Về vấn đề nợ công, thiết nghĩ cần phải có sự chỉ đạo đối với các cơ quan truyền thông đưa tin, viết bài chuẩn xác, đúng quan điểm để cho nhân dân yên tâm công tác. Nợ công là vấn đề vĩ mô, phức tạp, không phải ai cũng hiểu rõ, thêm nữa dân ta cứ nghe tới chữ nợ là sợ. Do vậy phải hết sức thận trọng trong đưa tin, nhất là khi trích lời các vị ĐBQH. Cần thiết thì dẹp ngay những bài viết kiểu như “Mỗi người Việt gánh thêm xyz đồng nợ công”, “Con cháu phải trả nợ” ... gây tâm lý bức xúc, thốn, chửi bới linh tinh. Cách đưa tin kiểu ấy sẽ làm cho nhân dân hoài nghi và có cái nhìn tiêu cực về vấn đề nợ công, kiểu như “làm ăn bê bết, tham nhũng quá mới mang nợ nần”, từ đó luôn nhìn thấy tương lai quốc gia u ám, xám xịt mà hoàn toàn quên đi những mặt tích cực và những tiện ích, phúc lợi mà họ được hưởng do nợ công mang lại.
Báo chí đưa tin một cách thiếu khách quan |
Muốn kinh doanh, làm giàu phát triển mà không đi vay ư? Nằm mơ cũng không thấy trừ khi bạn được sinh ra trong một gia đình tỉ phú. Ngay cả làm cái nhà be bé mà cũng phải chạy đôn chạy đáo đi vay tiền thôi. Quốc gia cũng vậy. Có vay có trả, vay được trả được thì họa có điên mới không vay. Cứ nghĩ đi, mấy năm nay kinh tế khó khăn, doanh nghiệp lao đao, ngân sách thất thu trong khi không thể cắt giảm chi cho an sinh xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… Không đi vay thì lấy gì mà phát triển, nợ công tăng là chuyện bình thường. Vấn đề là sử dụng nợ công hiệu quả, kiểm soát được khả năng trả nợ là có thể yên tâm. Giống như làm ăn buôn bán, không có vốn mà không đi vay thì làm ăn cái gì? Còn về năng lực trả nợ của Việt Nam thì các tổ chức tín dụng quốc tế đã thừa nhận, cũng không cần phải nói nhiều.
Vậy vấn đề trả nợ thì sao? Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước. Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (chính Phủ hoặc chính quyền địa phương). Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ chính Phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài).
Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung. Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của đất nước, xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội cho nên không ai khác mà chính là người dân sẽ được hưởng những tiện ích từ đầu tư của nợ công. Do đó thiết tưởng việc người dân đóng thuế để trả nợ công cũng là điều không có gì khó hiểu.
Nhiều người hô hào yêu nước nhưng khi đóng góp này nọ thì không hề bỏ ra một đồng. Người ta thường mặc nhiên hiểu một vế rằng việc lo cho dân giàu, nước mạnh chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà hay quên đi nghĩa vụ công dân của mình. Nếu sợ nợ công thì xin mời hãy nhìn vào cái đồng hồ nợ công của Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới ấy. Còn ai không muốn bị “mang nợ” thì cũng vui lòng đừng sử dụng những tiện ích như đường xá, cầu cống, điện nước, công nghệ… mà nợ công mang lại!
Đồng hồ nợ thế giới ngay tại thời điểm bốt bài là 54.585 tỉ USD. Cái đồng hồ (của) nợ này nhảy như điên cứ mỗi 3s là nó nhảy. Nhìn mấy ông nội đỏ choét như Mỹ, Canada, Brazil, Châu Âu, Ấn Độ, Nhật, Úc… đi!
Sen Hồng
No comments:
Post a Comment