gì nữa? Thân này vô thường. Trong này là ổ bệnh tật, già suy và đau khổ. Quý thầy hãy tinh tấn tu hành, hãy đem hết sức lực bình sinh của mình để chiến đấu lại tâm dục vọng thế gian của quý thầy! Quý thầy hãy mạnh dạn, can đảm, gan dạ, đừng để tâm quý thầy đam mê, bị cám dỗ, bị lôi cuốn trong dục lạc của đời người! Quý thầy hãy chán chê và ngao ngán dục lạc thế gian!

Này quý thầy, còn gì nữa? Quý thầy hãy cố gắng vươn lên chiến đấu chống lại tâm ham muốn của quý thầy, để thoát ra khỏi vòng thế tục và chấm dứt tái sinh luân hồi! Chỉ một đời này, đừng nên kéo dài hơn nữa; mất thân này là khó được thân; mất thân này không còn chỗ để tu hành nữa. Quý thầy nhớ kỹ lời dạy này và phải có ý chí quyết tâm lớn, có lòng sắt đá kiên cường vĩ đại thì mới có ngày giải thoát được khổ đau của kiếp người. Chỉ có thân này tu hành mới chấm dứt được sanh tử luân hồi.

Này quý thầy, danh lợi có gì đâu, quý thầy hãy bỏ xuống đi, bỏ xuống đi!

Hãy xét kiếp người mà bỏ xuống đi!

Hãy xét sự đau khổ của đời người mà bỏ xuống đi!

Hãy xét lại sự luân hồi tái sinh mãi mãi không bao giờ dứt được, mà bỏ xuống đi!

Hãy xét lại dục lạc thế gian toàn là giả dối và đau khổ, mà bỏ xuống đi!

Rồi đây, quý thầy đem hết nghị lực và cả sức mạnh tinh thần bình sinh của mình, tiến lên thực hiện những gì Thầy đã dạy, đừng làm sai một ly hào nào, quý thầy sẽ đạt được sự giải thoát thân và tâm của quý thầy bằng cách quý thầy chứng nghiệm.

Dưới đây là một câu chuyện về sự chết mà hầu hết trong đời sống hàng ngày chúng ta vẫn thường chứng kiến, có những cái chết thình lình bất ngờ xảy đến:

“Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại thành Xá Vệ. Có một thương gia chở hàng hóa đi bán, vừa tới thành Ba Na Nại thì trời nhá nhem tối. Ông ta phải dừng xe bên bờ sông, để chờ sáng hôm sau mới sang sông đi tiếp.

Đêm hôm ấy, trời mưa to như trút, kéo dài từ ngày này sang ngày khác, suốt bảy ngày đêm không ngớt, khiến nước sông dâng cao, đường sá lầy lội. Nhà buôn ấy tự nghĩ:

“Trong chuyến đi này, ta phải bán hết hàng hóa rồi mới về; dù hết mùa mưa sang mùa đông, đến mùa hạ ta cũng quyết tâm ở lại bán cho hết hàng”. Lúc bấy giờ, đức Phật đi khất thực trên đường phố ngang qua đoàn xe buôn, thấy biết rõ được suy nghĩ của người thương gia, đức Phật bèn mỉm cười.

Thấy đức Phật mỉm cười, tôn giả A nan hỏi Phật lý do tại sao Ngài cười.

Đức Phật nói:

- Này A Nan, ông có thấy vị thương gia kia không?

- Bạch Thế Tôn, con có thấy.

- Đời sống của ông ta sắp hết rồi, mà ông ta còn dự định ở đây suốt mùa này sang mùa khác để bán cho hết hàng.

- Bạch Thế Tôn, ông ấy sắp chết sao?

- Này A Nan, chỉ bảy ngày nữa ông ta sẽ chết.

- Bạch Thế Tôn, như vậy con sẽ báo cho ông ấy biết.

- Được, ông cứ đi đi!

Liền đó, tôn giả A Nan đến gần chỗ vị thương gia khất thực. Vị thương gia ấy cung kính cúng dường thức ăn cho Ngài.

Tôn giả hỏi:

- Ông định ở đây bao lâu?

- Bạch Tôn giả, con định ở đây suốt năm; bao giờ bán hàng xong con mới về.

- Này cư sĩ, ông nên biết đời người thật ngắn ngủi, không biết sẽ chết vào lúc nào.

Vị thương gia ngạc nhiên hỏi: “Sao, bộ con sắp chết hay sao?”.

Ông A nan liền đáp: “Phải đó, cư sĩ chỉ còn có bảy ngày nữa thôi”.

Quả đúng bảy ngày, vị thương gia cảm thấy nhức đầu và đi nằm, rồi chẳng bao lâu thì chết”.

Do nhân duyên này, đức Phật nói kệ sách tấn chúng ta trên đường tu hành:

“Quý thầy phải nhớ lấy
Hãy tinh cần nỗ lực
Làm những gì cần làm
Trong hiện tại mà thôi

Đừng để ngày hôm nay
Và ngày mai ai biết
Ai cũng đều bất lực
Trước lưỡi hái tử thần

Hạnh phúc cho kẻ nào
Chỉ biết sống hiện tại
Đó là người khôn ngoan”

Đến đây, Thầy cũng xin nhắc lại với quý thầy một lần nữa: Được Thân Người Là Khó, Được Nghe Pháp Chân Chánh Còn Khó Hơn. Vì thế, các thầy phải siêng năng tinh tấn, nỗ lực tu hành để ra khỏi nhà sanh tử; để thoát khỏi vòng đau khổ của thế gian và để chấm dứt tái sinh luân hồi. Nhưng với việc này không phải dễ.

Một lần nữa, Thầy nhắc nhở quý thầy phải bền chí, gan dạ, kiên trì thì mới đạt được sự giải thoát.

Và bây giờ, quý thầy cũng nhớ lời sách tấn của thiền sư Hoàng Bá:

“Thoát khỏi trần lao việc chẳng thường
Đầu rơi vẫn giữ vững lập trường
Chẳng phải một phen sương lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phụ bút:
- Bài này ghi chép lại lời Trưởng lão giảng cho tăng, ni và phật tử Tu Viện Chơn Như.
– Nguồn: nghe và ghi chép từ đĩa Mp3 do phật tử ghi âm và phát biếu.
– Thành kính biết ơn đức Trưởng lão Thích Thông Lạc đã giảng dạy, và vô cùng biết ơn quý vị phật tử đã ghi âm, giữ được những lời vàng ngọc này để lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau.
– Cám ơn phật tử Thông Đức đã soạn thảo tài liệu này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 3 năm 2011.

NGA - THỔ NHĨ KỲ, MỸ - NATO, VỞ KỊCH SIÊU HẤP DẪN VÀ KỊCH TÍNH

Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 Nga vào ngày 24/11/2015, nếu ai cũng có thể đọc và hiểu sự việc theo truyền thông đưa tin thì ai cũng có thể làm chính khách, thế giới đã hoà bình và không còn chuyện gì để bàn nữa.


Thổ Nhĩ Kỳ bắn chiếc máy bay sau khi không kích trở về, để răn đe Nga? Bắn để làm oai, ghi điểm với NATO? Chắc chắn là không, một nước giàu mạnh như Thổ Nhĩ Kỳ không đời nào hành động nếu không có lợi cho mình và Thổ Nhĩ Kỳ được dẫn dắt bới Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Ban tham vấn.

Trên bàn cờ chính trị, mọi thứ đều gắn với quyền lợi dân tộc. Thế giới đa cực và nổi trội là hai phe Mỹ, NATO, EU và phe thân Nga. Thổ Nhĩ Kỳ đang nằm trong khối liên minh quân sự NATO. Trước đây họ có buôn dầu lậu với Tổ chức khủng bố IS, IS và các tổ chức khủng bố do ai tạo ra thì cũng dễ dàng đoán ra được. Mỹ thừa biết Thổ có liên quan về kinh tế với IS nhưng tại sao họ lại nhắm mắt làm ngơ, vì chắc chắn Mỹ sẽ có một quyền lợi nào đó nhất định. Thế Giới đã lên án Tổ chức khủng bố IS và phiến quân âm mưu lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và xoá bỏ đất nước Syria tươi đẹp, thịnh vượng. Chính quyền Assad dưới sự bảo trợ của Nga và Tổng thống Vladimir Putin đâu dễ gì như Iraq dưới thời Saddam Hussein để Mỹ dễ dàng lật đổ.


Sơ đồ đường đi của dầu lậu từ lãnh địa IS tại Syria tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. 

Thổ Nhĩ Kỳ kiếm hàng tỷ dollar nhờ buôn lậu dầu và liên quan kinh tế với Tổ chức khủng bố IS. Mỹ chỉ chống khủng bố bằng mồm vì chỉ có chiến tranh thì kinh tế Mỹ mới phát triển. Nga đang không kích tiêu diệt IS và phiến quân để bảo vệ chính quyền của Assad và thiết lập lại hoà bình cho Syria, cái thiện chiến thắng cái ác là quy luật muôn thuở. Thổ Nhĩ Kỳ biết không thể thu lợi hàng tỷ dollar nhờ buôn dầu lậu với IS nên họ phải dừng lại và tìm cách bảo vệ mình, nhưng đâu phải muốn là dừng vì dừng chắc chắn phải bị IS quấy phá. Vì vậy, với sự khôn ngoan, ranh mãnh, đa mưu túc trí của Tổng thống Erdogan thì họ phải dựng lên một cái cớ để cắt đuôi và tiêu diệt IS và mơ về một tương lai sáng sủa. Tổng thống Erdogan ra lệnh bắn máy bay Su-24 của Nga trên đường không kích trở về, Su-24 vi phạm lãnh thổ của Thổ hay chưa chắc số người biết được thông tin chính xác trên Thế Giới chỉ khoảng vài chục đến trăm người, và nó vẫn đang còn là chủ đề tranh cãi. Trên phương diện truyền thông, người Thổ đang cố cãi lấy phần được cho mình, họ cãi để cần thêm một cái cớ, sẽ bàn ở phần sau.

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga trong khi họ thừa biết Nga là cường quốc về quân sự và công nghệ. Trên bàn cờ chính trị không còn chuyện đúng sai nữa mà ở đó người ta cân đo quyền lợi, được gì và mất gì. Sau khi giải cứu phi công thứ hai Konstantin Murakhtin thì Nga và Syria đã san phẳng Latakia khu vực máy bay rơi. Thổ thừa biết sức mạnh của Nga như thế vậy thì họ bắn Su-24 để làm gì? Họ bắn để mượn tay Nga cắt đuôi và tiêu diệt IS khi biết được không thể thu lợi được nữa; xem phản ứng của Mỹ, EU, NATO và các phản ứng, phát ngôn của Mỹ rất lúng túng; ngoài ra Israel chưa lên tiếng về sự việc này. Trong vòng 24 giờ đồng hồ, Nga và Syria kiểm soát hoàn toàn không phận Syria và cấm tất cả các máy bay của nước khác vào không phận Syria nếu không được phép của Nga, Nga mang báu vật quốc gia là hệ thống tên lửa tối tân nhất S-400 đến căn cứ Latakia. Báu vật S-400 với tầm bắn 400km và hệ thống phòng không tinh vi sẽ phát hiện ra bất cứ chiếc máy bay nào của địch khi cất cánh, điều này làm Israel đồng minh thân cận của Mỹ rất lo ngại. 21/9/2015, trước chiến dịch Nga không kích Tổ chức khủng bố IS, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến Moscow để gặp Tổng thống Putin trong khi Israel rất lo sợ nếu Nga bán S-300, S-400 cho Iran, Syria, Hezbollah; vậy Israel gặp để mặc cả khi nguy cơ vũ khí tối tân có thể vào tay các nước đối lập. Báu vật quốc gia S-400 vào Syria trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi máy bay rơi, vậy đây là một màn kịch đã được dựng sẵn và Mỹ, NATO đã bị chiếu tướng?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan rất thông minh và tinh quái; họ hiểu Mỹ, EU, NATO hơn ai hết. Họ không muốn vào EU và muốn thoát khỏi NATO, bài học từ sai lầm của người khác như Ukraine còn chưa ráo mực. Sau khi mượn tay Nga tiêu diệt IS thì Thổ cố cãi phần được cho mình và xem xét phản ứng của Mỹ, NATO để tính bước kế tiếp. Tướng Mỹ Paul Vallely muốn trục xuất Thổ ra khỏi NATO. Thổ không mặn mà với NATO mà chắc chắn còn muốn ra khỏi khối liên minh quân sự này. Thổ có tiềm lực rất lớn, có nền kinh tế mạnh, cái họ đang cần là một mối quan hệ rõ ràng và đôi bên cùng có lợi. Nước xa không cứu được lửa gần, Nga là siêu cường về công nghệ, quân sự, hơn hết là xóm giềng thân thiết của Nga; Mỹ - NATO và Nga, Thổ chọn ai? Chắc chắn Thổ cần một cái cớ để tách khỏi NATO và cùng Nga thiết lập trật tự Thế Giới mới.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có quan hệ sâu đậm về thương mại, kinh tế, du lịch với quy mô rất lớn. Chính quyền Ankara hiện đang áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Nga. Năm 2014, có 4,4 triệu người Nga đến Thổ, trong đó bao gồm 3,3 triệu khách du lịch. Về năng lượng, Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng lớn thứ 2 của Nga sau Đức đối với mặt hàng khí gas tự nhiên. Nga mỗi năm bán sang Thổ Nhĩ Kỳ 28-30 tỉ m3 khí gas tự nhiên, trong tổng số 50 tỉ m3 nhu cầu mỗi năm Ankara cần dùng. Nga là nhà cung cấp các mặt hàng dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013. Nhiều dự án do Nga đầu tư hiện cũng đang được triển khai với Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2013, tập đoàn nhà nước Rosatom của Nga đã ký hợp đồng trị giá 20 tỉ USD với Ankara trong dự án xây dựng nhà máy phát điện 1.200 megawatt. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời là đối tác đối với dự án Dòng chảy phương Nam, vận chuyển nguồn khí đốt qua các nước châu Âu không thông qua Ukraine. Vì vậy, chiến tranh giữa Thổ và Nga sau vụ máy bay Su-24 rơi là điều gần như không thể xảy ra.

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ nhìn về tương lai, người Thổ có thể bị Mỹ cấm vận về mặt kinh tế và chịu thiệt một thời gian nhưng tương lai sẽ là rất sáng sủa. Bề ngoài Nga, Thổ chia cắt, chỉ trích nhau nhưng bên trong là một mối quan hệ thắm thiết, gắn bó. Thổ đang hợp pháp hoá một số mục và chờ ngày bắt tay bình thường hoá quan hệ với Nga về pháp lý. Số rất đông bàn luận Thổ có Mỹ, NATO bảo vệ nên Thổ mới dám bắn máy bay Nga; nếu trên đời chuyện chính trường dễ hiểu đến thế thì không còn gì để nói. Niccolò Machiavelli, triết gia thời phục hưng Italia đã nói: "Không hề có nguyên tắc, chỉ có sự kiện; không hề có đúng sai, chỉ có trạng huống. Con người siêu việt dựa vào sự kiện và trạng huống để hành động".

Mọi suy luận trên theo giả thiết nếu, thì và quan điểm của tôi; tôi không nghĩ sẽ có giả thiết, nhận định chính xác hơn. Trong sự kiện này chính Mỹ và NATO mới là bên bị chiếu tướng, họ không nghĩ được Thổ hành động như thế; liên minh quân sự NATO đã rạn nứt sau khi Su-24 của Nga bị bắn. Mỹ, NATO đang vò đầu bứt óc suy nghĩ để tháo gỡ thế cờ, họ sẽ làm gì tiếp theo? Ám sát Tổng thống Erdogan? Không thể, Erdogan đã tính đến thế thì việc ám sát ông ta là điệp vụ bất khả thi. Vở kịch đang bắt đầu hay.

Tâm Nguyễn 

Sunday, November 29, 2015

Cái vòng luẩn quẩn cuộc đời

Cuộc đời là một vòng luẩn quẩn, luẩn quẩn quanh nhiều thứ: tiền tài, địa vị, danh vọng, thành tích, tình cảm. . . Ta cứ mải miết, mệt mỏi chạy theo những thứ đó để rồi chính chúng ta tạo ra cái cuộc đời luẩn quẩn cho chúng ta vậy.

Vì ta mong muốn tìm thấyvị ngọt – cái vị làm ta thấy một chút thỏa mãn. Một chút thỏa mãn đó lại mang lại cho ta vị ngọt rồi ta lại muốn thêm một chút vị ngọt nữa. Mà ta không bao giờ biết thỏa mãn bao nhiêu cho đủ, ngọt bao nhiêu cho vừa nên ta lại tiếp tục tìm kiếm nó. Ta không thích vị đắng, vì chỉ một chút đắng cay thôi cũng làm ta thấy như tất cả sụp đổ tất cả vậy. Chỉ một chút đắng cay thôi ta cũng để hết tâm tư và trí óc để suy nghĩ và nó lấn át gần như tất cả. Làm ta ngồi đau đơn, buồn khổ và nghĩ vẩn vơ về nó. Rồi ta lại luẩn quẩn.

Cuộc đời có thể chỉ như cơn gió thoảng và nó tinh khôi hay không tùy thuộc vào cách người sống. Người đến chỗ tiền tài và lại ra đi, đến chỗ danh vọng và lại ra đi, đến chỗ tình yêu và lại ra đi. Mọi thứ đều ra đi mà người vẫn đứng đó, chờ đợi cái gì, đợi không nổi nên đi lang thang? Cứ vậy, cứ vậy rồi ta lại quanh cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời đó.

Có bao giờ ta ngồi ngẫm xem ta "Sống để làm gì?  Sống có phải là chạy vào trong cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời mà chính chúng ta tạo ra? ”. Ta sống để kiếm nhiều tiền. Vậy kiếm nhiều tiền để làm gì?  Kiếm nhiều tiền để ta có nhà đẹp ở cho sướng, có xe xịn để đi cho sướng, có gái đẹp để yêu cho sướng và có bề thế để người khác nhìn vào cho sướng. Vậy sướng để làm gì? Để ta kiếm nhiều tiền hơn nữa. Rồi lại để ăn, để ở để có vô vàn cái khác nữa. Cứ vậy rồi ta cứ bị luẩn quẩn trong cái vòng của tiền tài địa vị danh vọng. Và rồi cứ mải miết đến mệt mỏi như con lừa chạy theo củ cà rốt vậy.

Chạy mãi, chạy mệt rồi chẳng thể đạt được những điều đó rồi ta lại luẩn quẩn trong những cái suy tư, suy nghĩ vẩn vơ. Suy nghĩ buồn chán, thẫn thờ mà chẳng biết mình phải làm gì, chẳng biết mình nên bắt đầu từ đâu, chẳng biết mình nên đi lối nào. Rồi cứ vậy ta mãi chẳng thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời mà ta tạo ra.

Vì vậy hãy tìm niềm vui sướng từ những thứ thật đơn giản và cảm nhận nó. Sống như vậy đó! Đúng là chỉ cần đơn giản như vậy thôi, cứ sống một cách tự do tự tại về tâm hồn lẫn thể xác. Ta cần bỏ đi những điều làm ta cảm thấy gò bó, cần làm những gì ta muốn và ta không được để cuộc đời sắp xếp ta. Như vậy đó. 

Friday, November 27, 2015

TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG NHƯ MYANMAR?

Cuộc cách mạng dân chủ ở Myanmar đã diễn ra thế nhưng cũng như cuộc cách mạng dân chủ ở Hong Kong hay mùa xuân Arab đã làm cho nhiều người Việt Nam ảo tưởng rằng chế độ chính trị của Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi theo tiến trình của lịch sử. Vậy nhưng có lẽ đó chỉ là những nhận định hời hợt mang tính lí tưởng hóa và thiếu cái nhìn về quốc tế và hiện thực của xã hội Việt Nam vì những lí do sau:


Sự ủng hộ của quốc tế

Khác với Việt Nam, Myanmar do kém cỏi trong ngoại giao và quan hệ quốc tế. Bởi vậy Myanmar bị cấm vận làm cho kinh tế kiệt quệ, đặc biệt chế độ độc tài của Myanmar không có được sự ủng hộ của Mỹ, ngược lại còn bị Mỹ ghét bỏ và muốn thay thế. Do đó, chế độ độc tài của Myanmar bị dồn đến đường cùng và buộc phải thay đổi.

Đừng nên ảo tưởng nền dân chủ Myanmar

Thời nay với công nghệ, vũ khí, khả năng kiểm soát truyền thông, Chính phủ không thiếu những phương tiện để đàn áp, giải tán, đập vỡ mọi cuộc biểu tình từ trong trứng nước. Bởi vậy mọi sự thay đổi chế độ phải có sự gật đầu của Mỹ - điều này đã xảy ra ở Iraq, Lybia, Ai Câp v...Tất cả lãnh đạo của các quốc gia này đều chống Mỹ, chứ nếu ngoan ngoãn như độc tài Arab Saudi, Pinochet ở Chile v...v thì tuy độc tài nhưng được Mỹ ủng hộ hết sức.

Sụp đổ kinh tế

Như đã nhắc tới ở trên chế độ chỉ thay đổi khi nó đứng bên bờ sụp đổ về kinh tế. Việt Nam không bị cấm vận, giao thương với mọi nước trên thế giới, không những vậy mỗi năm có 11 tỉ USD kiều hối do Việt Kiều gửi về. Bởi vậy kinh tế Việt Nam tuy phát triển không cao, nhưng nó cũng không thể chết. Chế độ ở Myanmar buộc phải thay đổi vì nó không còn đủ khả năng cung cấp cho người dân miếng ăn, kinh tế cần thiết nữa. Hiện tại ở Việt Nam tuy mọi người dân kêu ca về kinh tế, tệ nạn, tiêu cực trong xã hội nhưng mọi ng vẫn sống, vẫn tồn tại để làm ăn và mưu sinh - họ không bị dồn tới đường cùng như người dân Myanmar.

Vai trò của nhân dân

Nhân dân có muốn thay đổi nhưng không có 2 yếu tố ở trên thì cũng không giải quyết được vấn đề gì, thậm chí dân trí người dân có cao cũng không thay đổi được thực tại. Ví dụ điển hình là phong trào dân chủ ở Hong Kong sau 1 thời gian hô hào rất mạnh mẽ, được sự ủng hộ của người dân nhưng do thiếu 2 yếu tố ở trên. Dàn dà phong trào cũng bị chính quyền Trung Quốc đàn áp, kiềm chế và cũng xẹp, giờ đây ở Hong Kong cũng không còn mấy ai ham hố để tổ chức biểu tình như ngày xưa nữa. Sau 1 thời gian tinh thần dân chủ cũng sẽ mất đi khi người dân bận lao vào công cuộc kiếm ăn và làm giàu cho mình – người dân sẽ tập trung làm kinh tế hơn là lo đến dân chủ.

Tóm lại, với 3 yếu tố trên đặc biệt nhất là sự ủng hộ của Mỹ, ngày nào lãnh đạo Việt Nam duy trì được vững 3 thứ này thì chế độ này vẫn sẽ tồn tại vĩnh viễn dài lâu, bất biến và không thể thay đổi. Việt Nam tuy tài kinh tế chậm phát triển, nhưng lãnh đạo Việt Nam rất có tài ngoại giao, ứng biến thay đổi theo thời thế.

Kiên Hoàng

Wednesday, November 25, 2015

BQP NGA: CHÍNH THỔ NHỈ KỲ ĐÃ XÂM PHẠM KHÔNG PHẬN SYRIA KHI BẮN MÁY BAY NGA

Đó là kết luận của các chuyên gia Bộ Quốc phòng Nga sau khi phán tích dữ liệu khách quan từ radar. Hơn nữa, họ khẳng định: cuộc tiềm kích này đã được chuẩn bị từ lâu trước đó!


Được biết, máy bay SU-24 đã bị rơi vào dốc núi cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 3-4 km do bị bắn bằng một quả tên lửa không đối không từ chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ (hình 1). Sau khi nhảy dù, phi công Nga bị bắn tiếp bởi phiến quân từ phía vùng đô thị Navarak (tiếng Nga: Наварах) (hình 2). 


Hình 1. Vị trí SU-24 bị rơi (màu hồng là lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ)


Hình 2. Khoảng cách từ vị trí SU-24 bị rơi tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ


Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định máy bay Nga đã vi phạm không quận của họ và mang lại mối đe dọa cho nước họ.
Đáp lại, Bộ Quốc phòng Nga đã cung cấp sơ đồ di chuyển của máy bay Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dựa theo dữ liệu khách quan lấy từ radar. Qua các hình 3, 4, 5, ta thấy chính máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận của Syria, chứ không phải Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. 

Hình 3. Quỹ đạo chiến đấu cơ Nga (màu đỏ) và chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ (màu xanh dương)

HÌnh 4. Hình chụp radar trước khi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ vào xâm phạm không phận Syria: máy bay Nga (chấm đỏ), máy bay Thổ Nhĩ Kỳ (vị trí là chấm vàng, quỹ đạo là đường xanh lá cây)

HÌnh 5. Hình chụp radar sau khi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ vào không phận Syria: máy bay Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều được hiện thị bằng chấm đỏ

Phía Nga khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm luật quốc tế và đặc biệt thỏa thuận về việc ngăn ngừa sự cố và đảm bảo an toàn cho các phi công trên lãnh thổ Syria (do Mỹ đại diện cho NATO kí vào tháng 10/2015). 

Hơn nữa, lí do mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra chưa đủ để hạ bắn máy bay Nga. Từ đầu tháng này, chính Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận Hy Lạp hơn 50 lần. Chiếc SU-24 của Nga đang bay trên bầu trời Syria để trở về căn cứ sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và không chứa vũ khí. Có vẻ như vụ này đã được chuẩn bị từ trước đó khá lâu.

Cần nói thêm, các máy bay tìm kiếm của Nga cũng bị tấn công ngay lập tức bởi phiến quân tại vùng này. Trên video của chúng đăng trên Internet, chúng đang ăn mừng bên xác phi công Nga và hô hào những khẩu hiệu đại loại “Chỉ có một Đấng Tối Cao là Allah, và Muhammad là nhà tiên tri vĩ đại”. Tại vùng biên giới này có hàng nghìn phiến quân, nhưng chưa ai trong số các nước chống ISIS từng nói rằng chúng thuộc “phe đối lập ôn hòa”. Điều này cũng cho ta thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang ủng hộ ai trong mâu thuẫn ở Syria.

Hình 6. Cảnh máy bay Nga rơi được chiếu trên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ và được Nga chiếu lại
Hình 7. Cảnh lũ khủng bố ăn mừng cái chết của phi công Nga kèm những lời ngợi ca Allah được chúng đăng trên YouTube

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố họ sẽ thay đổi chiến thuật quân sự như sau:
1. Các cuộc không kích của Nga tại Syria sẽ được thực hiện dưới sự yểm trợ của máy bay tiềm kích.
2. Nga sẽ tăng cường phòng không. Với mục đích này, tàu tuần dương “Moscow” được trang bị bởi hệ thống phòng không Ford (tương tự S300) sẽ đóng chiếm tại vùng bờ biển. Nga cảnh cáo: mọi đối tượng mang nguy hiểm tiềm năng cho họ sẽ bị hủy diệt.
3. Nga chấm đứt đối thoại qua đường quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, Tổng thống Putin cũng đã gọi vụ bắn chiến đấu cơ Nga là ‘cú đấm sau lưng’.

Ghi chú: Mọi hình trong bài được chụp lại từ video bản tin thời sự chiếu trên Kênh 1 của Nga: http://www.1tv.ru/news/world/296887

Nguồn: FB Vũ Hoàng Nam 

Giới thiệu Chùa Thanh Nguyên–Hawaii

Hawaii 001

Thượng Tọa Thích Nghiêm Thẩm Trụ Trì Chùa Thanh Nguyên, 94-1100 Kunia Rd, Lot #12. Waipahu, HI 96797, 571-406-8413

Hawaii 174

Đường đi lên chùa, hôm đó có cầu vồng kép

Hawaii 178

Rẻ vào đường lên núi

Hawaii 102

Cổng chùa

Hawaii 018

Chánh điện chùa Thanh Nguyên

image

image

Trên chùa nhìn xuống

Hawaii 004

Hawaii 108

Hawaii 038

Tụng kinh rước vong trên tàu

Hawaii 066

Hawaii 029

Hawaii 072

Hawaii 078

Hawaii 081

Hawaii 091

Hawaii 056Hawaii 065Hawaii 085Hawaii 088Hawaii 093Hawaii 094

Cảnh vòng đảo đẹp lắm

Hawaii 099

Chiếu Phan Sơn Thủy

Hawaii 136

Sư  Trụ Trì Tu Viện Chân Nguyên Vancouver thuyết Pháp

image

image

image

image

image

image

Trai Đàn Chẩn Tế

Hawaii 197

Lễ Vu Lan

Hawaii 188

Hawaii 190

Nhà bếp chuẩn bị món ăn Cúng dường Trai Tăng

DS và Mẹ đã có phước duyên dự Đại Lễ Vu Lan và Trai Đàn Chẩn Tế tại chùa Thanh Nguyên, Hawaii.  Mến giới thiệu đến các bạn chùa Thanh Nguyên, Hawaii. Đây là một ngôi chùa vô cùng lý tưởng, không quá cách xa thành phố, nhưng lại ở trên núi yên tĩnh. Thầy Trụ Trì rất thân thiện luôn hết lòng vì mọi người. Đến chùa được tụng kinh, làm công quả, dự đại lễ, nghe Pháp, cúng dường là niềm vui của người con Phật. Sau đó còn được đi dạo cảnh Hawaii nữa, thật là hạnh phúc không gì bằng! Cảm ơn Thầy Trụ Trì đã tạo duyên lành cho Phật tử gần xa về tu tập và thưởng thức phong cảnh đẹp ở nơi đây.

Nam Mô A Di Đà Phật.

NHỮNG “CÚ ĐÁNH DƯỚI THẮT LƯNG”.

Từ 21/10 đến nay, không quân Mỹ và đến nay là không quân Pháp đã tiến hành nhiều cuộc không kích vào các giếng dầu, các cơ sở sản xuât dầu mở trên vùng biên giới Syria và Iraq đang do lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát. Trong suốt hơn 1 năm không kích trước đó, không quân Mỹ đã không đụng đến các cơ sở này. Vậy, tại sao Mỹ lại làm việc đó? Và cả Pháp, thay vì những đòn không kích giáng vào các căn cứ quân sự của IS để “trả thù” cho những đồng bào của họ bị quân khủng bố sát hại tại Paris hôm 13-11 vừa qua, họ lại tấn công các giếng dầu? Còn không quân Nga sau hơn 1 tháng không kích vẫn không đặt các giếng dầu vào tầm ngắm của họ. Họ tập trung các vũ khí hiện đại nhất đánh vào các sở chỉ huy, căn cứ quân sự, các trại huấn luyện, các kho vũ khí, quân trang, quân dụng và lương thực của IS. Không quân Nga chỉ ném bom ban ngày và không quân quân Mỹ, Pháp thì thường đánh vào ban đêm. Tại sao lại như vậy? Có phải như một người phát ngôn của NATO nói “vì Nga dùng bom “ngu” nên phải đánh ban ngày, còn không quân Mỹ, Pháp dùng bom “khôn” nên có thể đánh đêm”?


Vấn đề không dễ có lời giải khi không gắn những cuộc không kích đó với những ý đồ chính trị của các bên tham chiến cũng như nghiên cứu kỹ thực lực hậu cần – tài chính của Nhà nước Hồi giáo IS.

IS – Tổ chức khủng bố giàu có nhất thế giới.

IS hiện nay được coi là “tổ chức khủng bố giàu có và tinh vi về mặt tài chính nhất thế giới”. Từ khi khuếch trương thế lực của mình bành trướng ra khắp vùng ngã tư biên giới Iraq, Syria, Jordani và Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn 4 năm qua, Nhà nước Hồi giáo đã sư rụng những mỏ dầu chiếm đoạt được của Iraq và Syria như một nguồn cung cấp tài chính đánh kể để nó có thể chi trả cho cuộc chiến dài ngày hao người tốn của này.

Một mỏ dầu của IS tại Syria bị Pháp tấn công. (Ảnh minh họa)
Từ tháng 2 năm 2015, phái bộ Nga tại Liên Hợp Quốc đã chuẩn bị một báo cáo quan trọng và một dự thảo Nghị quyết đề nghị Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua cho phép các nước tham gia chống IS và các nước khác chặn dứng nguồn cung tài chính cho IS. Người phát ngôn của phái bộ Nga tại Liên Hợp Quốc Aleksey Zaisev cho biết “nguồn thu chính hiện nay của IS chủ yếu từ hoạt động bắt con tin đòi tiền chuộc, buôn bán bất hợp pháp dầu mỏ và đồ cổ. Theo báo cáo của Nga, các phần tử thánh chiến đã thu được ước tính 850.000-1,65 triệu USD/ngày nhờ bán dầu mỏ thông qua các nhà trung gian tư nhân, những người điều hành một đội xe tải trên các tuyến buôn lậu.

Nguồn thu lớn thứ hai của nhóm phiến quân là tiền chuộc các con tin. Theo ước tính của Bloomberg, IS kiếm được khoảng 35-45 triệu USD trong năm 2014 từ những món tiền trả cho con tin. Chính phủ nhiều nước đã nhượng bộ và trả tiền chuộc nhưng một số nước như: Mỹ, Anh, Nhật Bản đã từ chối và kết cục là IS sát hại các con tin.

Nguồn thu đáng kể nữa của IS là bán các cổ vật chúng tìm được trên các vùng lãnh thổ bị IS chiếm đóng trái phép. Theo tờ Guardian, IS kiếm được 36 triệu USD từ Al-Nabuk, một khu vực đồi núi phía Đông Damas, Syria, nơi lưu giữ các cổ vật có niên đại lên đến 8.000 năm. Ngoài ra, IS còn thu thuế của chính người dân ở những thành phố đông đúc thuộc lãnh thổ mà chúng nắm giữ, kiểm soát lương thực và các nguồn tài nguyên quan trọng khác. IS cũng nhận được nguồn tiền từ các cá nhân ở các quốc gia thuộc vùng Vịnh và các tổ chức quỹ từ thiện, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trá hình. Các tài khoản này rất khó bị phát hiện.

Thực ra thì vấn đề tài chính bí mật của IS không đến nỗi khó bị phát hiện. Trong Hội nghị thượng đỉnh G20 họp tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin dựa vào các dữ liệu tình báo đẫ khẳng định rằng nhóm khủng bố IS nhận tài trợ từ các nguồn ở 40 nước, kể cả một số nước G20. Ông cho biết: “Tôi đã giới thiệu với các vị đồng cấp của mình các bức ảnh được chụp từ vệ tinh và từ máy bay. Các bức ảnh cho thấy rõ quy mô buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm dầu mỏ.... Các đoàn xe tiếp nhiên liệu của IS trải dài hàng chục kilomet nên từ độ cao 4-5km, sẽ thấy các đoàn xe trải dài quá đường chân trời”. Chẳng qua là bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây lờ đi một điều rằng chính các ông chủ dầu mỏ giàu có ở Arab Saud, Quatar và Kuwait là những nhà tài trợ lớn nhất cho IS trong suốt nhiều năm qua và CIA chính là nhà điều phối đứng đằng sau các hoạt động tài trợ đó. Những hợp đồng tài trợ được ký kết với các ông chủ dầu mở ở Trung Đông không phải đơn giản là việc cung cấp tiền cho IS mà là việc IS bán dầu cho những ông chủ này với giá rẻ mạt. Chỉ khoảng 25 đến 30 USD/thùng trong khi giá dầu thế giới hiện nay từ 55 đến chạm ngưỡng 60 USD/thùng. Trong số những nước mua dầu mà IS “ăn cướp” của Syria và Iraq có Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saud, Kuwait, Quatar và một số nước khác. Và số dầu khổng lồ này đã được bán lại cho các nước Châu Âu và Mỹ, giúp cho Mỹ và EU tránh được một cuộc khủng hoảng dầu mỏ như trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1973.

Tại sao Mỹ và Pháp không kích các giếng dầu ở Syria

Thời điểm ngày 30-9-2015, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Ngày đó, không quân Nga, với sự cho phép của Chính phủ Assad, chính phủ hợp pháp, hợp hiến duy nhất tại Syria đã tham chiến. Sự tham chiến của Nga có nguy cơ làm đổ vỡ kế hoạch mà Mỹ và phương Tây đã dày công thực hiện; Đầu tiên, Mỹ tạo dựng và yểm trợ Mặt trận Dân chủ Syria (FSD – Cánh chính trị) và quân đội Syria tự do (FSA) lật đổ chính phủ Assad. Sau đó, dùng con bài IS (khi đó còn liên kết với Al Nursha) để tiếp tục gây mất ổn định trong toàn khu vực, tiến hành Syria hóa các nước trong vùng mà Mỹ còn chưa không chế được.

Sự tham chiến của Nga đã làm cho quân đội Syria (FAA), vệ binh cộng hòa Syria (GRS) và chính phủ Syria lật lại thế cờ, bắt đầu phản công. Cho đến nay, họ đã giành lại hầu hết vùng ven Địa Trung Hải ở phía Tây và bắt đầu dồn quân IS, quân Al-Nursha và quân FSA sang phía Đông và Đông Bắc. Với hàng trăm trận không kích mỗi ngày vào thời điểm cao nhất, không quân Nga đã phá hủy nhiều cơ sở quân sự, kinh tế, hậu cần của IS. Sau vụ khủng bố đánh rơi chiếc máy bay A-321 số hiệu KGL 9268 của Nga, không quân chiến lược Nga cũng tham chiến, tấn công vào các mục tiêu “cứng” của IS trong khi đoàn viễn chinh của Nga tại Latakya chuyển mục tiêu sang các đoàn xe chở dầu của IS và các kho chứa dầu.

Những ai đã từng trải qua Chiến tranh Việt Nam đều biết đến “Chiến dịch ném bom mùa Giáng sinh” mà Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đặt cho nó cái tên “Linebacker II”, còn người Việt Nam gọi đó là trận “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Từ tháng 10 năm 1972, một bản dự thảo Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam gần như đã được hoàn tất, chỉ còn chờ ngày ký kết. Tuy nhiên, tập đoàn Nixon – Kissinger đã lật lọng. Bằng cách “giật dây” cho Nguyễn Văn Thiệu “ngáng đường”. Mỹ đã hoãn việc ký kết hiệp định và đồi sửa đổi một loạt những điều khoản mà trước đó họ đã thỏa thuận nhất trí. Những động tahfi chính trị - ngoại giao này chỉ nhằmđánh lừa dư luân thế giới để Mỹ lấy cớ mổ một cuộc không kích tàn bạo nhất trong Chiến tranh Việt Nam cũng như trong nửa cuối thế kỷ XX, dùng máy bay ném bom chiến lược B-52 tấn công hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn ở miền Bắc. Cuộc không kích Linebacker II khi đó nhằm mấy mục đích:
Ngăn chặn tối đa việc vận chuyển người, vũ khí, khí tài, trang bị, lương thực và các hàng hóa vật chất từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam; qua đó giảm bớt sức ép quân sự cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) ở miền Nam trong các trận đánh quyết định ở ba vùng chiến thuật. 
Phong tỏa cô lập miền Bắc, ngăn cản và cắt đứt viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc) vào miền Bắc Việt Nam. Phá hủy tiềm lực kinh tế và quốc phòng ở miền Bắc; làm cho VNDCCH kiệt quệ khi ra khỏi chiến tranh, không còn đủ sức để tấn công VNCH. 
Gây tác động tâm lý đến người dân Bắc Việt Nam; qua đó tác động đến tâm lý của các nhà lãnh đạo VNDCCH, tạo điều kiện cho phái đoàn của Hoa Kỳ gây sức ép với đoàn đàm phán của VNDCCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris. 
Động viên tinh thần cho QLVNCH và khẳng định lòng tin rằng Hoa Kỳ không "bỏ rơi" VNCH đối với chính quyền Sài Gòn nói chung và cá nhân Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu nói riêng.
Ở mục tiêu thứ hai, chúng ta thấy có việc “Phá hủy tiềm lực kinh tế và quốc phòng ở miền Bắc Việt Nam; làm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiệt quệ khi ra khỏi chiến tranh, không còn đủ sức để tấn công Việt Nam Cộng hòa.” Giờ đây, đối chiếu với việc Mỹ và Pháp chuyển hướng không kích vào các cơ sở dầu mỏ của Syria, chúng ta thấy “cái đuôi cáo” của Mỹ và Pháp lại lòi ra. Chỉ cần thay “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” bằng “Syria” và thay “Việt Nam Cộng hòa” bằng “IS và FSA” thì chúng ta sẽ có ngay một đáp số chính xác.

Thực ra thì ngay từ khi bắt đầu tăng cường không kích IS ở Syria sau khi Nga tham chiến, mục tiêu không kích đầu tiên của không quân Mỹ chưa phải là các cơ sở quân sự của IS mà là nhà máy điện lớn nhất Syria. Cựu chiến binh Mỹ Gordon Duff cho biết: vào ngày 23 và 24-10, 2 máy bay ném bom của Mỹ không kích một nhà máy điện và một trạm biến áp ở Aleppo, khiến 2,5 triệu người dân Syria phải sống trong bóng tối. Các máy bay Mỹ nhắm vào các cơ sở hạ tầng chủ chốt ở thành phố lớn nhất Syria, dẫn đến cái chết của nhiều người vô tội. Không chỉ có các kỹ sư và người vận hành trong nhà máy, mà còn có thiệt hại đi kèm sau tất các cuộc không kích của Mỹ. Một tuần sau đó, Và giờ đây, chỉ trong vài ngày, hàng chục giếng dầu vasv các cơ sở lọc dầu của Syria đang nằm trong tay IS đã bị Liên quân do Mỹ đứng đầu không kích. Người phát ngôn lực lượng liên minh Steven Warren cho biết, các cuộc không kích ngày hôm qua đã phá hủy các giếng dầu, các nhà máy lọc dầu, các trung tâm chỉ huy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, cũng như các điểm vận chuyển ở giếng dầu ở Omar. Đợt không kích này đã đánh trúng 26 mục tiêu và trở thành đợt không kích lớn nhất từ khi chiến dịch được triển khai hồi năm ngoái. Trong khi đó, Không quân Pháp cũng không kích vào các giếng dầu và các nhà máy lọc dầu lớn nhất Syria ở tỉnh Deir ez-Zor. Trong khi đó, các cuộc không kích của Không quân Nga cũng chỉ nhằm vào các đoàn xe chở dầu và các kho chứa dầu của IS.

Cú đánh “dưới thắt lưng” của Mỹ và Pháp

Trong môn Quyền Anh (Boxing), những cú đánh đưới thắt lưng một mặt sẽ bị trọng tài xử phạt nặng, thậm chí là xử thua. Về đạo đức, các võ sĩ Boxing đều được dạy rằng những cú đánh dưới thăt lưng biểu thị sự hèn hạ, làm mất đi tính cao thượng của môn thể thao sức mạnh này. Và người Mỹ thì không những giỏi “tấn công dưới thắt lưng” mà còn giỏi việc dùng ngón “cẩu xực” để triệt hạ đối thủ như võ sĩ nổi tiêng Mike Tyson đã làm trong trận đấu với võ sĩ Evander Holyfield. Trong trận đấu này, trước nguy cơ thất bại, Mike Tyson đã cắn đứt một mẩu tai của Evander Holyfield.

Ông Ilya Rogachev Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga trong cuộc phỏng vấn của tờ "Kommersant" về đề tài những thách thức và đe dọa mới đã tuyên bố: “LB Nga không ủng hộ những đòn đánh của Pháp vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ Syria mà bọn khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" đang sử dụng, trước hết vì động thái này tiến hành mà không có sự đồng ý của Chính phủ Syria”. Đứng về pháp lý, đây là các tài sản của chính phủ và nhân dân Syria, hiện đang bị các lực lượng IS chiếm giữ trái phép. Pháp và cả Mỹ không có quyền tự tiện hủy hoại những tài sản đó khi chưa được chủ nhà cho phép.

Ông Rogachev phân tích: “Nếu những đòn tấn công đầu tiên giáng vào các trại huấn luyện khủng bố trên lãnh thổ Syria và một kết quả là triệt hạ những đối tượng là công dân Pháp đang dự khóa đào tạo chiến binh khủng bố, thì tình huống này vẫn có thể thuộc phạm trù khái niệm tự vệ. Đúng là nếu sau khi qua khóa đào tạo, những phần tử này trở về nước thì sẽ tạo thành mối đe dọa an ninh (Cuộc tấn công khủng bố tại Paris ngày 13 tháng 11 xác nhận tính chất thực tế của phương án này). Còn khi ném bom phá hoại cơ sở hạ tầng dầu mỏ lại là bởi lý do hoàn toàn khác và không biện minh được dưới góc độ tự vệ”.

Vị thứ trưởng ngoại giao Nga lưu ý: "Tôi ngờ rằng các đối tác Pháp hành động là bởi thấy thành quả rõ rệt từ các cuộc tấn công của quân đội Syria và triển vọng các mỏ dầu với công suất lớn sắp trở về thuộc kiểm soát của Chính phủ Syria. Trong chừng mực ông Bashar Al Assad và ISIL đối với Pháp đều là những kẻ thù như nhau, thì những đòn tấn công như vậy sẽ bất lợi cho cả hai. Xin các vị lưu ý, Pháp không ném bom vào những mục tiêu tương tự trên lãnh thổ Iraq”.

Như vậy, có thể thấy đòn không kích của Mỹ và Pháp nhằm vào các cơ sở sản xuất năng lượng điện, các giếng dầu, các cơ sở lọc dầu ở Syria đang bị IS chiếm đóng trái phép là những cú đòn “đánh dưới thắt lưng”. Một kiểu hành động hèn hạ và côn đồ theo lối: “Không ăn được thì đạp đổ”. Một kiểu hành động hoàn toàn xa lạ với thế giới văn minh. Cho dù chiến tranh là dã man, là đi ngược với nền văn minh thì lối hành động kiểu đó càng làm cho cái mặt nạ văn minh của Mỹ và Pháp nhanh chóng rơi xuống.

Trong quan hệ quốc tế và nhiều mối quan hệ khác, người ta thường tôn trọng đối tác bằng cách áp dụng câu ngạn ngữ: “Đánh chuột không để vỡ bình quý”. Nay thì cả Mỹ và Pháp đều quyết tâm “đập bình để đánh chuột”, bất kể trong “cái bình” đó có “chuột” hay không. Và một điều không hề chắc chắn là dù đã dập vỡ bình nhưng chuột lại chạy tứ tung và rất khó bắt được chúng.

Giờ đây thì ai cũng hiểu những đòn tấn công hủy diệt của Mỹ và Pháp nhằm vào các cơ sở sản xuất dầu mỏ và năng lượng tại Syria đem lại hậu quả gì. Đó là việc Chính phủ Syria, đất nước Syria và nhân dân Syria dù có thoát khỏi cuộc chiến này (khả năng này không hề nhỏ) thì cũng rơi vào cảnh tiêu điều xơ xác và kiệt quệ về kinh tế. Việc khôi phục và xây dựng lại cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở Syria sẽ phải tốn kém hàng chục nghìn tỷ Dollar và hàng chục năm, nếu không nói là vài chục năm. Trong cái sự bất ổn ấy, chính ohur Syria dù là Assad hay một người nào khác nắm quyền nguyên thủ quốc gia ở Syria cũng sẽ đối mặt với trăm nghìn khó khăn. Và khi đó, Mỹ và phương Tây sẽ chìa “củ cà rốt” nhưng thực chất là quả “mướp đắng” ra. Hàng trăm hợp đồng tai thiết béo bở sẽ rơi vào tay các tập đoan tư bản tài phiệt hàng đầu của Mỹ và phương Tây thông qua các định chế tài chính như IMF, WB, WTO, FED, Ngân hàng dự trữ Châu Âu .v.v…

Dù có mang danh là chống IS và dù có không lật đổ được chính phủ Syria hiện nay cũng như không thể loại bỏ vai trò lãnh đạo của ông Assad ở Syria thì Mỹ và phương Tây trước sau cũng vẫn là những kẻ đầu cơ cuộc chiến chống khủng bố và trục lợi, kiếm lời trên xương máu của nhân dân Syria nới riêng và nhân dân các nước trong thế giới Arab nói chung.

Kiên Hoàng