Kiện tụng thường bao gồm 2 nội dung, giải quyết tranh chấp hoặc tố cáo hành vi. Trong luật pháp quốc tế cũng tương tự. Khi hai nước có một tranh chấp, thường sẽ đàm phán thương lượng song phương để giải quyết, nếu không thành thì sẽ xuất hiện nước trung gian thứ ba, cuối cùng là kéo nhau ra tòa, tòa quốc tế sẽ căn cứ vào luật để giải quyết tranh chấp.
Khi một nước cho rằng một nước khác có hành vi vi phạm lợi ích chính đáng của mình, nước đó trước hết sẽ lên tiếng phản đối, sử dụng các biện pháp phù hợp để bảo vệ lợi ích của mình, trong đó có biện pháp pháp lý: tố cáo hành vi vi phạm ra tòa án quốc tế.
Câu chuyện biển Đông là câu chuyện đầy phức tạp, ở đó có tranh chấp song phương, tranh chấp đa phương, những hành vi vi phạm, sự chiếm đóng trái phép, sự chống lấn trong tuyên bố chủ quyền ...
BBC đòi hỏi Việt Nam nên kiện Trung Quốc
Nếu tư duy rằng ta kiện Trung Quốc để ôm trọn Biển Đông thì đó là rất sai lầm, vì nó sẽ dính dáng đến rất nhiều nước (Phillipin, Bruney, Indo ...) làm cho mọi chuyện trở nên nặng nề và phức tạp, cũng là tự cô lập mình.
Thêm nữa, giữa chúng ta và Trung Quốc không hề có vùng tranh chấp, kiện để giải quyết tranh chấp theo cách nói của nhiều bạn là một cách nói tai hại, vô tình biến vùng chưa có tranh chấp thành có tranh chấp.
Vấn đề của chúng ta là những hành vi của Trung Quốc bao hồm hành vi vi phạm chủ quyền, quyền tài phán và hành vi chiếm đóng trái phép.
Như vậy, nếu kiện thì đó là "tố cáo hành vi" của Trung Quốc, còn quy mô vụ kiện lớn đến đâu là tùy vào việc chúng ta đủ lực đến đâu, nếu lực còn yếu (việc tập hợp bằng chứng, nhân chứng, lý lẽ ... còn hạn chế) thì ta kiện hành vi kéo giàn khoan 981 của Trung Quốc, nếu đủ mạnh thì ta kiện luôn việc TQ chiếm đống trái phép Hoang Sa ... đại loại vậy.
Ngôn ngữ pháp lý đòi hỏi sự chuẩn xác, nên thiết nghĩ cần tìm hiểu thật rõ rồi mới phát ngôn.
Hoàng Trung
Hoàng Trung
No comments:
Post a Comment