Chủ thuyết cộng sản, cũng giống như một số học thuyết tư sản, kể cả các học thuyết ra đời từ thời kỳ cổ đại và trung đại, bản thân chúng không có gì là sai trái. Mỗi học thuyết, khi đã tồn tại được cung thời gian và có giá trị ứng dụng cao đều phải mang trong mình giá trị nhân bản và góp phần vào việc thúc đẩy xã hội phát triển. Đến nay, khi nghiên cứu về các học thuyết chính trị - pháp lý, người ta vẫn phải thừa nhận tính sáng tạo, khoa học và nhân bản của nhiều học thuyết tồn tại cách đây hàng ngàn năm như Đức trị của Khổng tử, pháp trị của Hàn Phi Tử...ở phương Đông, hoặc như ý tưởng phân chia quyền lực nhà nước đầu tiên là Platôn (427-347 TCN) thời kỳ Hy Lạp cổ đại, kế tiếp là Arixtốt (384 – 322 tr.CN) được xem như người khởi xướng tư tưởng tam quyền phân lập trong bối cảnh chế độ thành bang của Hy Lạp...
Sau kỷ nguyên khai sáng, hàng loạt các học giả tư sản đưa ra các học thuyết chính trị - pháp lý tiến bộ so với thời kỳ đó, giúp xây dựng một xã hội tự do, dân chủ và công bằng hơn như Russaux, Montesquieu... Các nhà nước tư sản ra đời dựa trên những học thuyết được coi là dân chủ, tiến bộ đó, nhưng chúng lại không có nhiều giá trị thực tiễn. Các xã hội được coi là tiên tiến, hiện đại và văn minh nhất vẫn chứng kiến đầy giẫy những sự bất công, phi lý và tàn bạo. Điển hình như Pháp, chào mừng 200 năm Cách mạng Pháp, Tổng thống Mitterrand đã nói "Để có được một nước Pháp văn minh và thịnh vượng như ngày hôm nay, xã hội Pháp đã phải trải qua 5 lần tắm máu trong lịch sử". Trong 5 lần đó, duy nhất một lần nước Pháp là nạn nhân của Đức Quốc xã trong thế chiến 2, còn lại là họ tự gây ra cho chính mình. Tệ hơn, Pháp, Anh và nhiều nước phát triển hàng đầu Châu Âu lúc bất giờ còn đem quân đi xâm lược hầu hết các dân tộc khác trên thế giới và áp đặt họ chế độ thuộc địa và phụ thuộc... Nguyên nhân cơ bản của 2 cuộc đại chiến thế giới chính là việc thế giới tư bản xâu xé, tranh giành thuộc địa của nhau.
Trong bối cảnh người lao động, nhất là giai cấp vô sản bị bóc lột tàn tệ và đàn áp dã man, học thuyết Marx ra đời làm nền tảng lý luận cho Chủ nghĩa cộng sản với mục đích xây dựng một xã hội ưu Việt hơn. Tất nhiên, học thuyết này bị giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức phục vụ họ kịch liệt phản đối và đàn áp dã man vì nó đánh thẳng vào thành trì của giai cấp tư sản. Đến khi nhà nước vô sản đầu tiên (Liên bang Xô Viết) ra đời và chứng minh được tính ưu việt của mình (đưa nước Nga từ một đất nước lạc hậu, thường thường bậc trung ở Châu Âu lên hàng cường quốc hàng đầu thế giới) và có ảnh hưởng ngày càng lan rộng, đặc biệt là khi họ công khai ủng hộ cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh giành độc lập. Giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức phục vụ họ đã tìm đủ mọi cách để nói xấu, xuyên tạc, bới móc CN Cộng sản. Liên bang Xô Viết càng mạnh, phong trào vô sản càng lan rộng thì sự chống phá của tư sản đối với họ càng mãnh liệt. Không có gì khó hiểu khi những người sống trong xã hội tư bản có cái nhìn méo mó, lệch lạc về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đáng tiếc, xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XX vừa phải gồng mình chống ngoại xâm, vừa trở thành tâm điểm của "cuộc đấu tranh hệ tư tưởng" này...
Tuy nhiên, chính trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc chiến tranh lạnh (bề nổi của cuộc đấu tranh hệ tư tưởng), các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan tham mưu, chiến lược của các nước tư bản hàng đầu lại nghiên cứu học thuyết Marx-Lenin rất kỹ. Mục đích nghiên cứu là để đánh đổ CNCS, nhưng chính trong thời kỳ này, các nước tư bản hàng đầu đã kịp thời học hỏi được những Thành tựu tư tưởng của Học thuyết Marx-Lenin để sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết của mình, điển hình là 2 việc: 1. Nhà nước nắm những khâu then chốt và điều tiết nền kinh tế và; 2. Chế độ phúc lợi xã hội rộng rãi đối với người dân...
Tất nhiên, sau hơn 70 năm tồn tại, tính từ CM T10 Nga, CNXH sụp đổ do bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập và do những người lãnh đạo lúc bấy giờ không đủ tài năng để chèo lái đất nước vượt qua cơn khủng hoảng (vốn là hiện tượng mang tính chu kỳ trong mọi xã hội), dẫn đến CNXH chỉ còn bén rễ ở một vài nước. Tuy nhiên, chính từ những bài học rút ra từ sóng gió tại những nước từng được coi là thành trì của CNXH chúng ta mới thấy: học thuyết cộng sản không phải là lý do cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu. Nó càng không phải là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của những nước này. Bằng chứng là, sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, khủng hoảng càng lan rộng và nghiêm trọng hơn, CHLB Nga và các nước CH thuộc Liên Xô cũ chưa có cơ hội phục hồi lại vị thế của mình trong thời Xô Viết, các nước Đông Âu vẫn ỳ ạch và không có cơ hội vươn lên ngang tầm Tây Âu như họ ngây thơ tin tưởng khi tự tay đập bỏ các thành tựu của cách mạng Dân chủ nhân dân trước đây... Ngược lại, những nước kiên trì đường lối phát triển XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba... lại dần tìm ra lối thoát khỏi khủng hoảng và tăng trưởng mạnh mẽ. Như vậy, xét về mặt học thuật, về phương diện lý thuyết, Chủ nghĩa Marx-Lenin không cản trở sự phát triển của xã hội, nếu biết vận dụng linh hoạt và khéo léo, nó còn tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội...
Xét về mặt thực tế, sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, "cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt", "nguy cơ của CNCS" (theo cách nói của Mỹ và Phương Tây) không còn nữa. Các bên nhanh chóng chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại". Vì vậy, những kẻ ăn theo "cuộc chiến chống cộng" trở nên lố bịch và tầm thường. Nguồn tài trợ "chống cộng" bị cắt, cùng lắm họ chỉ còn được duy trì những khoản tiền lẻ từ các quỹ nhân quyền. Xét riêng quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cùng các nước phương Tây, họ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia thù địch từ lâu. Hoạt động chống cộng của một nhóm "người Việt Hải ngoại", vì vậy, đã trở thành trò lừa đảo mạt hạng với nguồn ngân sách chủ yếu nhờ quyên góp của những người vẫn còn nuôi tư tưởng thù hận và nhẹ dạ, cả tin. Xét về tính khả thi của các hoạt động chống cộng, không có bất kỳ cơ sở lý luận và thực tiễn nào cho sự thành công của "sự nghiệp" này, chưa kể thời gian tàn nhẫn đang lấy nốt dần của những thành phần chống cộng cực đoan những năm tháng cuối đời. Hoạt động chống cộng, vì vậy sẽ chỉ còn ý nghĩa phá hoại mà không đem lại bất kỳ lợi ích nào cho quốc gia - dân tộc. Sẽ thật đáng thương cho những người trẻ tuổi ở hải ngoại và những thành phần "cấp tiến" ở trong nước khi họ cho rằng tham gia chống cộng là cơ hội tiến thân trong tương lai, chính xác đó là hành động bán rẻ tương lai của họ.
Video - Nguyễn Cao Kỳ nói về cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại
Thế giới ngày nay, với dòng chảy chính là toàn cầu hóa, ở đó nhân loại đang tiến tới kỷ nguyên "thống nhất trong sự đa dạng". Đa dạng về văn hoá, khoa học và nghệ thuật, đa dạng về chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo, đa dạng về các thể chế chính trị và các trung tâm quyền lực, trong đó bao gồm cả "quyền lực cứng" và "quyền lực mềm"... Ở đó, Việt Nam đã, đang và sẽ khẳng định, củng cố vị thế một "ngôi sao mới nổi" trên trường quốc tế. Mỗi cá nhân, tổ chức cần nhìn nhận lại để suy ngẫm, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn: hoà nhịp cùng dòng chảy tất yếu của thế giới cũng như của Dân tộc trong một thế giới đa sắc mầu.
Hy vọng những cá nhân, tổ chức đã chót "lạc nhịp" sớm tìm lại tiếng nói chung cùng xu thế phát triển của xã hội, từ bỏ những hành vi chống phá hòng góp công sức cho sự nghiệp chung xây dựng đất nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"!
Khểnh
No comments:
Post a Comment