Monday, March 9, 2015

TỊCH THU PHƯƠNG TIỆN NGƯỜI SAY RƯỢU -NÊN HAY KHÔNG NÊN?

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đó có quy định tịch thu phương tiện đối với hành vi điều khiển xe ô tô, xe máy, xe điện trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở và hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe 24 tháng. Đồng thời, phải thi lại nội dung về Luật Giao thông đường bộ trước khi cấp lại giấy phép lái xe. Ngay khi đề xuất này được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số người đã đưa ra những ý kiến phản biện rằng đề xuất này là không hợp lý, “vi phạm Hiến pháp” và “chưa từng có tiền lệ”. Và một số người đã lợi dụng sự việc trên và cho rằng việc tịch thu phương tiện là hành vi “ăn cướp của dân”, “vi phạm quyền con người”...




Theo được biết vừa qua trong báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải cho hay, năm 2014, lần đầu tiên sau nhiều năm, số lượng người chết vì tai nạn giao thông đã giảm xuống dưới 9.000 người, nhưng diễn biến tai nạn giao thông còn phức tạp. Đặc biệt, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi - 2015, theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trên toàn quốc xảy ra 536 vụ tai nạn giao thông, làm chết 317 người, bị thương 509 người và trung bình mỗi ngày có hơn 35 người chết do tai nạn giao thông tăng cao so hơn với cùng kỳ năm trước.

Thế nên, việc quy định xử phạt và tịch thu phương tiện đối với những hành vi có nồng độ cồn vượt quá mức quy định như đề xuất của Ủy ban An Toàn giao thông Quốc gia là hợp lý với tình hình hiện nay đấy chứ. Dẫu biết là tai nạn giao thông xuất phát từ nhiều lý do như ý thức tham gia giao thông của người dân chưa được tốt, xe lỗi ký thuật, tài xế thiếu kinh nghiệm, những tình huống bất ngờ … nhưng nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng “quá đà” rượu bia là một trong những nguyên nhân đầu tiên và nguy hiểm nhất. Do đó việc xử phạt và tịch thu phương tiện sẽ đảm bảo được an toàn cho mỗi cá nhân, cho cả cộng đống, đảm bảo tính kỷ luật trong việc sử sụng các phương tiện giao thông.

Hơn nữa, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã xem việc uống rượu bia khi tham gia giao thông là hành vi đặc biệt nguy hiểm và đều có những quy định khác nhau về nồng độ cồn trong máu khi lái xe. Điển hình như các nước Pháp, Thụy Điển, Scotland, Australia, Costa Rica, Belarus, Anh… hay tại Nhật Bản trong trường hợp lái xe uống rượu, lực lượng chức năng có thể phạt lái xe tới 5 năm tù, người cho mượn xe cũng bị phạt tương đương, thậm chí người cung cấp rượu cho lái xe say xin cũng bị phạt tới 3 năm tù. Thế nên việc Việt Nam áp dụng quy định trên cũng là hợp lý và trên cơ sở thực tiễn tình hình an toàn giao thông trong thời gian qua.

Dù chưa biết đề xuất này có được thông qua hay không nhưng mong rằng mọi người cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông và khi đề xuất được thông qua thì sẽ được tiến hành nghiêm minh để tình hình an toàn giao thông được đảm bảo. Bản thân Tống thì từ nay mà uống rượu bia say thì đi xe taxi, xe bus hay xe ôm cho nó lành chứ đi trong tình trạng không tỉnh táo thì sợ không những về với tổ tiên sớm lại gây ra họa lớn.

Tống Giang 

No comments:

Post a Comment