Tiếp tục thể hiện năng lực óc não trên mức thượng thừa, trong bài đăng ngày 27/02/1015, lúc 16h 01', các tay Admin “Nhật ký yêu nước”, "Việt tân" lại tiếp tục đầu độc các fan hâm mộ - là các bạn đọc có óc nhưng không thường xuyên sử dụng (!?) bằng một bài so sánh về tiền tệ hai miền thời Việt Nam bị chia cắt (1954-1975). Xem hình chụp bài viết phía dưới.
Lũ ngu lịch sử
Sẽ không đáng nói nếu đây là một so sánh vui, không mang động cơ chính trị. Nhưng rõ ràng căn cứ vào lời văn trong St và phần trả lời bình luận của một bạn phía dưới, dụng ý ngầm của kẻ viết bài là đi xa hơn việc so sánh - một cách phát triển, tăng cường năng lực nhận thức một cách bình thường, muốn nhét vào não người đọc một định kiến thiếu căn cứ khoa học và lịch sử.
Họ căn cứ vào hai việc
Một, tờ tiền VNDCCH in ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh, có in kèm chữ Trung Quốc
Hai, Tờ tiền VNCH in ảnh Trần Hưng Đạo, không có chữ Trung Quốc để cố gán ghép một định kiến rằng: miền Bắc (VNDCCH) thân Tàu, thậm chí là bán nước cho Tàu. Nhiều fan trẻ do đã ngu còn lười học tập, rèn luyện bản thân, ưa thói ta thán còn đi xa đến mức cho việc in hình lãnh tụ lên tiền là biểu hiện của bệnh vĩ cuồng, thích phô trương. (!?)
Vậy xét riêng câu chuyện về tiền tệ trên đây, so sánh như trên có hợp lý không? Lý do tại sao có sự khác biệt như vậy? Và việc căn cứ vào biểu hiện có chữ ngoại quốc trên đồng tiền để nhận định tính chất, xu hướng chính trị của các chủ thể tạo ra nó có giá trị xem xét không?
SO SÁNH NGU
Bây giờ giả sử ta thừa nhận trên mặt lý thuyết là biểu hiện in trên tiền thể hiện tính chất, xu hướng chính trị của các chủ thể tạo ra nó. Vậy, ta sẽ xem xét hai đồng tiền hai đối tượng NKYN dùng để so sánh có giá trị để thực hiện thao tác so sánh không nhé!
Căn cứ vào hình ảnh NKYN dẫn ra có thể thấy họ đang lấy tờ 500 đồng phát hành lần đầu năm 1951, kết thúc lưu thông năm 1959 [1], [2] để so sánh với tờ 500 đồng nằm trong bộ Tướng phát hành từ năm 1966 đến năm 1975 [3], tức là vi phạm nguyên tắc đồng đại trong so sánh khoa học.
Nguyên tắc này phát biểu như sau
Hai đối tượng so sánh có giá trị để đem ra so sánh nếu nó có cùng thời điểm, bối cảnh xuất hiện. Nó giống như việc bạn không thể lấy mức sống Việt Nam năm 2015 để so với mức sống người Nhật năm 1815 để kết luận rằng Việt Nam thì giàu hơn Nhật. Tương tự trong trường hợp so sánh hai tờ tiền không cùng thời điểm hay bối cảnh xuất hiện, đó là lối so sánh của những kẻ đần độn vậy!
Vậy ta thử xem vào thời điểm 1951, khi Ngân hàng quốc gia VNDCCH phát hành đồng 500 có in thêm chữ Trung Quốc thì phía "bên kia" (lúc này là Quốc gia Việt Nam) phát hành đồng tiền gì? Tư liệu hiện có cho thấy thời Quốc gia Việt Nam (cha ruột VNCH) chưa có năng lực ra đồng tiền riêng, vì toàn bộ nền tài chính "nước này" người Pháp đang nắm, vậy tư cách gì nói đối phương mất gốc.
Sau khi người Pháp quay trở lại và sử dụng giải pháp Bảo Đại nhằm duy trì quyền lợi họ ở thuộc địa cũ thông qua cái gọi là Liên Hiệp Pháp, thì trên vùng Pháp tạm chiếm trên toàn Đông Dương sử dụng đồng tiền của khối Liên Hiêp. Đây là một loại tiền có giá trị áp dụng cho các vùng quân đội Pháp kiểm soát được. Hãy xem tờ 500 đồng tiền Đông Dương phát hành năm 1951 được in bằng 5 thứ tiếng Pháp - Trung - Khơme - Lào - Việt [4].
Thế đấy! Một kiểu hợp chủng quốc kiểu Pháp.
Cũng cần biết là vào tháng 2/1959, Hội đồng Chính Phủ VNDCCH ra quyết định đổi tiền, đưa đồng tiền mới vào lưu thông, thu hồi toàn bộ số tiền cũ thì tiền VNDCCH từ thời điểm này in ra cho đến ngày nay là CHXHCNVN chỉ dùng chữ quốc ngữ để biểu thị [5]. Cần biết thêm là trước thời điểm phát hành đồng "bạc tài chính" (chữ nhân dân thường gọi loại tiền Ngân hàng Quốc gia phát hành năm 1951) thì trên cả nước cũng xuất hiện nhiều loại tiền, tín phiếu khác nhau, mà căn cứ vào sự tiện lợi để sử dụng, các địa phương quyết định có in thêm chữ Trung, chữ Khơme hay chữ Lào lên hay không [6]. Ngoài ra, ở miền Nam thời chống Mỹ, tiền của Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam phát hành bắt đầu từ năm 1963, trong vùng họ kiểm soát do bối cảnh lịch sử đã khác, cũng chấm dứt hẳn việc in song ngữ Trung - Việt. [7]
NHẬN THỨC NGU
Thực ra việc in một thứ tiếng ngoại quốc đi kèm ngôn ngữ bản địa lên đồng tiền một nước không có giá trị gì khi xét đến chủ quyền quốc gia mà nó chỉ có thể giúp ta đánh giá một phần nào đó, thường là khá hời hợt về thành phần dân tộc hiểu là tộc người (Ethnie/Ethnic) trong tổng thể cơ cấu dân tộc hiểu theo nghĩa là quốc gia dân tộc (Nation), quan hệ văn hóa hay mức độ quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia dân tộc (Nation). Việc in song ngữ trên một tờ tiền không phải là chuyện hiếm gặp trên thế giới. Như đồng Won in song ngữ Hàn - Anh, đồng Pêsô của Philippin in tam ngữ: tiếng Anh -Tây Ban Nha - Filipino, đồng Indonesia in song ngữ Anh - Indonesia, đồng Yên in song ngữ Anh - Nhật, đồng Rupi Ấn Độ in song ngữ Anh - Ấn...
Vậy ta có thể lý giải việc in chữ Trung Quốc lên tờ tiền phát hành từ thời kháng Pháp là do tác động bởi nhiều nhân tố: văn hóa truyền thống người Việt, vai trò người Hoa trong nền kinh tế Việt Nam và quan hệ kinh tế, văn hóa của hai dân tộc Viêt - Hoa. Cần biết sau Cách mạng tháng Tám 1945, số người mù chữ ở Việt Nam đến 95%, mấy ngàn năm bám rễ tại Việt Nam thì trong số 5% còn lại thì số trí thức Hán học cuối mùa vẫn còn rất đông và ảnh hưởng của của họ ít nhiều vẫn còn, đặc biệt trong các làng xã vùng thôn quê.
Điều quan trọng hơn là trong nền kinh tế Việt Nam, Hoa kiều (có 1 triệu người ở cả hai miền, riêng miền Bắc khoảng 20 vạn) có một địa vị gần như độc quyền trong nghành thương mại, vận chuyển đường dài, nắm hầu hết các đầu mối buôn bán sỉ trong khắp xứ Đông Dương. Và cần biết là trong cả cuộc Kháng chiến chống Pháp (1945-1954), các cường quốc phương Tây đều thực thi chính sách bao vây đối với chính phủ Hồ Chí Minh. Do đó, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, công nhận chính phủ Việt Minh thì quan hệ kinh tế với hướng Trung Quốc gần như là cửa ngỏ kinh tế duy nhất để Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giao thương được với thế giới bên ngoài. Vậy việc in song ngữ Trung - Việt trên đồng tiền có lẽ còn là một cách để làm thuận tiện hóa cửa ngỏ giao thương duy nhất đó.
Ngoài lề một chút. Có một số kẻ thừa đần độn cho rằng viêc in hình một lãnh tụ khi còn sống lên đồng tiền là biểu hiện của đặc tính sùng bái cá nhân - một luận điểm gán ghép cho những nước cộng sản. Do định kiến che lấp, họ quên rằng việc thể hiện danh nhân, lãnh tụ lên đồng tiền quốc gia không phải là chuyện hiếm trên thế giới và không chỉ diễn ra ở chỉ riêng mô hình chính trị nào. Như nước Anh đưa hình nữ hoàng Elizabeth II lên tờ 1 bảng phát hành từ ngày 17/3/1960 (hiện bà còn sống), hay bộ Seri 9 Thái Lan phát hành từ năm 1955 in hình vua Bhumibol Adulyadej (niên hiệu là Rama IX còn tại vị), Hàn Quốc với tờ 500 won phát năm 1956 in hình tổng thống đầu tiên Lee Seung Man (Lý Thừa Vãn) lúc ông này còn tại vị, hầu hết các nước Tây Á đều in hình lãnh tụ tinh thần và vua lên tiền khi họ còn tại vị, Trung Hoa Dân quốc sau là Đài Loan với hình Tưởng Giới Thạch trên hầu hết các tờ tiền lúc ông này còn sống,...
Giới chơi tiền cổ đều biết tại miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm cũng cho in hình mình lên đồng 1 đồng, đồng 50 su vào năm 1960, lên đồng 50 xu năm 1963 [8]. Nhưng sau cuộc "Cách mạng tháng 11/1963" (chữ dùng của những tín đồ Đệ nhị Cộng hòa) thì tiền in ra không còn in lên bất kỳ ông lãnh đạo nào nữa. Vậy, sau sự kiện tháng 11/1963, uy thế tộc Ngô Đình, thần tượng về vị trí thức đạo mạo Ngô Tổng thống - Ngô chí sĩ sụp đổ, chẳng qua là họ không có đến lấy một lãnh tụ đủ uy tín nhằm hiệu triệu quần chúng nữa nên phải in hình cổ nhân, hoa lá, di tích lịch sử, các hình ảnh về nhân dân để cố lấp liếm đi cái hụt hẫng đó vậy.!
Tóm lại, vì trót để định kiến che mờ tâm trí nên những tay cuồng chống cộng không từ thủ thuật gì cho dù nó có tỏ ra vô lý trên phương diện khoa học và chứng cớ lịch sử đến đâu. Đó là thủ đoạn mà những kẻ thiếu năng lực nhận thức, thiếu lương tâm khoa học nhưng thừa độ ngu xuẩn và cả sự vô liêm
sỉ thường làm để đổ vấy vết nhơ cho đối phương.
Chú thích:
1. Viện Kinh tế, Kinh tế Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi 1945 - 1954, Nxb Khoa học, Hà Nôi, 1966, tr. 288-289
No comments:
Post a Comment