Trung tuần tháng 10, Họ viện Italia đã thông qua dư luật mới về cấp quốc tịch trong đó nhấn mạnh, những trẻ em nước ngoài không thuộc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sinh ở Italia hoặc nhập cảnh vào nước này trước khi tròn 12 tuổi có thể được phép nhập tịch với một số điều kiện đi kèm. Nhiều quốc gia khác trong EU cũng đang xem xét vấn đề này nhất là khi cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu lên đến đỉnh điểm với số người nhập cảnh trái phép vào khoảng vài trăm ngàn người. Theo cảnh báo của giới phân tích, cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu có nguy cơ tạo ra một thế hệ trẻ em không có quyền công dân.
600.000 người ở châu Âu không có quốc tịch
Theo thông tin từ hãng Telegraph, Italia được coi là cửa ngõ châu Âu, nơi những người di cư đặt bước chân đầu tiên tới sau khi trải qua một chặng đường dài đầy gian nan và nguy hiểm trên Địa Trung Hải. Chỉ tính riêng trong 9 tháng của năm 2015, Italia đã cứu sống hơn 10.000 người di cư trên biển và phát hiện một con số không nhỏ khác những người thiệt mạng. Đa phần người di cư và tị nạn chạy trốn vì muốn thoát khỏi nạn nghèo đói hay tình trạng bạo lực ở Trung Đông và châu Phi. Khoảng ¼ trong số người di cư qua Địa Trung Hải để sang châu Âu trong năm nay đến từ các quốc gia như Eritrea, Nigeria, Somalia, Sudan và Syria. Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã không ít lần đưa ra cảnh báo về cuộc khủng hoảng này và kêu gọi các quốc gia thành viên trong EU sớm đồng bộ luật pháp để ứng phó với tình trạng này một cách hợp lý và công bằng nhất.
Số liệu thống kê về thực trạng làn sóng di cư sang châu Âu từ đầu năm tới nay. Đồ họa:Reuters |
Gần đây nhất là vào trung tuần tháng 10, Italia đã đi một bước trước các nước khác với việc thông qua ở cấp Hạ viện dự luật mới về cấp quốc tịch với 310 phiếu thuận, 66 phiếu chống và 83 phiếu trắng. Tờ The Local cho biết, dự luật mới này quy định, trẻ em được sinh ra ờ Italia có bố me là người nước ngoài, trong đó ít nhất cha hoặc mẹ có giấy đăng ký cư trú dài han ở nước này, hoàn toàn có đủ điều kiện để nhập quốc tịch Italia. Ngoài ra, trẻ em nước ngoài sinh ở Italy hoặc nhập cảnh vào nước này trước khi tròn 12 tuổi cũng có thể được phép xin nhập tịch với điều kiện phải học trong các trường học của nước này trong ít nhất 5 năm.
Dự luật này chỉ áp dung cho các công dân không thuộc các nước thành viên EU, Báo chí Italia ước tính, luật mới này sẽ có hiệu lực với 127.000 người nước ngoài ngoài đang có giấy cư trú dài hạn hợp pháp ở ltalia, nhưng đã quá tuổi 20, tuổi giới han đối với việc làm đơn nhập tịch. Giới quan sát thì nhận định, dù luật mới cho phép nới lỏng hơn việc nhập tịch với con em người nước ngoài sống dài hạn ở Italia một cách hợp pháp, giúp người nhập cư hòa nhập tốt hơn vào văn hóa và xã hội Italia, đồng thời giúp giải quyết vấn đề về lao động trong tương lai song nó cũng chưa thể giúp ích được nhiều với những người được phép nhập cư nhưng liên quan đến cuộc khủng hoảng di cư hiện nay. Đó là chưa kể đến sự chống đối của nhiều đảng phái khác ở Italia và những thay đổi sau này theo thời gian
Từ câu chuyện ở Italia, nhiều nhà phân tích khác còn bày tỏ lo ngại rằng, nêu các quốc gia không thu hẹp sự khác biệt về luật pháp liên quan đến vấn đề này, cuộc khủng hoảng di cư hiện nay đang có nguy cơ tạo ra một thế hệ trẻ em không có quyền công dân. Hồi cuối tháng 9, Mạng lưới châu Âu về vấn đề những người không có quyền công dân (ENS) còn công bố một con số thống kê cho thấy, châu Âu hiện có 600.000 người không có quốc tịch. Tình trạng trẻ em lớn lên không có quyền công dân tại khu vực này ngày càng gia tăng và vì thế chúng bị từ chối những quyền cơ bản rất dễ bị lạm dụng, chúng thường phải sống trong cảnh nghèo túng mà không được hưởng các dịch vu y tế và giáo dục.
Để minh chứng cho những lập luận của mình, ENS cũng đã phân tích luật pháp của 47 nước châu Âu cho rằng các đạo luật và thủ tục đăng ký khai sinh còn khiếm khuyết sẽ khiến hàng nghìn trẻ em trên khắp châu Âu lớn lên không có quyền công dân. Với số lượng người di cư gia tăng ở mức chóng mặt như hiện nay tại châu Âu, thì nguy cơ trẻ không có quyền công dân lại một lần nữa tăng cao. Nhiều nhất trong số này là những đứa trẻ đến từ Syria. ENS nhấn mạnh, hơn 470.000 người tị nạn và di cư từ Trung Đông, châu Phi và châu Á đã tới châu Âu trong năm 2015, khoảng một nửa trong số đó chạy trốn cuộc chiến tranh ỏ Syria. Nhiều gia đình mất giấy tờ tùy thân trong chiến tranh, làm tăng khó khăn trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra trong những gia đình di cư, đặc biệt tại các nước láng giềng với Syria, vấn đề trở nên tồi tệ hơn trong các trường hợp người cha vắng mặt hoặc bị chết do luật pháp Syria không cho phép người mẹ chuyển quốc tịch của mình cho con cái. Đó là chưa kể đến 60.000 trẻ em sinh ra trong các gia đình di cư tại Thổ Nhĩ Kỳ, nước hiện đang cưu mang khoảng 2 triệu người tị nạn Syria. ENS kêu gọi tất cả các nước châu Âu lấp các kẽ hở trong luật pháp để mọi trẻ em sinh ra tại đây đều có quyền công dân. Báo cáo cho biết mặc dù tất cả các nước châu Âu đều ký một số hiệp ước quốc tế quy định mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch, tuy nhiên chỉ một nửa trong số đó đưa quy định này vào luật trong nước.
Cuộc sống của những người bị quên lãng một cách hợp pháp
Qụốc tịch là sự ràng buộc pháp lý giữa một quốc gia với một cá nhân. Được sở hữu một quốc tịch là điều kiện thiết yếu để tham gia đầy đủ vào các hoạt động của xã hội và là điều kiện tiên quyết để thu hưởng đầy đủ các quyền con người. Một người không có quốc tịch bởi vì họ không phải công dân nước mà họ đang sinh sống (hoặc công dân của bất kỳ nước nào khác), nên các quyền con người cơ bản của họ thường bị bác bỏ như quyền bầu cử, ứng cử, làm việc, mua hoặc thuê nhà, học hành, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội và hưu trí... Người không quốc tịch không được sở hữu bất động sản, không được mở tài khoản ngân hàng, không được kết hôn hợp pháp hoặc đăng ký khai sinh cho con cái, cũng không thể đi nước ngoài vì không có hộ chiếu. Vì vậy, nhiều người không quốc tịch đã trở thành người nhập cư bất hợp pháp ở bất cứ nước nào mà họ đến; họ phải đối diện với việc giam giữ kéo dài hoặc vô thời hạn hoặc bị đẩy đi, đẩy lại giữa các quốc gia do không thể chứng minh được bản thân là ai, từ đâu đến...
Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người được Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 10- 12-1948 đã khẳng định nguyên tắc mọi người được hưởng các quyền và tự do cơ bản mà không bị phân biệt đối xử. Thế nhưng, trên thế giới hiện nay vẫn có 10 triệu người không có quốc tịch và cứ mỗi 10 phút lại có 1 trẻ em sinh ra không có quyền công dân. Nguyên do là vì dù đã ký nhiều hiệp ước quốc tế quy định mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch, xong không phải quốc gia nào cũng đưa quy định này vào luật trong nước. Do lo ngại sâu sắc về những người không quốc tịch và nỗ lực đảm bảo cho họ thực hiện ở mức nhiều nhất có thể các quyền và tự do cơ bản mà LHQ đã đưa ra Công ước về vị thế của người không quốc tịch năm 1954. Song song với đó là hàng loạt cuộc vận động nhằm chấm dứt tình trạng trẻ em không có quyền công dân. Nhưng mọi nỗ lực này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu hiện nay của những người di cư.
Mới đây, đài BBC đã đăng tải phóng sự của nhà báo Katya Adler điều tra về những góc khuất trong hành trình của những đứa trẻ tị nạn ở các khu trại dành cho chúng tại Italia, điểm đến trước tiên quen thuộc của người nhập cư trong các năm qua khi tới châu Âu. Số trẻ em đăng ký tị nạn tại châu Âu đã tăng lên mức gần 74% và có gần 200.000 trẻ em đã làm đơn xin đăng ký tị nạn trong 9 tháng vừa qua, trong đó phần lớn đến từ Syria, Eritrea và Afghanistan. Chạy trốn khỏi nỗi kinh hoàng ở quê nhà, một số em đã bị cưỡng hiếp và cướp bóc trong hành trình tới châu Âu. Khi đặt chân được tới đất liền, nhiều em tưởng đã qua khỏi trường đoạn khốn khổ. Nhưng đáng buồn là mọi việc không phải vậy. Nhà bảo Katya Adler miêu tả rằng, phần lớn trẻ em di dân đang trở thành đối tượng bị bóc lột ngay từ dầu hành trình di cư. Nhiều em khác dễ trở thành nạn nhân của tội phạm có tổ chức và những kẻ có dã tâm bóc lột. Chẳng hạn, các em bé mà phóng viên BBC tiếp cận ở ga Termini là người Hồi giáo, xuất thân rừ những gia đình bảo thủ đã phải chấp nhận đi bán ma túy cho các băng đảng lớn để có tiền sinh sống và trả tiền cho đám đưa người vượt biên trải phép. Một số em thâm chí còn bị tiếp tục di chuyển tới Bắc Phi. Nhiều em phải lao động trong các chợ với thù lao rẻ mạt, số khác phải bán thân...
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hôm 22-9 cho hay, khoảng 450.000 người trong số hàng trăm ngàn người di cư đến châu Âu hiện nay sẽ được hưởng quy chế tị nạn lâu dài. Đây là con số lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 hiện nay. Tuy nhiên, cái mà người ta lo ngại nhất hiện nay lại có việc có khoảng 700.000 người đệ đơn xin tị nạn tại các nước thuộc EU và con số này vào thời điểm cuối năm sẽ lên đến 1 triệu người. Đáng chú ý, theo nghiên cứu của OECD, trong năm 2014 có tới 24.000 trẻ em và thanh thiếu niên trong đống người di cư, đối tượng chưa đủ tuổi để nộp đơn xin tí nạn, và con số nay chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều trong năm nay. Vậy với số lượng giới hạn nói trên thì những người không được phép nhập cư sẽ đi đâu, về đâu, số phận của họ thế nào? Hang Itar Tass dẫn nguồn tin từ EU cho hay, tổ chức này đang gây sức ép bằng việc đe doa rút viện trợ, hủy hợp đồng kinh doanh và hiệp định thị thực nếu các nước như Niger và Eritrea, Syria, Afghanistan, Libya từ chối nhận lai công dân của bang EU cũng dự định sẽ tạm giữ hàng ngàn nguời đi di cư để họ không thể trốn tránh trục xuất. Quá trình hồi hương người di cư của Eli sẽ diễn ra dưới sự giám sát của Cơ quan an ninh thế giới bên ngoài EU (Frontex).
Hải Trang
No comments:
Post a Comment