Thời gian gần đây, bức ảnh về thi thể em bé trai 3 tuổi người Syria , trôi dạt vào bờ biển Bordun tại Thổ Nhĩ Kỳ, nằm úp mặt xuống cát được cư dân mạng lan truyền khiến cả thế giới bàng hoàng, đau xót. Đây chỉ là một trong số những nạn nhân xấu số trên con thuyền lênh đênh trên biển đi tìm “thiên đường hi vọng”.
Đó là hậu quả của nạn di cư từ các nước Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu. Theo thống kê của Cơ quan biên giới Liên minh châu Âu EU, từ đầu năm 2015 đến nay, đã có khoảng 102.000 người di cư vào khu vực này qua Macedonia, Serbia, Bosnia-Herzegovina, Albania, Montenegro, Kosovo, Hungary (cùng thời điểm năm 2014 là 8.000 người).
Thất bại trong chiến tranh đội quân VNCH bỏ chạy sang Mỹ
Cùng với sự cổ vũ nạn di cư hàng loạt này, nhiều “lều báo” đã cố tình gán ghép, so sánh với tình cảnh của “thuyền nhân” Việt Nam 30 – 40 năm về trước. Chúng cho rằng, “sự ra đi của họ đều bắt nguồn từ sự hỗn loạn trong một chế độ độc tài, cộng thêm vấn đề của Hồi giáo cực đoan, có nghĩa là người dân Syria phải sống trên đe, dưới búa giống như tình trạng của người Việt Nam sau năm 1975. Việt Nam hoàn toàn nằm dưới chế độ Cộng sản thì đa số người Việt thời đó phải bỏ nước ra đi bằng nhiều ngả”.
Đây chỉ là cái cớ để khơi dậy vấn đề di cư của một bộ phận người dân (đa phần là các phần tử Ngụy quân, Ngụy quyền cũ cùng thân nhân của họ) sau sự kiện tháng 4 năm 1975 với luận điệu xuyên tạc lịch sử trắng trợn. Bởi lẽ, việc di cư ồ át, bất hợp pháp năm ấy chính là một âm mưu hậu chiến thâm độc của Mỹ. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đã chính thức ra lệnh khởi động chương trình “Frequent Wind” để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Hoa Kỳ và một số người Việt đã từng cộng tác hay có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa để rời khỏi Việt Nam. Cùng lúc đó, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tung tin “Việt Cộng tiến vào sẽ xảy ra hành động tắm máu và trả thù” khiến nhiều người “gắn bó” với chính phủ bù nhìn quyết định di tản theo chương trình trên bằng mọi cách. Đó là lí do tại sao giờ đây lại có những kẻ ngoại lai vẫn đang tiếp tục chống phá đất nước theo âm mưu hậu chiến “diễn biến hòa bình” của Mỹ. Tất cả những luận điệu hôm nay mà những kẻ chạy trốn năm ấy đưa ra chỉ để bào chữa cho sự sợ hãi và nhục nhã của một kẻ phản quốc không còn mặt mũi nào ở lại mảnh đất quê hương.
Còn thảm họa di cư gần đây, vì sao ư?
Nhìn lại những nước mà cư dân của họ từ chối tồn tại mới thấy có điểm chung, đó là sự can thiệp của Mỹ. Mỹ đã đến những quốc gia Trung Đông, Bắc Phi và Tây Balkan, để lại những cuộc cách mạng màu sắc như “Mùa xuân A rập”, “cách mạng hoa nhài”... Đây chính là nguyên nhân gây ra sự nghèo đói, bạo lực, chiến tranh và tình trạng vi phạm nhân quyền. Hơn nữa, sự hoành hành của nhà nước tự xưng IS (quái thai mà Mỹ đã gián tiếp sinh ra và hiện giờ không thể kiểm soát được) là một nỗi kinh hoàng của toàn thế giới. Nó đã khiến khu vực này vốn đã bất ổn lại càng trở nên bị đe dọa khủng khiếp.
Sống tại một đất nước mà không có được một ngày yên ổn, luôn luôn phải đối mặt với bạo lực, chiến tranh liên miên, khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị… đến quyền cơ bản - quyền sống cũng bị đe dọa, họ không thể tự quyết định được số phận của mình thì giải pháp tốt nhất là di cư. Họ mơ ước một miền đất hứa, nơi họ có thể có một cuộc sống tốt hơn, được yên bình lao động sinh sống là hi vọng nhỏ nhoi của họ.
Như vậy, từ nguyên nhân đến mục đích của cuộc di tản ở Việt Nam gần 40 năm trước và ở các nước Châu Phi hôm nay hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng và cho nó là “tương đương ” được. Những kẻ chạy trốn năm xưa vẫn ôm hận cũ và không dám quay về nơi mình sinh ra đừng cố xuyên tạc, đỗ lỗi cho Cộng sản bởi cho dù thế nào thì lịch sử vẫn không thay đổi, Việt Nam không có thứ gọi là “thuyền nhân”.
Linh Nguyễn
No comments:
Post a Comment