Wednesday, November 18, 2015

BÀN VỀ QUYỀN ĐƯỢC GIỮ IM LẶNG

Trong những năm qua, tình hình tội phạm ở nước ta có những diễn biến rất phức tạp cả về tính chất cũng như gia tăng về số lượng tội phạm.


Nguyên nhân sâu xa dẫn đến gia tăng tội phạm chủ yếu là do cơ chế kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ vào mọi tầng lớp nhân dân, nó kích thích lòng tham ham muốn bản năng của con người và cũng tạo ra một xã hội nhanh nhẹn nhưng xô bồ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với anh em, bạn bè, hàng xóm nói riêng và cộng đồng nói chung tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các loại tội phạm trú chân, mọc rễ và phát triển.

 Trao quyền "được im lặng" cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể "lợi bất cập hại".
Để đảm bảo ANTT trên toàn quốc, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách phát triển KTXH hợp lý nhằm ổn định đời sống nhân dân, đồng thời huy động toàn bộ hệ thống chính trị mà tiên phong, đi đầu là công an, quân đội trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tích cực đấu tranh, tố giác các loại tội phạm đảm bảo ATXH tạo ra môi trường hòa bình ổn định, làm nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội.

Từ thực tiễn cho thấy, quá trình đấu tranh với tội phạm còn có nhiều phức tạp. Số đối tượng, đặc biệt số đối tượng hoạt động xâm hại ANQG tìm nhiều cách che giấu hành vi vi phạm pháp luật của bản thân và đồng bọn bằng nhiều hình thức... Chính vì thế chúng luôn đòi hỏi những quyền vô lý khi bị bắt như: Quyền được liên lạc với người thân... Nhất là quyền được giữ im lặng trong khi chưa được gặp luật sư của chúng. Chúng cho rằng, hoạt động chứng minh một hay nhiều người có hay không một hành vi vi phạm pháp luật không thuộc về người bị bắt, mà thuộc thẩm quyền của CQĐT, VKS và TA. Do đó, quá trình chứng minh có hay không một hành vi vi phạm pháp luật phụ thuộc vào ý trí của các cơ quan trên nên có thể duy ý trí dẫn tới những sai phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử dẫn tới oan sai cho người bị bắt, để đảm bảo không có oan sai cũng như bỏ sót, bỏ lọt tội phạm, NN phải khẩn trương trao cho người bị bắt những quyền cơ bản, nhất là quyền được liên hệ với người thân, quyền được giữ im lặng trước khi gặp luật sư như nhiều nước trên thế giới đanh làm.

Gần đây, xuất hiện nhiều vụ án oan sai theo từng mức độ nhất định, nhờ vào phương tiện truyền thông dùm beng khiến dư luận bức xúc. Từ đó đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động tư pháp cần thay đổi sao cho công tác điều tra, truy tố, xét xử phải đúng người, đúng tội, giảm thiểu oan sai ở mức thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả cao như thời gian vừa qua. Thay vì tăng cường công tác giám sát nhằm phát hiện những oan sai ngay từ ban đầu của các hoạt đông điều tra, truy tố, xét xử. Nay, xuất hiện nhiều ý kiến của cơ quan ban hành luật cho phép người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền được im lặng trước cơ quan tư pháp. Đồng nghĩa với điều đó là việc sửa đổi, bổ sung bộ luật tố tụng hình sự 2003 của QH, trong đó bổ sung thêm quyền cho đối tượng hoạt động tội phạm có quyền được giữ im lặng trước cơ quan điều tra cho đến khi liên hệ được luật sư của chúng.

Xuất phát từ một người yêu thích và hay đọc luật, mặc dù đọc luật dễ làm cho người ta khô khan và cứng nhắc thế nhưng hiểu biết về luật tương đối bổ ích. Thôi thì "nhai kỹ no lâu, cày sâu thì tốt vợ"... 

Từ lý thuyết tự học và kinh nghiệm thực tiễn, đứng trên quan điểm triết học Mark - Lenin, tác giả có đôi lời về "quyền được giữ im lặng" thế này:

Thứ nhất, xem xét tâm lý của tội phạm, nhất là tội phạm nguy hiểm, tội phạm có hành vi tái phạm, tội phạm có tổ chức thì đại đa số nếu không muốn nói là tất cả khi đứng trước pháp luật đều có tâm lý muốn khai báo trái với sự thật khách quan về hành vi phạm tội của mình nhàm quanh co, chối tội, bác bỏ toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của mình cũng như của đồng bọn gây ra hơn là cộng tác với cơ quan pháp luật để làm rõ hành vi vi phạm và hưởng khoan hồng của pháp luật. Như vậy, chúng sẽ không ngừng vận động bộ óc để lừa dối cơ quan pháp luật có thẩm quyền, không gì hơn là lấy quyền im lặng để suy nghĩ các phương án đối phó, rõ ràng đó là hành động gây cản trở cho hoạt động điều tra.

Thứ 2, xét về nhiệm vụ của cơ quan phòng chống tội phạm như cớm, anh bộ đội....thì phương châm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, rõ ràng phương châm là "nhanh chóng, kịp thời, chính xác". Như vậy, khi trao quyền "im lặng" cho đối tượng vi phạm pháp luật, vô hình chung làm chậm quá trình đấu tranh, ngăn chặn tội phạm liệu còn đảm bảo những yếu tố "nhanh chóng và kịp thời" hay không? Khi mất đi yếu tố "nhanh chóng, kịp thời" rõ ràng sức mạnh của cơ quan đấu tranh chống tội phạm suy giảm nghiêm trọng vì thế đe dọa nghiêm trọng sự an toàn của người dân.

Thứ 3, khi trao quyền được im lặng cho tội phạm, thỳ cơ chế áp dụng quyền im lặng như thế nào? trong bao lâu, ở đâu? Có làm ảnh hưởng tới quyền bình đẳng trước pháp luật của nhân dân hay không, khi mà chỉ số ít người dân có đủ điều kiện để tiếp cận và thuê luật sư bào chữa. Như vậy, đối tượng hưởng lợi quyền được giữ im lặng lại là những người giầu có hành vi vi phạm pháp luật, còn người nghèo vi phạm pháp luật mức độ hưởng lợi từ quyền được thuê LS gần như không có.

Như vậy, nếu trao quyền "được im lặng" cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể "lợi bất cập hại".

Lão Tôn

No comments:

Post a Comment