Tuesday, November 10, 2015

KHÔNG NÊN VỘI VÀNG PHÊ PHÁN BẢN DỊCH MỚI "NAM QUỐC SƠN HÀ" CỦA NAM TRÂN

Về trường hợp bài Nam quốc sơn hà phiên bản dịch thuật khác xuất hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7, tập 1, trang 62, 63 không nên vội vã phê phán, dịch thơ có nhiều bản. 


Bản dịch thơ bài Nam quốc sơn hà của Lê Thước - Nam Trân trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, Tập 1.
Nam Trân là một dịch giả tài năng. Dịch thơ khó hơn dịch văn xuôi. Không nên vì chưa biết đến các bản dich khác mà khăng khăng cho rằng bản dịch duy nhất mà mình biết trong sách cũ là toàn bích. Chữ "vằng vặc" vốn chỉ dùng với trăng, trong các văn bản khác, nhưng thơ có thể có lúc đưa thêm nét nghĩa mới trong một bài cụ thể, kể cả không hoàn toàn chính xác (trong đó có khi do nguyên nhân về vần, về số lượng từ, chữ) thì cũng không nhất thiệt phải rủa xả, hay lo lắng, lại càng nên không nên nâng quan điểm. Mặt khác dịch thơ sát nghĩa thì dễ mất chất thơ, được âm điệu thì có khi phải hy sinh ý nghĩa. 

Khi bình luận nên có tinh thần khiêm cung, học hỏi. Cái gì mình chưa nghe thấy có thể là mình chưa biết, trình độ của mình chưa quá cao. Mình chưa nghe đến tên Nam Trân không phải vì dịch giả đấy kém, mà mình chưa tìm hiểu và biết nhiều về các dịch phẩm từ chữ Hán. Mình học phổ thông sách cũ chỉ biết bản dịch cũ, nay thấy sách mới có bản dịch khác, đừng kinh sợ là con cháu mình không được giáo dục tinh hoa của bài thơ, đừng kinh sợ là bản dịch "mới" (chả mới đâu) không đủ sức làm con cháu mình tự hào dân tộc chống ngoại xâm. 

Xin đừng nâng quan điểm, cá nhân tôi thì thích bản dịch phổ biến hơn, nhưng tôi thấy không nhất thiết phải hoảng sợ, rủa xả như một số bạn. Bài học về việc phê phán phần kết chuyện Thánh Gióng mới đây còn chưa cũ. Đánh giá, nhìn nhận cần bình tĩnh và dựa vào tính học thuật. 

Mai Anh

No comments:

Post a Comment