Saturday, November 14, 2015

TẠI SAO LẠI LÀ THỨ SÁU NGÀY 13? TẠI SAO LẠI LÀ NƯỚC PHÁP?

Mặc dù hôm nay là ngày nghỉ nhưng các kênh truyền thông lớn trên thế giới sáng ngày 14-11-2015 đã buộc cả thể giới phải thức dậy từ rất sớm khi đồng loạt đưa tin về những vụ khủng bố đẫm máu diễn ra tại Pháp đêm 13-11-2015 mà trọng điểm là thủ đô Paris, Kinh đô Ánh sáng. Theo những tin tức đầu tiên, đây là một vụ khủng bố tổng hợp bao gồm cả đánh bom kết hợp với xả súng. 7 điểm diễn ra khủng bố tại nội đô Paris gồm phố Bichat và đại lộ Cộng hòa (Avenui da la Repubique) ở quận X; nhà hát Bataclan, tòa cao ốc Beaumarchais, tòa trung tâm viễn thông trên đại lộ Voltair và phố Charonne thuộc quận XI. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ đánh bom khủng bố tại sân vận động Stade de France tại cửa J giữa lúc đang diễn tả trận đấu bóng đá giao hữu Pháp – Đức làm 3 cổ động viên thiệt mạng.


Khủng bố ở Pháp khiến 158 người chết, 200 người bị thương 

Tổng thống Pháp Francois Holland cũng có mặt tại sân vận động tại thời điểm các quả bom phát nổ. Ngay sau khi xảy ra vụ nổ, Tổng thống Hollande đã được đưa về nơi an toàn và tiến hành họp khẩn với Bộ Nội Vụ để giải quyết tình hình. Giới chức trách Pháp cũng cho biết trận đấu giao hữu Pháp-Đức bị đánh bom là nằm trong tính toán của những kẻ khủng bố nhằm hạ sát tổng thống Pháp. 

Trong vụ xả súng đẫm máu ở Bataclan, nơi ban nhạc The Eagles of Death Metal từ California, Mỹ đang trình diễn, đã có khoảng 120 người thiệt mạng. Không những thế, bọn khủng bố đã bắt giữ các khán giả còn sóng sót đang có mặt tại khán phòng nhà hát Bataclan làm con tin. Sau khi được đưa ra khỏi sân vận động Stade de France ở quận Saint Denis, Tổng thống Pháp đã đến khu vực nhà hát Bataclan để trực tiếp chỉ đạo giải quyết vụ việc. Vụ khủng bố này làm người ta nhớ lại vụ các nhóm khủng bố li khai Chechenia bắt cốc khán giả làm con tin tại nhà hát Vòng Bi ở thủ đô Moskva của Nga hơn 10 năm trước đó. 

Tổng cộng đã có tất cả ba vụ xả súng và sáu vụ đánh bom đã diễn ra. Khoảng 150 người đã chết (không kể bọn khủng bố bị cảnh sát và đặc nhiệm Pháp hạ sát) Đây là những vụ khủng bố nghiêm trọng nhất diễn ra tại Pháp trong hơn 50 năm qua và làm chất động cả thế giới. Nhiều hãng truyền thông đã ví đây là vụ 11-9 của nước Pháp hoặc lớn hơn nữa, là vụ 11-9 của Châu Âu. 

2- Tại sao các vụ khủng bố ở Paris vừa qua lại rơi vào ngày 13, thứ Sáu ? 

Từ xa xưa, người Mỹ và phương Tây đều cho rằng con số 13 là con số đen đủi, xui xẻo. Nhiều tòa cao ốc trên thế giới dã không đánh số tầng 13. Nhiều khách sạn, công sở, đường phố đã bỏ qua con số 13 khi đánh số nhà, số phòng. Theo một truyền thuyết của Thiên chúa giáo, trong bữa ăn sau cùng của chúa Jesus với các môn đồ trước khi ngài chết, đã có 13 môn đồ ngồi với chúa hôm đó, trong số này có Judas chính là kẻ đã phản chúa. Mọi người đã sợ hãi và tin vào sự xui xẻo của con số 13 tới mức nghĩ ra cái nghề làm vị khách thứ 14. Tại Pháp, người đóng vai vị khách thứ 14 được mời tới khi không may gia chủ chỉ có 13 khách tới dự tiệc. Và cho đến nay trong khách sạn Statler ở Chicago vẫn có lệ: nếu tình cờ quanh bàn chỉ có 13 vị khách thì những người phục vụ ở đây sẽ đặt thêm một cái ghế thứ 14 và xếp vào đó một hình nộm trong y phục thực khách rất đàng hoàng cho “đẹp cỗ”. Hình nộm này cũng được phục vụ ăn uống chu đáo như những vị khách khác và được gọi đùa bằng cái tên ngài Louis XIV. Ở thành Rome cổ, các vị phù thủy thường tập hợp thành những nhóm 12, nhân vật thứ 13 được coi là quỷ dữ. Hay Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn địa đàng vào ngày thứ 6, sau khi nếm thử “trái cấm”. Và không thể không kể đến ngày Chúa Jesus bị đóng đinh vào cây thập tự giá cũng rơi là ngày thứ 6... Một truyền thuyết khác cũng cho rằng ngày 13 là một ngày đen đủi thậm tệ khi nó rơi vào ngày thứ Sáu. 

Theo truyền thuyết này, các thành viên Hiệp sĩ dòng Đền (Templar) đã bị vua Philipp IV của nhà nước Pháp trung đại ra sắc lệnh buộc tội là dị giáo và báng bổ. Nhiều người trong số họ phải chịu tra tấn và tử hình. Vị huynh trưởng vĩ đại cuối cùng của tổ chức Hiệp sĩ dòng Đền là Jacques de Molay đã lên tiếng nguyền rủa cái ngày định mệnh đó. Ngày ấy là ngày 13-10-1307, là ngày thứ Sáu trong tuần. Kể từ thời điểm đó, những người theo tư tưởng Templar luôn làm lễ kỷ niệm ngày thứ Sáu 13-10 như một ngày không may mắn và bi thảm. Cũng từ đây, các ngày 13 là ngày thứ Sáu trong tuần thuộc bất cứ tháng nào cũng bị coi là ngày đầy xui xẻo và nguy hiểm. 

Cho đến bây giờ, vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ khủng bố này. Tuy nhiên, người ta có thể thấy rằng bọn khủng bố đã chọn ngày 13, thứ Sáu của tuần này để tiến hành khủng bố tại bảy điểm ở Paris là nhằm gợi lại ngày đen tối đối với người Công giáo. Chúng muốn reo rắc sự khủng khiếp, kinh hoàng khi nhắc lại cho các con chiên của Chúa Jesus nhớ lại ngày đó, khi nhằm vào chính ngày đó để tấn công Paris, nơi được coi là trung tâm văn hóa châu Âu, là kinh đô ánh sáng tráng lệ nhất thế giới. Và tự nhiên, mọi người đều dễ dàng suy diễn rằng, chỉ có những kẻ đối địch với Thiên Chúa Giáo mới nghĩ được việc chọn ngày 13, thứ Sáu để tiến hành các vụ khủng bố đẫm máu. Vậy là thế lực nào? Phật giáo bị loại bỏ bới nó không có khả năng và giáo lý hiện hành của nó không khuyến khích điều đó. Và thế là một phép loại suy cũng rất tự nhiên như đã thành nếp nghĩ bấy lâu nay, dấu vết tinh thần dẫn đến các thế lực Hồi giáo cực đoan. 

Cho dù những kẻ khủng bố là ai đi chăng nữa thì việc chọn ngày 13-10 rơi vào ngày thứ Sáu để gây hấn là những kẻ đã tính toán rất kỹ lưỡng về hiệu quả khủng bố đối với người Mỹ và phương Tây không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần. 

3- Tại sao lại là nước Pháp?

Những tín hiệu về gia tăng các vụ khủng bố nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng ở Châu Âu đã khởi phát vào tháng 11 năm 2011 khi tòa báo biếm họa Charlie Hebdo ở Paris bị đánh bom. Nguyên cớ được cho là tòa báo này đã cho đăng những bức tranh biếm họa chống Hồi giáo. Bức tranh trên trang bìa của một số báo Charlie Hebdo đã vẽ hình biếm họa Nhà tiên tri Mohammed đầy râu với chiếc khăn vấn trên đầu kèm dòng chữ: “100 roi nếu bạn không chết cười”.

Tuy nhiên, Charlie Hebdo vẫn không dừng bước. Vào tháng 9-2012, bất chấp những tranh cãi nóng bỏng đang diễn ra về bộ phim bài xích Hồi giáo nhan đề “Sự ngây thơ của người Hồi giáo”, tạp chí này vẫn phát hành ấn bản có một bức biếm họa mô tả một Mohammed gần như khỏa thân, cùng một trang bìa vẽ Mohammed dường như đang bị một người Do Thái chính thống đẩy vào một xe lăn. Các quan chức Pháp và Mỹ đều bày tỏ bất bình với điều này này. Chính quyền Pháp đã phải tạm đóng cửa các sứ quán cùng trường học ở khoảng 20 quốc gia để đề phòng khủng bố.

Đến ngày 7-1-2015, đã xảy ra một vụ khủng bố rất nghiêm trọng cũng tại Paris khi hai thanh niên được cho mà người Hồi giáo được huân luyện bài bản đã dùng AK-47 tấn công tòa báo Charlie Hebdo khi ở đây đang diễn ra cuộc giao ban của Ban biên tập. Những kẻ khủng bố đã hạ sát 8 nhà báo, 1 nhân viên bảo trì tại tòa báo, 1 vị khách đến tòa báo, 1 cảnh sát đặc trách bảo vệ tổng thư ký tòa soạn Charb và 1 viên cảnh sát ở bên ngoài. Nguyên nhân được cho là vẫn như cũ. Đó là các bức biếm họa suồng sã chế nhạo Nhà tiên tri Mohammed trong những năm gần đây đã chọc giận không ít người Hồi giáo và từng khiến tòa soạn báo này trở thành mục tiêu bị tấn công làn thứ hai và nguyên có lới hơn là trên trang mạng Twitter của Charlie Hebdo ngay trước cuộc tấn công hôm 7-1-2015 có một bức biếm họa vẽ thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakar al-Baghdazdi đang ước nguyện năm mới với dòng chữ “Và, trên tất cả, sức khỏe”. Vậy, phải chăng Charlie Hebdo với các bức biếm họa báng bổ Đại Hồi là nguyên nhân để các thế lực khủng bố Hồi Giáo cực đoan trút giận vào người Pháp ? Mới nhìn qua thì có vẻ như vậy, nhưng bản chất của những sự kiện đó thì sâu xa hơn nhiều bởi những nguyên nhân xung đột nằm ở chính sách của chính giới Pháp nói riêng và Mỹ, phương Tây nói chung.

Xâu chuỗi lại tất cả những vụ khủng bố đã diễn ra ở Paris trong năm nay và vài năm trước đó, người ta có thể mối hiềm thù giữa người Thiên chúa giáo cùng Do Thái giáo với người Hồi giáo ở nước Pháp và Châu Âu đã tăng lên đến mức có vẻ như Châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang ở trên bờ vực của một cuộc chiến tranh tôn giáo. Và có một điều quan trọng không nên quên là nước Pháp có 4,7 triệu tín đồ Hồi giáo trong số khoảng 25 triệu tín đồ Hồi Giáo đang sống tại Châu Âu, chiếm từ 5 - 10% dân số cả nước Pháp. Con số này còn tiếp tục tăng lên khi làn sóng di cư từ Bắc Phi và Trung Đông đổ vào Châu Âu trong mấy năm gần đây.

Bộ máy tình báo Mỹ và phương Tây cũng như đói thủ hiện tại của họ là Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng đã có khoảng 4.000 đến 5.000 quân khủng bố trà trộn vào hàng ngũ những người tỵ nạn Bắc Phi và Trung Đông để lọt vào Châu Âu. Tuy nhiên, trong số các nước chấp nhận một thứ như “quota” về tiếp nhận người tỵ nạn thì hầu như không có người tỵ nạn nào đăng ký dến Pháp. Lý do được giải thích là chính sách nhập cư của Pháp rất ngặt nghèo và hạn chế. Trong khi đó, Đức là nước chấp nhận đón tiêp người tỵ nạn nhiều nhất và cũng quản lý chặt nhất. Việc chính quyền Pháp hạn chế tiếp nhận người tỵ nạn Bắc Phi và Trung Đông nhưng lại cho phép họ thoải mái di chuyển qua lãnh thổ của mình để sang nước khác đã làm cho cơ quan an ninh nước này hầu như mất hiệu lực kiểm soát và quản lý dòng người di trú mà những kẻ khủng bố trà trộn trong đó.

Có lẽ việc không có hoặc có rất ít người tị nạn xin nhập cư tại Pháp đã khiến cho bộ máy an ninh của nước này chủ quan. Hơn nữa, người ta đều biết Pháp không phải là nước có bộ máy an ninh nội địa cũng như tình báo đối ngoại mạnh. Một bằng chứng dễ thấy nhất là cả ba đời tổng thống Pháp từ Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy và Francois Hollande đều nằm trong tầm ngắm của tình báo Mỹ. Mặc dù sau vụ khủng bố ở toàn báo Charlie Hebdo, nước Pháp đã tăng cường an ninh ở mức cao. Đêm 24-6-2015, Quốc hội Pháp đã thông qua Đạo luật Tình báo, cho phép các cơ quan tình báo Pháp theo dõi toàn diện và rộng rãi dân chúng theo mô hình của Mỹ. Đạo luật này cho phép các cơ quan tình báo được sử dụng một cách hợp pháp, liên tục và tổng quát nhiều phương tiện như nghe trộm, cài đặt camera bí mật, sử dụng phần mềm gián điệp, xâm nhập dữ liệu đang truyền tải trên mạng hay theo dõi toạ độ của xe hơi và điện thoại di động. Tình báo Pháp cũng có quyền thu thập thông tin thu trực tiếp từ các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động và Internet. Mục đích là phát hiện sớm các nhóm khủng bố và tội phạm hình sự nhưng cũng để phòng ngừa tình báo nước ngoài lấy cắp bí quyết công nghệ và bí mật kinh tế.

Thế nhưng, nội bộ chính giới Pháp đã làm cho Đạo luật Tình báo được thực thi rất chậm chạp. Lý do được phái chống lại đạo luật này là nhằm chống lại các nhóm hoạt động chính trị và theo dõi các công đoàn. Một số luật sư cho rằng Đạo luật Tình báo xâm phạm quyền tự do ngôn luận và quyền của công dân trong việc giám sát hoạt động của Chính phủ là những ý tưởng nền tảng của nền Cộng hoà Pháp. Giờ đây khi Đạo luật đã được thông qua, một số tổ chức hoạt động nhân quyền tại Pháp cho biết sẽ kiện Chính phủ Pháp lên Tòa án châu Âu về Nhân quyền. Do đó, về nguyên nhân chủ quan, có thể thấy rằng những bất đòng trong nội bộ chính giới Pháp về chính sách chống khủng bố đã tạo ra những kẽ hở để những kẻ khủng bố có thể tự do hoành hành tại 7 địa điểm ở Paris từ 21h17 đến 21h19, lấy đi sinh mạng của ít nhất 155 người, trong đó có 4 cảnh sát và làm hàng trăm người khác bị thương. Tin tức chưa đầy đủ cho biêt có từ 5 đến 8 kẻ khủng bố đã bị tiêu diệt. Chưa có thông tin về những công dân các nước khác thuwong vong trong các vụ khủng bó đêm 13-11-2015 tại Paris.

Ngay sau khi vụ khủng bố xảy ra, Tổng thống Pháp đã sử dụng quyền của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Cộng hòa Pháp ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước. Tổng thống đã điều động 1500 binh sỹ triển khai trên vùng Ile-de-France, bổ sung cho 7.000 binh sỹ đã được triểu khai trong khuôn khổ chương trình chống khủng bố trước đó. 800 nhân viên của Sở cảnh sát Paris, 46 đơn vị đặc nhiệm được triển khai để tăng cường bảo vệ an ninh, tuần tra các khu vực ngoại ô sát Paris. 200 hiến binh quốc gia và 300 cảnh binh cộng hòa đã được huy động để tuần tra trên các tuyến đường cao tốc nối Paris với phía Nam và Đông Nam nước Pháp, hướng mà người ta dự báo bọn khủng bố từ đó xâm nhập nước Pháp cũng như tẩu thoát khỏi nước Pháp sau khi tiến hành các vụ khủng bố. Khoảng 2.200 nhân viên của Tổng cục Cảnh sát tư pháp đã được điều động khẩn cấp để lấy lời khai nhân chứng và tiến hành các cuộc điều tra ban đầu. 61 cửa khẩu biên giới đã bị đóng, 15 sân bay chính của Pháp đã được đặt trong tình trạng kiểm soát an ninh ở mức độ cao nhất. Tổng thống Pháp đã quyết định hủy bỏ chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ để dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), đồng thời ban bố tình trạng khẩn cấp, cùng với Thủ tướng Manuel Valls triệu tập cuộc họp nội các khẩn cấp để giải quyết khủng hoảng.

Cuộc động binh lớn nhất của các lực lượng quốc phòng – an ninh Pháp từ trước tới nay có thể nhanh chóng ổn định lại tình hình an ninh của Pháp; song những nguyên nhân gốc rễ sâu xa từ cuộc chiến chống khủng bố mà Pháp đang tham gia thì vẫn còn nguyên đó. Giống như một số tờ báo Nga đã phê phán quyết định tham chiến ở Syria của tổng thống Vladimir Putin là nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ khủng bố chiếc máy bay chở khách A-321 của Nga làm cho 224 người thiệt mạng, một số tờ báo cả “tả” và “hữu” ở Pháp cũng đã cho rằng có mối liên hệ giữa các vụ tấn công khủng bố đẫm máu giữa lòng Paris tối 13-11 với các vụ không kích của Pháp nhằm vào nhóm tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria. Đây chính là điều mà các thế lực khủng bố quốc tế mà nổi lên hiện nay là Nhà nước Hồi giáo IS mong muốn.

4- Hiệu ứng an ninh dây chuyền của vụ khủng bố đối với Chây Âu và thế giới

Những sự kiện trước đó cho thấy những kẻ khủng bố không chỉ nhằm vào Pháp mà còn nhằm cả vào Italia, nước tuyến đầu của Châu Âu trong cuộc đấu tranh chống nhập cư trái phép. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị trước cùng với kinh nghiệm nhiều năm đấu tranh chống các thế lực Mafia, ngày 12-11-2015, một ngày trước khi xảy ra các vụ khủng bố đẫm máu tại Paris, Cảnh sát Italia đã phối hợp với cảnh sát nhiều nước và Cơ quan công tố của Liên minh châu Âu (Eurojust) đã bắt giữ 17 đối tượng tình nghi tham gia một mạng lưới khủng bố quốc tế âm mưu tấn công vào các mục tiêu ở nước này và Tòa thánh Vatican. Các cuộc bắt giữ được tiến hành đồng loạt ở Italia, Na Uy, Đức, Anh, Phần Lan và Thụy Sĩ. Tuy nhiên, đã không có cuộc bắt giữ nào được tiến hành ở Pháp trong ngày 12-11-2015. Những kẻ khủng bố đã không chọn nước đang hứng chịu tình trạng căng thẳng nhất về an ninh trong G7 khi đó đang được tình báo Anh – Mỹ yểm trợ là Italia mà chọn nước Pháp, cũng là mắt xích yếu nhất về an ninh trong G7 nhưng lại tạo được tiếng vang rất lớn và hiệu quả gây khủng hoảng về tinh thần cũng rất lớn.

Hiệu quả này được thấy rõ ngay sau đó khi Bộ trưởng Nội vụ Italy Angelino Alfano đã cho ban bố mức báo động tối đa để đảm bảo an ninh cho nước này và Tòa thánh Vatican. Dù đã triệt phá được một phần mạng lưới khủng bố ở Italia nhưng những quan chức Italia vẫn chưa thể yên tâm. Mối lo ngại lúc này đang tăng lên, bởi vụ xả súng ở Paris đêm 13-11 xảy ra khi “Năm thánh” chỉ còn ba tuần lễ nữa là bắt đầu. Đây là sự kiện đặc biệt do Vatican tổ chức mà Italy đóng vai trò đảm bảo an ninh. Đây là sự kiện quan trọng với đời sống của hơn 1 tỷ giáo dân Công giáo này dự kiến sẽ kéo dài gần một năm, bắt đầu từ ngày 8-12-2015 tới đến tháng 11 năm 2016, ước tính thu hút từ 25 đến 30 triệu lượt khách hành hương và du lịch từ khắp nơi trên thế giới tới Rome. Có nhiều cảnh báo cho rằng Vatican có thể sẽ là mục tiêu tấn công tiếp theo của khủng bố quốc tế. Cơ quan an ninh Italy, đại diện chính phủ và chính quyền thủ đô Rome và Tòa thánh sẽ có cuộc họp đặc biệt về vấn đề an ninh trong thời gian sớm nhất để bàn thêm về các biện pháp an ninh cho “Năm thánh”. Cũng không loại trừ vụ khủng bố trên diện rộng ở Paris đêm 13-11 vừa qua chỉ là một cuộc “tập dượt” trước khi những thế lực khủng bố quốc tế tiến hành những vụ lớn hơn.

Ảnh hưởng về an ninh của vụ khủng bố diện rộng ở Paris đã lan sang Đông Âu. Đêm 13 rạng sáng 14-11-2015, ngay sau khi có tin về một loạt vụ khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris của Pháp, Thủ tướng Cộng hòa Séc Bohuslav Sobotka đã lập tức chỉ đạo Bộ trưởng Nội vụ Milan Chovanec đánh giá nhanh tình hình, trong đó có hay không nguy cơ Séc và toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) sẽ bị tấn công tương tự. Thủ tướng Sobotka cũng yêu cầu các lực lượng đặc nhiệm của nước này áp dụng những biện pháp khẩn cấp cần thiết để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố. An ninh tại các sân bay trên toàn lãnh thổ Séc và các đại sứ quán tại thủ đô Prague được siết chặt. Các biện pháp tiếp theo sẽ được áp dụng tùy theo nội dung thông tin mới nhất từ Paris mà cơ quan an ninh Séc có được.

Ảnh hưởng về an ninh của loạt khủng bố này còn vượt qua Đại Tây Dương, lan đến tận quê hương của Giáo hoàng Jorge Mario Bergoglio – Franciscus. Trước đó, ngày 30-10-2015, nhóm Ansar Dine thuộc tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã cảnh báo tấn công hai trung tâm thương mại ở Buenos Aires thông qua một cuộc điện thoại tới Đại sứ quán Argentina tại Paris. Ngay lập tức Argentina đã triển khai các biện pháp an ninh và tăng cường giám sát mọi hoạt động khả nghi tại thủ đô Buenos Aires. Ngày 14-11-2015, ngay sau khi vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra ở thủ đô Paris, Chính phủ Argentina đã ra lệnh tăng cường kiểm soát an ninh tại Đại sứ quán Pháp ở thủ đô Buenos Aires và tất cả các sân bay. Quốc vụ khanh phụ trách an ninh Sergio Berni cũng đã yêu cầu lực lượng cảnh sát thắt chặt giám sát an ninh tại tất cả các đại sứ quán và nâng mức báo động khủng bố.

Hiệu ứng của vụ khủng bố đẫm máu tại Paris đã lan sang cả Châu Á. Ngày 14-11-2015, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore K Shanmugam cho biết nước này đã nâng mức báo động và tăng cường các biện pháp an ninh cũng như kiểm tra biên giới ngay sau vụ khủng bố tại Paris diễn ra đêm 13-11. Bộ trưởng K Shanmugam nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công, khiến ít nhất hơn 150 người chết ở Paris cho thấy rằng “không một quốc gia nào có thể tránh được nguy cơ, ngay cả khi đã ban bố tình trạng tăng cường an ninh” và các cuộc tấn công như vậy nhằm mục đích gây sợ hãi và hoảng loạn trong cộng đồng.

Ngay sau khi vụ khủng bố diễn ra, Philippines cho biết sẽ thực hiện các bước cần thiết để điều chỉnh kế hoạch an ninh và tổ chức hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), diễn ra tại thủ đô Manila trong hai ngày 18 và 19-11-2015. Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, thông báo quan chức an ninh Manila đang theo dõi và đánh giá tình hình, đồng thời có biện pháp đề phòng cần thiết để đảm bảo an toàn, an ninh và tiện nghi cho tất cả các phái đoàn. Từ sáng sớm 14-11, lính thủy đánh bộ Philippines đã điều động súng phòng không đến quanh khu vực diễn ra hội nghị. Cảnh sát nước này cũng đã diễn tập mô phỏng hộ tống đoàn xe chở các lãnh đạo thế giới tới dự hội nghị và về khách sạn. Trực thăng quân sự và các tàu hải quân Philippines được điều động tuần tra vùng biển quanh vịnh Manila. Theo phát ngôn viên cảnh sát Manila Kimberly Gonzales, khoảng 18.000 cảnh sát đã được huy động để bảo vệ các địa điểm diễn ra hội nghị, khách sạn và tuyến đường. Ngoài ra, Philippines còn di dời 20.000 người vô gia cư khỏi các đường phố, hủy gần 1.000 chuyến bay và tuyên bố ngfay 18 và 19-11 là ngày lễ ở Manila để đảm bảo APEC diễn ra an toàn. Philippines có lý do để lo ngại thực sự bởi chính quyền nước này từ lâu đã có xung đột với các thế lực Hồi giáo ở khu vực Mindanao cách thủ đô Manila khoảng 1.000 km về phía Nam. Các phần tử Hồi giáo cực đoan tại đây Abu Sayabe, một nhánh của Al-Qaeda ở Đông Nam Á đã từng gây ra nhiều vụ tấn công chết người nhằm vào Manila.

Một hiệu ứng khác cũng được các thế lực khủng bố tạo ra khi các vụ khủng bố đồng thời diễn ra ở Paris chỉ 2 ngày sau khi Hội nghị tham vấn không chính thức cấp bộ trưởng cho Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) diễn ra tại Paris (Pháp) kết thúc. Hội nghị này đã thu hút đại diện của 70 quốc gia trong đó có hơn 60 bộ trưởng chủ yếu thuộc các bộ Môi trường và Năng lượng. Hội nghị được coi là cuộc "tổng duyệt" cho Hội nghị COP 21 diễn ra từ 30-11 đến ngày 11-12-2015 cũng tại Paris. Vụ khủng bố diện rộng ở Paris đã tạo nên một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với hội nghị mà kết quả dự kiến của nó là sẽ có một Nghị định thư thay thế Nghị định thư Kyoto được hơn 70 quốc gia ký từ năm 1994. Đây cũng có thể coi là sự thách thức của các thế lực khủng bố quốc tế đối với các liên minh toàn cầu, trong đó có liên minh chống khủng bố quốc tế.

Đã 18 giờ kể từ khi vụ khủng bố diện rộng diễn ra tại Paris. Vẫn còn quá sớm để đưa ra những kết luận sơ bộ cũng như xác định danh tính, tổ chức của những kẻ khủng bố. Dù sao đi nữa thì Châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đã bị đặt vào tình thế đối mặt trực diện với khủng bố quốc tế. Vụ khủng bố hàng loạt này cho thấy một lần nữa, chính sách đối phó với khủng bố quốc tế của Mỹ và phương Tây đã không có hiệu quả nếu không muốn nói là thất bại. Đặc biệt là chính sách của Mỹ trừ khử những chính quyền không thân Mỹ ở Trung Đông, Bắc Phi và Tây Nam Á trong khi chính những chính quyền đó ở tuyến đầu chống khủng bố, tạo nên sự ổn định của vùng này. Chính sách đơn phương ấy chỉ làm cho khủng bố thêm lan rộng. Một lần nữa, người ta thấy rõ hậu quả của những chính sách ích kỷ của giới chính trị tài phiệt và công nghiệp chiến tranh của Mỹ đối với các nước trên thế giới.


Nguồn: Facebooker Nguyễn Minh Tâm

No comments:

Post a Comment