Saturday, March 14, 2015

NHẬP NHÈM

Năm nay, các cá nhân, tổ chức chống cộng vẫn tiếp tục lời kêu gọi nhập nhèm, đánh lận con đen và đánh đồng thiện ác khi lồng ghép so sánh Hải chiến Hoàng sa 1974 với Hải chiến Trường sa 1988.


Bản chất hai trận chiến đó là hoàn toàn khác nhau, năm 1974 với tàu to súng lớn Hải quân ngụy anh hùng chạy tụt cả quần trước đội tàu cá vũ trang nhỏ bé của Hải quân Trung Hoa, thậm chí sợ quá bắn nhầm vào nhau, chính ông Thự thuyền trưởng HQ16 trong hồi ký của mình đã nói rằng "may viên đạn không nổ, chứ nổ thì chìm cả tàu, về tổ tháo đạn khám ra thì mới biết đó do chính HQ05 bắn"

Trong khi đó Sự kiện Trường Sa 1988 khác hẳn, các binh sỹ hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thành công các đảo Colin và Len đao, mất đảo Gạc Ma trong khi đối phương mạnh gấp nhiều lần. Các tàu của ta năm 1988 đeo bám trận địa đến cuối cùng. Trong đó tàu của Vũ Huy Lễ bị hỏng nặng vẫn cố hết lực ủi lên bãi để làm công sự chiến đấu, sau đó đưa xuồng ra cứu đồng đội bị chìm... Nhờ đó mà ta giữ được 2 đảo, Trung Quốc chỉ chiếm được một đảo và không dám lấn tới nữa. 

Thế nên, những chiến sỹ từng tham gia cuộc chiến này đều không hối tiếc, hối hận, không có người nói xuôi, kẻ nói ngược (nên nhớ công binh là lính xây dựng).

Việc tri ân những người con bỏ mình vì chủ quyền đất nước, ghi dấu ấn, nhắc nhở các thế hệ con cháu về hy sinh, mất mát của Tổ quốc, về cuộc đấu tranh trường kỳ khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Nhưng lồng ghép có ý đồ của những bài báo với hai sự kiện giữa Hoàng sa 1974 với Trường sa 1988 như thể sự cào bằng, đánh đồng bản chất 2 sự kiện chỉ vì ý nghĩa “hòa giải dân tộc”.

Ai cũng biết, Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm do bị Mỹ bán đứng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hèn nhát, bạc nhược của binh lính và cấp chỉ huy VNCH lúc đó. Một quân đội được trang bị mạnh hơn hẳn Trung Quốc mà nhanh chóng đầu hàng, buông xuôi, tệ hại đến mức không bắn địch mà bắn vào nhau rồi mạnh ai lấy chạy tám phương tứ hướng, chạy sang cả Philippine, bỏ mặc hai tàu bị cháy, bỏ lại tòan bộ người nhái trên đảo (hồi ký của Trung tá Lê Văn Thự đã bày tỏ hối hận về điều này)... Tưởng tượng về đội quân như thế thì người ta chỉ thấy thương cho 74 tử sĩ kia, tội nghiệp cho họ đã đi phục vụ một chế độ tay sai hèn nhát, không được Mỹ bảo kê là tự sát, tan tác. Thế nên mấy chục năm sau, những tướng tá ngụy, mỗi người một phách, tựu chung vẫn nói xấu nhau, kẻ thì bao biện, kẻ thì tranh công, đổ lỗi...

Việc đánh đồng giữa hai sự kiện cùng 1 lúc người lính quân đội VNCH chẳng khác nào là sự nhục mạ những người lính đã nằm lại ở Gạc Ma đến nay chưa tìm thấy xác, làm tốn thương những cựu tù từng bị giam dưới thời chế độ VNCH đến nay vẫn còn sống và làm tốn thương những bà mẹ có con em hi sinh trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đến nay nhiều gia đình vẫn chưa đón được hài cốt của con họ về với quê hương. Hành động đó còn làm tốn thương hàng ngàn cựu binh thanh niên xung phong trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phía Bắc, Tây Nam.

Sự ngụy biện núp dưới khái niệm "Hoà giải", thực chất không hơn hành động “bán nước” là mấy, sẵn sàng đánh đổi xương máu, danh dự của triệu triệu người hy sinh cho độc lập, thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm và tay sai ngụy quyền cho hai chữ hòa giải.

Linh Nguyễn

No comments:

Post a Comment