Tiến trình đàm phán tìm kiếm hòa bình cho Syria được Nga, Mỹ, Arab Saud và Thổ Nhĩ Kỳ khởi động hôm 23-10 đến nay đã lại tiếp tục. Đúng như dự báo, một nhân tố mới đã xuất hiện: Iran. Nước Cộng hòa Hồi giáo này yểm trợ cho chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Al Assad. Và cũng đúng như dự báo ở phương án thứ 2 theo lựa chọn của Mỹ, không có đại diện của Chính phủ Damas cũng như phe đối lập SNC tại bàn đàm phán. Việc Mỹ đã gạt bỏ khả năng triệu tập cả đại diện của Damas lẫn SNC đến bàn hội nghị cho thấy quan điểm của hai bên vẫn còn rất xa nhau.
Còn nhiều quan điểm trái chiều tại Hội nghị Viên về Syria
Ngay sau ngày đàm phán đầu tiên 23-10, tiến trình Viên đã đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi Arab Saud khăng khăng đòi ông Assad phải ra đi đã rồi mới nói đến đàm phán. Điều này buộc ông John Kerry phải đến ngay Ryad để chứng tỏ quan điểm của Mỹ rằng Mỹ vẫn buộc ông Assad phải ra đi nhưng là sau khi tiến trình chuyển tiếp chính quyền kết thúc. Khi đó, Arab Saud mới chịu đồng ý "nói chuyện" tiếp ở Viên.
Về phía Nga, họ đã đạt được một thành công khi biến bộ tứ thành bộ ngũ, trong đó Iran là một đồng minh thân cận của Damas, đang giúp đỡ cho Damas cả về cố vấn quân sự và vũ khí. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đóng vai trò trước đây, đứng về phía Mỹ. Maskva đã lập tức trấn an Damas bằng cách cùng lúc cử đoàn đại biểu cho Duma quốc gia Nga tới Damas gần như cùng thời gian với chuyến thăm bất ngờ của thủ tướng Nga Dmitri Medvedev.
Tuy nhiên, tiến trình tìm kiếm hòa bình cho Syria thông qua các cuộc dàm phán ở Viên sẽ còn tốn nhiều thời gian hơn nữa. Trong khi bom đạn vẫn nổ trên các chiến trường thì Nga vẫn kiên trì quan điểm: Phải có đại diện của chính quyền Damas tại cuộc đàm phán bởi chính người dân Syria mới quyết định vận mệnh của họ. Không một nước ngoài nào có thể làm thay. Bên cạnh việc tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn (lẽ ra theo nhiệm kỳ 7 năm là 2022) Tổng thống Syria Assad cũng nói mọi việc chỉ có thể tiến hành sau khi diệt tan các lực lượng khủng bố.
Chính vì sự khác nhau quá xa này mà một khả năng thứ hai đang diễn ra. Đó là Oman, một bên thứ ba không có liên quan đã chịu đứng ra là trung gian cho hai bên đang đối địch ở Syria. Mặc dù SNC là một tổ chức chính trị không có một chút thực lực nào khi dưới trướng nó là các đội quân SFA bạc nhược, dựa dẫm vào Al-Nursha để tồn tại cùng với hàng chục nhóm Hồi giáo cực đoan khác nhưng dù sao thì đó cũng là một thế lực "dễ nói chuyện hơn" đối với Damas.
Như vậy, một khả năng thứ ba xuất hiện. Tiến trình hòa bình này sẽ có hai cuộc đàm phán song song. Cuộc đàm phán ở Viên mà người ta dự báo nó sẽ có thành phần mở rộng hơn nữa đến các nước EU, nơi mà làn sóng tỵ nạn vẫn đang ùn ùn đổ về. Cuộc đàm phán thứ hai diễn ra giữa hai phe đối địch ở Syria sẽ do Oman đứng ra làm trung gian. Kết quả của cuộc đàm phán thông qua Oman làm trung gian sẽ có vai trò quyết định hay không? Nga muốn nói có, còn Mỹ thì không muốn. Trong khi đó thì chỉ có những biến chuyển trên thực tế chiến trường Syria mới có thể tạo ra sức nạng cho bên này hay bên kia trên bàn đàm phán.
Hòa bình cho Syria vẫn còn là một viễn cảnh xa vời.
Hoàng Minh
Hoàng Minh
No comments:
Post a Comment