Từ 21/10 đến nay, không quân Mỹ và đến nay là không quân Pháp đã tiến hành nhiều cuộc không kích vào các giếng dầu, các cơ sở sản xuât dầu mở trên vùng biên giới Syria và Iraq đang do lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát. Trong suốt hơn 1 năm không kích trước đó, không quân Mỹ đã không đụng đến các cơ sở này. Vậy, tại sao Mỹ lại làm việc đó? Và cả Pháp, thay vì những đòn không kích giáng vào các căn cứ quân sự của IS để “trả thù” cho những đồng bào của họ bị quân khủng bố sát hại tại Paris hôm 13-11 vừa qua, họ lại tấn công các giếng dầu? Còn không quân Nga sau hơn 1 tháng không kích vẫn không đặt các giếng dầu vào tầm ngắm của họ. Họ tập trung các vũ khí hiện đại nhất đánh vào các sở chỉ huy, căn cứ quân sự, các trại huấn luyện, các kho vũ khí, quân trang, quân dụng và lương thực của IS. Không quân Nga chỉ ném bom ban ngày và không quân quân Mỹ, Pháp thì thường đánh vào ban đêm. Tại sao lại như vậy? Có phải như một người phát ngôn của NATO nói “vì Nga dùng bom “ngu” nên phải đánh ban ngày, còn không quân Mỹ, Pháp dùng bom “khôn” nên có thể đánh đêm”?
Vấn đề không dễ có lời giải khi không gắn những cuộc không kích đó với những ý đồ chính trị của các bên tham chiến cũng như nghiên cứu kỹ thực lực hậu cần – tài chính của Nhà nước Hồi giáo IS.
IS – Tổ chức khủng bố giàu có nhất thế giới.
IS hiện nay được coi là “tổ chức khủng bố giàu có và tinh vi về mặt tài chính nhất thế giới”. Từ khi khuếch trương thế lực của mình bành trướng ra khắp vùng ngã tư biên giới Iraq, Syria, Jordani và Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn 4 năm qua, Nhà nước Hồi giáo đã sư rụng những mỏ dầu chiếm đoạt được của Iraq và Syria như một nguồn cung cấp tài chính đánh kể để nó có thể chi trả cho cuộc chiến dài ngày hao người tốn của này.
Một mỏ dầu của IS tại Syria bị Pháp tấn công. (Ảnh minh họa) |
Từ tháng 2 năm 2015, phái bộ Nga tại Liên Hợp Quốc đã chuẩn bị một báo cáo quan trọng và một dự thảo Nghị quyết đề nghị Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua cho phép các nước tham gia chống IS và các nước khác chặn dứng nguồn cung tài chính cho IS. Người phát ngôn của phái bộ Nga tại Liên Hợp Quốc Aleksey Zaisev cho biết “nguồn thu chính hiện nay của IS chủ yếu từ hoạt động bắt con tin đòi tiền chuộc, buôn bán bất hợp pháp dầu mỏ và đồ cổ. Theo báo cáo của Nga, các phần tử thánh chiến đã thu được ước tính 850.000-1,65 triệu USD/ngày nhờ bán dầu mỏ thông qua các nhà trung gian tư nhân, những người điều hành một đội xe tải trên các tuyến buôn lậu.
Nguồn thu lớn thứ hai của nhóm phiến quân là tiền chuộc các con tin. Theo ước tính của Bloomberg, IS kiếm được khoảng 35-45 triệu USD trong năm 2014 từ những món tiền trả cho con tin. Chính phủ nhiều nước đã nhượng bộ và trả tiền chuộc nhưng một số nước như: Mỹ, Anh, Nhật Bản đã từ chối và kết cục là IS sát hại các con tin.
Nguồn thu đáng kể nữa của IS là bán các cổ vật chúng tìm được trên các vùng lãnh thổ bị IS chiếm đóng trái phép. Theo tờ Guardian, IS kiếm được 36 triệu USD từ Al-Nabuk, một khu vực đồi núi phía Đông Damas, Syria, nơi lưu giữ các cổ vật có niên đại lên đến 8.000 năm. Ngoài ra, IS còn thu thuế của chính người dân ở những thành phố đông đúc thuộc lãnh thổ mà chúng nắm giữ, kiểm soát lương thực và các nguồn tài nguyên quan trọng khác. IS cũng nhận được nguồn tiền từ các cá nhân ở các quốc gia thuộc vùng Vịnh và các tổ chức quỹ từ thiện, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trá hình. Các tài khoản này rất khó bị phát hiện.
Thực ra thì vấn đề tài chính bí mật của IS không đến nỗi khó bị phát hiện. Trong Hội nghị thượng đỉnh G20 họp tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin dựa vào các dữ liệu tình báo đẫ khẳng định rằng nhóm khủng bố IS nhận tài trợ từ các nguồn ở 40 nước, kể cả một số nước G20. Ông cho biết: “Tôi đã giới thiệu với các vị đồng cấp của mình các bức ảnh được chụp từ vệ tinh và từ máy bay. Các bức ảnh cho thấy rõ quy mô buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm dầu mỏ.... Các đoàn xe tiếp nhiên liệu của IS trải dài hàng chục kilomet nên từ độ cao 4-5km, sẽ thấy các đoàn xe trải dài quá đường chân trời”. Chẳng qua là bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây lờ đi một điều rằng chính các ông chủ dầu mỏ giàu có ở Arab Saud, Quatar và Kuwait là những nhà tài trợ lớn nhất cho IS trong suốt nhiều năm qua và CIA chính là nhà điều phối đứng đằng sau các hoạt động tài trợ đó. Những hợp đồng tài trợ được ký kết với các ông chủ dầu mở ở Trung Đông không phải đơn giản là việc cung cấp tiền cho IS mà là việc IS bán dầu cho những ông chủ này với giá rẻ mạt. Chỉ khoảng 25 đến 30 USD/thùng trong khi giá dầu thế giới hiện nay từ 55 đến chạm ngưỡng 60 USD/thùng. Trong số những nước mua dầu mà IS “ăn cướp” của Syria và Iraq có Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saud, Kuwait, Quatar và một số nước khác. Và số dầu khổng lồ này đã được bán lại cho các nước Châu Âu và Mỹ, giúp cho Mỹ và EU tránh được một cuộc khủng hoảng dầu mỏ như trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1973.
Tại sao Mỹ và Pháp không kích các giếng dầu ở Syria
Thời điểm ngày 30-9-2015, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Ngày đó, không quân Nga, với sự cho phép của Chính phủ Assad, chính phủ hợp pháp, hợp hiến duy nhất tại Syria đã tham chiến. Sự tham chiến của Nga có nguy cơ làm đổ vỡ kế hoạch mà Mỹ và phương Tây đã dày công thực hiện; Đầu tiên, Mỹ tạo dựng và yểm trợ Mặt trận Dân chủ Syria (FSD – Cánh chính trị) và quân đội Syria tự do (FSA) lật đổ chính phủ Assad. Sau đó, dùng con bài IS (khi đó còn liên kết với Al Nursha) để tiếp tục gây mất ổn định trong toàn khu vực, tiến hành Syria hóa các nước trong vùng mà Mỹ còn chưa không chế được.
Sự tham chiến của Nga đã làm cho quân đội Syria (FAA), vệ binh cộng hòa Syria (GRS) và chính phủ Syria lật lại thế cờ, bắt đầu phản công. Cho đến nay, họ đã giành lại hầu hết vùng ven Địa Trung Hải ở phía Tây và bắt đầu dồn quân IS, quân Al-Nursha và quân FSA sang phía Đông và Đông Bắc. Với hàng trăm trận không kích mỗi ngày vào thời điểm cao nhất, không quân Nga đã phá hủy nhiều cơ sở quân sự, kinh tế, hậu cần của IS. Sau vụ khủng bố đánh rơi chiếc máy bay A-321 số hiệu KGL 9268 của Nga, không quân chiến lược Nga cũng tham chiến, tấn công vào các mục tiêu “cứng” của IS trong khi đoàn viễn chinh của Nga tại Latakya chuyển mục tiêu sang các đoàn xe chở dầu của IS và các kho chứa dầu.
Những ai đã từng trải qua Chiến tranh Việt Nam đều biết đến “Chiến dịch ném bom mùa Giáng sinh” mà Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đặt cho nó cái tên “Linebacker II”, còn người Việt Nam gọi đó là trận “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Từ tháng 10 năm 1972, một bản dự thảo Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam gần như đã được hoàn tất, chỉ còn chờ ngày ký kết. Tuy nhiên, tập đoàn Nixon – Kissinger đã lật lọng. Bằng cách “giật dây” cho Nguyễn Văn Thiệu “ngáng đường”. Mỹ đã hoãn việc ký kết hiệp định và đồi sửa đổi một loạt những điều khoản mà trước đó họ đã thỏa thuận nhất trí. Những động tahfi chính trị - ngoại giao này chỉ nhằmđánh lừa dư luân thế giới để Mỹ lấy cớ mổ một cuộc không kích tàn bạo nhất trong Chiến tranh Việt Nam cũng như trong nửa cuối thế kỷ XX, dùng máy bay ném bom chiến lược B-52 tấn công hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn ở miền Bắc. Cuộc không kích Linebacker II khi đó nhằm mấy mục đích:
Ngăn chặn tối đa việc vận chuyển người, vũ khí, khí tài, trang bị, lương thực và các hàng hóa vật chất từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam; qua đó giảm bớt sức ép quân sự cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) ở miền Nam trong các trận đánh quyết định ở ba vùng chiến thuật.
Phong tỏa cô lập miền Bắc, ngăn cản và cắt đứt viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc) vào miền Bắc Việt Nam. Phá hủy tiềm lực kinh tế và quốc phòng ở miền Bắc; làm cho VNDCCH kiệt quệ khi ra khỏi chiến tranh, không còn đủ sức để tấn công VNCH.
Gây tác động tâm lý đến người dân Bắc Việt Nam; qua đó tác động đến tâm lý của các nhà lãnh đạo VNDCCH, tạo điều kiện cho phái đoàn của Hoa Kỳ gây sức ép với đoàn đàm phán của VNDCCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.
Động viên tinh thần cho QLVNCH và khẳng định lòng tin rằng Hoa Kỳ không "bỏ rơi" VNCH đối với chính quyền Sài Gòn nói chung và cá nhân Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu nói riêng.
Ở mục tiêu thứ hai, chúng ta thấy có việc “Phá hủy tiềm lực kinh tế và quốc phòng ở miền Bắc Việt Nam; làm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiệt quệ khi ra khỏi chiến tranh, không còn đủ sức để tấn công Việt Nam Cộng hòa.” Giờ đây, đối chiếu với việc Mỹ và Pháp chuyển hướng không kích vào các cơ sở dầu mỏ của Syria, chúng ta thấy “cái đuôi cáo” của Mỹ và Pháp lại lòi ra. Chỉ cần thay “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” bằng “Syria” và thay “Việt Nam Cộng hòa” bằng “IS và FSA” thì chúng ta sẽ có ngay một đáp số chính xác.
Thực ra thì ngay từ khi bắt đầu tăng cường không kích IS ở Syria sau khi Nga tham chiến, mục tiêu không kích đầu tiên của không quân Mỹ chưa phải là các cơ sở quân sự của IS mà là nhà máy điện lớn nhất Syria. Cựu chiến binh Mỹ Gordon Duff cho biết: vào ngày 23 và 24-10, 2 máy bay ném bom của Mỹ không kích một nhà máy điện và một trạm biến áp ở Aleppo, khiến 2,5 triệu người dân Syria phải sống trong bóng tối. Các máy bay Mỹ nhắm vào các cơ sở hạ tầng chủ chốt ở thành phố lớn nhất Syria, dẫn đến cái chết của nhiều người vô tội. Không chỉ có các kỹ sư và người vận hành trong nhà máy, mà còn có thiệt hại đi kèm sau tất các cuộc không kích của Mỹ. Một tuần sau đó, Và giờ đây, chỉ trong vài ngày, hàng chục giếng dầu vasv các cơ sở lọc dầu của Syria đang nằm trong tay IS đã bị Liên quân do Mỹ đứng đầu không kích. Người phát ngôn lực lượng liên minh Steven Warren cho biết, các cuộc không kích ngày hôm qua đã phá hủy các giếng dầu, các nhà máy lọc dầu, các trung tâm chỉ huy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, cũng như các điểm vận chuyển ở giếng dầu ở Omar. Đợt không kích này đã đánh trúng 26 mục tiêu và trở thành đợt không kích lớn nhất từ khi chiến dịch được triển khai hồi năm ngoái. Trong khi đó, Không quân Pháp cũng không kích vào các giếng dầu và các nhà máy lọc dầu lớn nhất Syria ở tỉnh Deir ez-Zor. Trong khi đó, các cuộc không kích của Không quân Nga cũng chỉ nhằm vào các đoàn xe chở dầu và các kho chứa dầu của IS.
Cú đánh “dưới thắt lưng” của Mỹ và Pháp
Trong môn Quyền Anh (Boxing), những cú đánh đưới thắt lưng một mặt sẽ bị trọng tài xử phạt nặng, thậm chí là xử thua. Về đạo đức, các võ sĩ Boxing đều được dạy rằng những cú đánh dưới thăt lưng biểu thị sự hèn hạ, làm mất đi tính cao thượng của môn thể thao sức mạnh này. Và người Mỹ thì không những giỏi “tấn công dưới thắt lưng” mà còn giỏi việc dùng ngón “cẩu xực” để triệt hạ đối thủ như võ sĩ nổi tiêng Mike Tyson đã làm trong trận đấu với võ sĩ Evander Holyfield. Trong trận đấu này, trước nguy cơ thất bại, Mike Tyson đã cắn đứt một mẩu tai của Evander Holyfield.
Ông Ilya Rogachev Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga trong cuộc phỏng vấn của tờ "Kommersant" về đề tài những thách thức và đe dọa mới đã tuyên bố: “LB Nga không ủng hộ những đòn đánh của Pháp vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ Syria mà bọn khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" đang sử dụng, trước hết vì động thái này tiến hành mà không có sự đồng ý của Chính phủ Syria”. Đứng về pháp lý, đây là các tài sản của chính phủ và nhân dân Syria, hiện đang bị các lực lượng IS chiếm giữ trái phép. Pháp và cả Mỹ không có quyền tự tiện hủy hoại những tài sản đó khi chưa được chủ nhà cho phép.
Ông Rogachev phân tích: “Nếu những đòn tấn công đầu tiên giáng vào các trại huấn luyện khủng bố trên lãnh thổ Syria và một kết quả là triệt hạ những đối tượng là công dân Pháp đang dự khóa đào tạo chiến binh khủng bố, thì tình huống này vẫn có thể thuộc phạm trù khái niệm tự vệ. Đúng là nếu sau khi qua khóa đào tạo, những phần tử này trở về nước thì sẽ tạo thành mối đe dọa an ninh (Cuộc tấn công khủng bố tại Paris ngày 13 tháng 11 xác nhận tính chất thực tế của phương án này). Còn khi ném bom phá hoại cơ sở hạ tầng dầu mỏ lại là bởi lý do hoàn toàn khác và không biện minh được dưới góc độ tự vệ”.
Vị thứ trưởng ngoại giao Nga lưu ý: "Tôi ngờ rằng các đối tác Pháp hành động là bởi thấy thành quả rõ rệt từ các cuộc tấn công của quân đội Syria và triển vọng các mỏ dầu với công suất lớn sắp trở về thuộc kiểm soát của Chính phủ Syria. Trong chừng mực ông Bashar Al Assad và ISIL đối với Pháp đều là những kẻ thù như nhau, thì những đòn tấn công như vậy sẽ bất lợi cho cả hai. Xin các vị lưu ý, Pháp không ném bom vào những mục tiêu tương tự trên lãnh thổ Iraq”.
Như vậy, có thể thấy đòn không kích của Mỹ và Pháp nhằm vào các cơ sở sản xuất năng lượng điện, các giếng dầu, các cơ sở lọc dầu ở Syria đang bị IS chiếm đóng trái phép là những cú đòn “đánh dưới thắt lưng”. Một kiểu hành động hèn hạ và côn đồ theo lối: “Không ăn được thì đạp đổ”. Một kiểu hành động hoàn toàn xa lạ với thế giới văn minh. Cho dù chiến tranh là dã man, là đi ngược với nền văn minh thì lối hành động kiểu đó càng làm cho cái mặt nạ văn minh của Mỹ và Pháp nhanh chóng rơi xuống.
Trong quan hệ quốc tế và nhiều mối quan hệ khác, người ta thường tôn trọng đối tác bằng cách áp dụng câu ngạn ngữ: “Đánh chuột không để vỡ bình quý”. Nay thì cả Mỹ và Pháp đều quyết tâm “đập bình để đánh chuột”, bất kể trong “cái bình” đó có “chuột” hay không. Và một điều không hề chắc chắn là dù đã dập vỡ bình nhưng chuột lại chạy tứ tung và rất khó bắt được chúng.
Giờ đây thì ai cũng hiểu những đòn tấn công hủy diệt của Mỹ và Pháp nhằm vào các cơ sở sản xuất dầu mỏ và năng lượng tại Syria đem lại hậu quả gì. Đó là việc Chính phủ Syria, đất nước Syria và nhân dân Syria dù có thoát khỏi cuộc chiến này (khả năng này không hề nhỏ) thì cũng rơi vào cảnh tiêu điều xơ xác và kiệt quệ về kinh tế. Việc khôi phục và xây dựng lại cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở Syria sẽ phải tốn kém hàng chục nghìn tỷ Dollar và hàng chục năm, nếu không nói là vài chục năm. Trong cái sự bất ổn ấy, chính ohur Syria dù là Assad hay một người nào khác nắm quyền nguyên thủ quốc gia ở Syria cũng sẽ đối mặt với trăm nghìn khó khăn. Và khi đó, Mỹ và phương Tây sẽ chìa “củ cà rốt” nhưng thực chất là quả “mướp đắng” ra. Hàng trăm hợp đồng tai thiết béo bở sẽ rơi vào tay các tập đoan tư bản tài phiệt hàng đầu của Mỹ và phương Tây thông qua các định chế tài chính như IMF, WB, WTO, FED, Ngân hàng dự trữ Châu Âu .v.v…
Dù có mang danh là chống IS và dù có không lật đổ được chính phủ Syria hiện nay cũng như không thể loại bỏ vai trò lãnh đạo của ông Assad ở Syria thì Mỹ và phương Tây trước sau cũng vẫn là những kẻ đầu cơ cuộc chiến chống khủng bố và trục lợi, kiếm lời trên xương máu của nhân dân Syria nới riêng và nhân dân các nước trong thế giới Arab nói chung.
Kiên Hoàng
No comments:
Post a Comment