Biết ít nhưng vui nhiều
Nếu trong cuộc sống mọi người đều sống với đức hiếu sinh thảo ăn với nhau, có từ bát cháo ngon, củ sắn, củ khoai lang hay trái hồng ngâm đều chia nhau mà ăn thì thế gian này là một Thiên Đàng, Cực Lạc. Đúng vậy từ miếng ăn mà chúng ta biết chia sẻ nhau thì ngay đó bản chất thú vật trong mỗi người đều được xa lìa. Đức hiếu sinh thảo ăn xác định con người và con thú không giống nhau. Con thú thì háu ăn tranh giành hơn thua từng miếng ăn, còn con người thì thảo ăn, biết chia nhau mà ăn. Thảo ăn tức là chia sẻ cho nhau từng chút sự sống, chứ không phải có miếng ăn không. Có đúng như vậy không quý vị?
Đó là tặng vật
Cho cõi phù du…
Martin Heidegger - Bùi Giáng dịch
Nếu trong cuộc sống mọi người đều sống với đức hiếu sinh thảo ăn với nhau, có từ bát cháo ngon, củ sắn, củ khoai lang hay trái hồng ngâm đều chia nhau mà ăn thì thế gian này là một Thiên Đàng, Cực Lạc. Đúng vậy từ miếng ăn mà chúng ta biết chia sẻ nhau thì ngay đó bản chất thú vật trong mỗi người đều được xa lìa. Đức hiếu sinh thảo ăn xác định con người và con thú không giống nhau. Con thú thì háu ăn tranh giành hơn thua từng miếng ăn, còn con người thì thảo ăn, biết chia nhau mà ăn. Thảo ăn tức là chia sẻ cho nhau từng chút sự sống, chứ không phải có miếng ăn không. Có đúng như vậy không quý vị?
Người háu ăn là người còn mang bản chất của loài cầm thú. Cho nên đức hiếu sinh thảo ăn là một đức hạnh nhân bản tuyệt vời. Vì thế chúng ta là con người, nên phải cố gắng khắc phục tính háu ăn. Khắc phục tính háu ăn tức là khắc phục bản chất của loài cầm thú, xa lìa bản chất xấu xa đó. Bởi vậy trong đời sống hằng ngày hễ thấy ai còn háu ăn là biết người đó còn mang bản chất của loài thú vật. Có đúng như vậy không quý vị? Trong chiến tranh thanh niên nam nữ cùng một chí hướng đánh giặc bảo vệ quê hương Tổ quốc. Cho nên tình đồng đội yêu thương nhau của họ rất tuyệt vời, vì sự sống sự chết của họ như chỉ mành treo chuông. Họ thương nhau là phải, vì bữa nay sống nhưng ngày mai đâu biết rằng mình sẽ chết, chết trong chớp mắt khi bom đạn nổ ai còn ai mất. Vì thế có cái gì ngon dở họ đều chia nhau ăn không còn để giành ăn một mình. Trong chiến tranh tình đồng đội thật là tuyệt đẹp.
Đức hiếu sinh thảo ăn là một đức hạnh rất cần thiết cho con người. Trong gia đình anh em, chị em vì tranh ăn mà chém giết nhau, chẳng chút lòng thương tâm. Nồi da xáo thịt, anh em, chị em sống trong một nhà như trâu trắng, trâu đen cũng vì miếng ăn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất đi một miếng lộn gan lên đầu.” Câu tục ngữ này nói rất đúng, người ta giết nhau vì miếng ăn, manh áo, vì danh, vì lợi. Có đúng như vậy không quý vị?
Xã hội vì miếng ăn mới có trộm cắp, cướp của giết người, người giết người chẳng chút thương đau cũng vì danh, vì lợi, nói chung với danh từ bình dân là “miếng ăn.” Miếng ăn rất quan trọng đấy quý vị ạ! Thế giới có chiến tranh nước này đi xâm chiếm nước kia, xương máu con người chết chồng chất như núi, như non, cũng chính vì “miếng ăn.” Từ xưa đến nay lịch sử đã chứng minh điều đó. Đại chiến thế giới lần thứ nhất và đến lần thứ hai đã không nói lên được điều này sao? Xương máu con người chết lớp lớp không sao kể cho hết. Thật là đau thương!
Đất nước Việt Nam, xương máu của tổ tiên, ông cha, bác chú, anh chị em và con cháu của chúng ta nhiều đời đã nằm xuống dầy đặc lớp lớp trên mảnh đất này. Từ thời Trưng Vương, Triệu Ẩu cho đến ngày nay, có chiến tranh là có người chết, thời nào cũng vậy, chứ không phải chỉ có một số nghĩa trang liệt sĩ mới dựng lên trong thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì những cuộc chiến tranh giành quyền độc lập bảo vệ non sông Tổ quốc nên xương máu dân tộc đã phủ dầy trên quê hương xứ sở thân yêu này. Bởi vậy chiến tranh đã giết biết bao người chết, máu xương của loài người đã đổ trên hành tinh này kể sao cho hết. Con người chết lớp lớp như kiến trùng vậy, thế mà mọi người còn không thức tỉnh, còn không thấy, không tin, không tìm ra nguyên nhân nào sao? Tại sao người ta không đặt ra câu hỏi để tự truy tìm cho ra nguyên nhân nào mà con người lại giết nhau nhiều như vậy.
Theo tinh thần ưa chuộng thực tế thì nguyên nhân chính, đó là lòng tham dục của con người, mà dục ăn là hàng đầu dẫn đến trong mọi sự khổ đau, mọi sự chết chóc trên hành tinh này. Vì muốn ăn ngon, ăn theo sở thích của mình mà con người đã trở thành những tên sát thủ; mà con người đã trở thành con vật hung ác giết bao nhiêu loài động vật khác để ăn thịt. Tiếng kêu la thảm thiết cầu xin tha mạng sống của loài vật đối với con người nghe như tiếng vang ngoài tai. Cho nên tiếng kêu cầu khẩn van xin của loài vật chẳng ích lợi gì cho chúng.
Hỡi loài người! Các ngươi có nghe chăng tiếng kêu thương thảm thiết ấy không? Ăn xong, nuốt vào cổ những thực phẩm ấy có còn chi nữa hay chỉ là một món ăn bất tịnh bẩn thỉu hôi thối. Có đúng như vậy không quý vị? Chúng tôi xin kể lại một chuyện thương tâm:
QUỲ LẠY SỐ MỆNH
Có một người chuyên giết mổ gia súc, mua một con bò ở chợ về. Con bò này rất khỏe mạnh, bụng to lưng tròn. Anh đồ tể này rất vui vẻ, cầm dao chuẩn bị mổ giết nó. Lúc này từ trong mắt con bò, hai dòng nước mắt bắt đầu chảy ra. Anh đồ tể biết rằng bò là con vật hiểu người, nó đã cảm nhận được vận mệnh của mình. Nhưng anh ta vẫn giơ dao lên. Bổng nhiên hai chân con bò quỳ xuống, nước mắt chảy như mưa. Anh đồ tể đã làm nghề này hơn mười năm, những con bò chết dưới lưỡi dao của anh ta thì không thể đếm được.Nhưng con bò này thật kỳ lạ, khi cận kề với cái chết, nó rơi nước mắt. Đây là lần đầu tiên anh ta nhìn thấy cảnh này. Nhưng anh ta không mảy may rung động và vẫn tiếp tục giết con bò. Sau đó anh ta tiến hành lột da mổ bụng nó. Khi mổ bụng con bò, anh đồ tể hết sức kinh ngạc, con dao trên tay anh rơi xuống đất; Trong tử cung con bò, một con bê con vừa hình thành đang nằm lặng lẽ. Lúc này anh mới hiểu vì sao con bò quỳ xuống, nó đã khổ sở van xin vì đứa con của nó. Rất lâu sau anh mới trấn tĩnh lại, anh đã không mang bò ra chợ bán mà đem chúng đi chôn một nơi hoang dã. Tất cả tình thương yêu của con bò được bộc lộ rất đơn giản như vậy. Nó không thể nói được và cũng không thể làm gì được. Nó chỉ có thể quỳ lạy biểu hiện sự van xin. Đôi khi những chi tiết tưởng như nhỏ nhặt, tầm thường nhưng lại có sức lay động lòng người mãnh liệt.
Câu chuyện thấm đậm tình người.
Phan Thanh Anh biên soạn
Vậy mà mọi người lại tranh ăn, giết hại nhau vì miếng ăn, cướp giựt tài sản giết người để rồi cũng chỉ vì ăn. Thật là ngu si vô cùng, vì ăn mà gây bao tội ác, rồi đây phải tự gánh chịu những quả khổ đau. Do những hành động ác như vậy mà con người sống chỉ cần tìm một phút thanh thản, an vui cũng không có, huống là một đời sống được bình an. Bởi vậy hành tinh mà mọi người đang sống trong cảnh giới vô minh, mê mờ, tham đắm, tạo nhiều điều ác nên hoàn toàn chính họ mang lại những sự khổ đau cho nhau. Muốn thoát ra cảnh vô minh đen tối thì mọi người trên hành tinh này cần phải học đạo đức nhân bản – nhân quả thì mới mong hành tinh này muôn vật mới có một sự bình yên chân thật.
Đức hiếu sinh thảo ăn là một đức hạnh tuyệt vời, nó giúp cho con người bỏ tính tham ăn, có những thức ăn gì đều muốn đem cho mọi người cùng ăn, đó là những hành động biết chia sẻ nhau từng miếng ăn, nước uống. Ở đời làm người có đức thảo ăn là tốt, không ích kỷ để giành riêng cho mình ăn, nhưng lại có những người lợi dụng lòng tốt này mà trở thành những người trao đổi “bánh sáp đi bánh quy trở lại”, để trở thành người so đo hơn thiệt.
Đức thảo ăn có nghĩa là khi có món ăn nào ngon hay dở đều đem chia ra cho nhau, chứ không phải đi tìm mua món ăn để trả lại khi người khác cho mình. Đức thảo ăn nói lên hành động tình yêu thương chân thật đối với nhau những người xung quanh khi “tối lửa lúc tắt đèn.”
Và đây là bộ sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã sưu tập (tạm thời), bạn có thể tải về: Click tại đây
No comments:
Post a Comment