Sunday, November 15, 2015

VỀ “QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN”

Điều 25 của Hiến Pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2013 của nước ta: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Tất nhiên, quyền tự ngôn luận của mọi công dân Việt Nam cũng như trên thế giới đều phải nằm dưới sự quản lý của pháp luật. Và quyền tự do ngôn luận đó cũng phải phù hợp vào từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia, hay nói cách khác là phù hợp vào chế độ, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Bất kỳ chủ thể nào (Cá nhân, tổ chức, nhà nước), không thể lợi dụng vấn tự do ngôn luận để xâm hại đến quyền, lợi ích, đặc biệt là sử dụng như một công cụ đắc lực để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, trong đó có Việt Nam là điều không thể. 

Lợi dụng tự do ngôn luận như là con bài chính trị để chống phá Việt Nam

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền khẳng định: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và các quyền khác: “phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ."

Khác với tư duy của một số thế lực thù địch, đang ngày ngày lợi dụng vấn đề này để chống phá Việt Nam, thì họ cho quyền tự do đó phải vượt trên cả pháp luật. Có thể bất chấp văn hóa, truyền thống để xâm hại đến quyền lợi chung của cá nhân, tổ chức. Nói thực tế ra thì đây cũng chỉ như con bài để chúng can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam. 

Hiện nay, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam còn gặp khó khăn khi nhận thức về pháp luật của toàn dân chưa trở thành ý thức thường trực, tự giác, hệ thống truyền thông tuy phát triển song còn thiếu chuyên nghiệp, Đặc biệt là các thế lực thù địch, thường xuyên lợi dụng vấn đề này để gây hấn, can thiệp vào công việc chung của đất nước. 

Để đảm bảo được quyền tự do ngôn luận, trước tiên chung ta cần xem xét ở nhiều góc độ của đất nước. Cùng với đó là việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam, phải coi pháp luật là thượng tôn, từ những ý thức chung của cộng đồng sẽ tạo ra được sự nghiêm minh, đồng thời “khống chế” được các âm mưu của thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để chống phá Việt Nam.

Minh Nguyễn

No comments:

Post a Comment