Ai cũng biết cây xanh là lá phổi của sự sống. Không chỉ là thực vật vô tri vô giác, cây xanh với ai đó là người bạn tri kỉ, là kỉ niệm không thể phai mờ, cây xanh còn là nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật. Bảo vệ cây xanh là bảo vệ sự sống, giữ gìn những giá trị văn hóa nhân loại. Thế nhưng, dơ bẩn thay, có những kẻ đã và đang muốn lợi dụng vấn đề này để thực hiện những mưu đồ thấp hèn.
Những đối tượng chống đối "quen thuộc" tham gia biểu tình phản đối chặt cây xanh |
Chuyện là những ngày qua, Hà Nội um sùm bởi sự thiếu vắng của một số hàng cây vốn đã đi vào nếp sống của người dân thủ đô; báo chí, nhất là báo mạng cũng đồng thời “nóng” lên với chủ đề này. Những tờ báo dù lớn hay nhỏ đều có ít nhất đôi bài phản ánh dư luận xã hội về việc chặt cây và thái độ chủ quan của tác giả. Có những bài viết thấy rõ sự bức xúc với suy nghĩ, bình luận chưa thật khách quan, công bằng, cho rằng vụ chặt cây là “có tổ chức”, là “đô tặc” (phá hoại Thủ đô)… Thế nhưng lợi dụng sự bức xúc này, một số kẻ cơ hội chính trị, trang báo nước ngoài đã cố tình đổ thêm dầu vào lửa, té nước theo mưa làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt nhân sự kiện Đại Hội IPU-132 đã và đang diễn ra tại thủ đô Hà Nội, họ lại có thêm cơ hội để “khoe mẽ” tài năng “mượn gió bẻ măng” của mình.
Chúng ta phải thừa nhận đã có những thiếu sót, nhất là trong quá trình triển khai “Đề án thay thế cây xanh ở Hà Nội” vừa qua. Tuy nhiên, ngay sau đó, lãnh đạo Hà Nội cũng như các cơ quan chức năng có liên quan đã lên tiếng nhận lỗi và tự kiểm điểm trước công chúng. Đồng thời họ đã có những quyết định khá nhanh chóng, thẳng thắn khẳng định sẽ làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc.
Tôi xin hỏi, sau vụ việc này có tờ báo nào bị cấm đăng tải những thông tin, tình hình theo đúng diễn biến sự việc không? Có người dân nào bị cấm bàn luận, xây dựng ý kiến không? Vậy thì như thế đã đủ tự do ngôn luận, tự do báo chí hay chưa? Và khi các nhà lãnh đạo có liên quan cùng nhận lỗi, tự kiểm điểm trước nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân và sửa chữa khuyết điểm thì có thể gọi là nhà nước “độc quyền” hay không?
Còn chuyện chặt cây dù có thiếu sót thì bắc cầu thế nào để nó liên quan đến mô hình xã hội "dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập", liên quan đến sự thiếu vắng các "hội đoàn dân sự"? Vì sao các vị lại không thấy xấu hổ khi rêu rao rằng: "Muốn bảo vệ môi trường cần phải có… tự do ngôn luận, tự do báo chí", "tự do lập hội, lập đảng". Lại có những “chuyên gia”, “anh hùng cứu nguy” đưa ra giải pháp: “ muốn bảo vệ cây Hà Nội, thì phải thay đổi chế độ xã hội, chế độ đó phải "có nhiều hơn một đảng"...
Rõ ràng, đây là một thủ đoạn chính trị nhằm dẫn dắt, hướng lái tình cảm, suy nghĩ của nhân dân, kích động những bức xúc của dư luận để tạo thành các cuộc biểu tình hòng phá hoại chế độ ta. Với họ, việc bàn luận, “tư vấn” về việc chặt cây ở Hà Nội chỉ là cái cớ để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ xã hội, rồi những “tờ báo lá ngón” sẽ ùa vào như kiểu “chó sủa theo đàn” rêu rao rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền- tự do- dân chủ. Vì vậy, những công dân yêu Thủ đô nên cảnh giác trước những thủ đoạn trên, hãy thể hiện tình yêu màu xanh hòa bình một cách thông minh và đầy ý nghĩa.
Bạch Dương
No comments:
Post a Comment