Friday, November 27, 2015

TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG NHƯ MYANMAR?

Cuộc cách mạng dân chủ ở Myanmar đã diễn ra thế nhưng cũng như cuộc cách mạng dân chủ ở Hong Kong hay mùa xuân Arab đã làm cho nhiều người Việt Nam ảo tưởng rằng chế độ chính trị của Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi theo tiến trình của lịch sử. Vậy nhưng có lẽ đó chỉ là những nhận định hời hợt mang tính lí tưởng hóa và thiếu cái nhìn về quốc tế và hiện thực của xã hội Việt Nam vì những lí do sau:


Sự ủng hộ của quốc tế

Khác với Việt Nam, Myanmar do kém cỏi trong ngoại giao và quan hệ quốc tế. Bởi vậy Myanmar bị cấm vận làm cho kinh tế kiệt quệ, đặc biệt chế độ độc tài của Myanmar không có được sự ủng hộ của Mỹ, ngược lại còn bị Mỹ ghét bỏ và muốn thay thế. Do đó, chế độ độc tài của Myanmar bị dồn đến đường cùng và buộc phải thay đổi.

Đừng nên ảo tưởng nền dân chủ Myanmar

Thời nay với công nghệ, vũ khí, khả năng kiểm soát truyền thông, Chính phủ không thiếu những phương tiện để đàn áp, giải tán, đập vỡ mọi cuộc biểu tình từ trong trứng nước. Bởi vậy mọi sự thay đổi chế độ phải có sự gật đầu của Mỹ - điều này đã xảy ra ở Iraq, Lybia, Ai Câp v...Tất cả lãnh đạo của các quốc gia này đều chống Mỹ, chứ nếu ngoan ngoãn như độc tài Arab Saudi, Pinochet ở Chile v...v thì tuy độc tài nhưng được Mỹ ủng hộ hết sức.

Sụp đổ kinh tế

Như đã nhắc tới ở trên chế độ chỉ thay đổi khi nó đứng bên bờ sụp đổ về kinh tế. Việt Nam không bị cấm vận, giao thương với mọi nước trên thế giới, không những vậy mỗi năm có 11 tỉ USD kiều hối do Việt Kiều gửi về. Bởi vậy kinh tế Việt Nam tuy phát triển không cao, nhưng nó cũng không thể chết. Chế độ ở Myanmar buộc phải thay đổi vì nó không còn đủ khả năng cung cấp cho người dân miếng ăn, kinh tế cần thiết nữa. Hiện tại ở Việt Nam tuy mọi người dân kêu ca về kinh tế, tệ nạn, tiêu cực trong xã hội nhưng mọi ng vẫn sống, vẫn tồn tại để làm ăn và mưu sinh - họ không bị dồn tới đường cùng như người dân Myanmar.

Vai trò của nhân dân

Nhân dân có muốn thay đổi nhưng không có 2 yếu tố ở trên thì cũng không giải quyết được vấn đề gì, thậm chí dân trí người dân có cao cũng không thay đổi được thực tại. Ví dụ điển hình là phong trào dân chủ ở Hong Kong sau 1 thời gian hô hào rất mạnh mẽ, được sự ủng hộ của người dân nhưng do thiếu 2 yếu tố ở trên. Dàn dà phong trào cũng bị chính quyền Trung Quốc đàn áp, kiềm chế và cũng xẹp, giờ đây ở Hong Kong cũng không còn mấy ai ham hố để tổ chức biểu tình như ngày xưa nữa. Sau 1 thời gian tinh thần dân chủ cũng sẽ mất đi khi người dân bận lao vào công cuộc kiếm ăn và làm giàu cho mình – người dân sẽ tập trung làm kinh tế hơn là lo đến dân chủ.

Tóm lại, với 3 yếu tố trên đặc biệt nhất là sự ủng hộ của Mỹ, ngày nào lãnh đạo Việt Nam duy trì được vững 3 thứ này thì chế độ này vẫn sẽ tồn tại vĩnh viễn dài lâu, bất biến và không thể thay đổi. Việt Nam tuy tài kinh tế chậm phát triển, nhưng lãnh đạo Việt Nam rất có tài ngoại giao, ứng biến thay đổi theo thời thế.

Kiên Hoàng

No comments:

Post a Comment