Saturday, October 31, 2015

VIỆT NAM CÓ VI PHẠM QUYỀN LẬP HỘI CỦA CÔNG DÂN?

Có người xấu bụng thường bảo “Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Quyền gì? Quyền tự do lập hội chẳng hạn. Chẳng chính xác. Không tin cứ thử đếm xem ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu hội.


Ôi cơ man nào là hội, đếm không xuể. Nào là Hội đồng hương, hội chơi chim cảnh, hội ngắm sao, hội thích nhặt lá đá ống bơ, hội thích cười giữa trời mưa…

Có lẽ chưa ở đâu lập hội dễ như ở Việt Nam. Vì lập hội hình như có phải xin phép ai đâu trừ các hội chính thức. Thích thì lập, sướng lên thì lập. Đi uống bia với nhau hợp cạ thì lập hội uống bia, mấy ông hay chơi chim, có mấy con chim to thì thành lập với nhau hội chơi chim hoặc hội chim to…

Hội nhà báo độc lập với những thành phần bất hảo
Thế nên chẳng bất ngờ khi vừa đây mấy nhà “dân chủ đểu” như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Anton Lê Ngọc Thanh… tuyên bố thành lập cái gọi là “Hội nhà báo độc lập” có mấy ai để ý đâu. Thì cũng giống như hội uống bia, hội chim to, mấy ông vô công rồi nghề thích chém gió, lấy bàn phím làm công cụ, lấy xuyên tạc làm niềm vui, rảnh việc nên ngồi với nhau rồi tuyên bố thành lập “Hội nhà báo độc lập” thôi. 

“Hội nhà báo độc lập” nó cũng chẳng khác gì vô số các hội vô thưởng vô phạt khác đang tồn tại vì nó có địa vị pháp lý đâu, thích thì lập, có xin phép ai và có được ai công nhận đâu. Với lại nhìn vào thành phần chủ chốt của cái hội này cũng thấy rõ tính chất “ngớ ngẩn” của nó. Mang tiếng là Hội nhà báo nhưng mấy ông trong nhân sự chủ chốt lại chẳng có ông nào là nhà báo theo đúng nghĩa cả. Phạm Chí Dũng là kẻ vô công rồi nghề, có tí kiến thức về kinh tế hay lên chém gió trên Bauxite hoặc trả lời phỏng vấn mấy đài RFA, BBC kiếm chút “xèng” chơi. An tôn Lê Ngọc Thanh là một linh mục trong Dòng chúa cứu thế, có biết viết báo bao giờ đâu. 

Do đó việc Hội này tuyên bố thành lập và quảng cáo ầm ỹ thực ra cũng lại chỉ là một chiêu trò “câu like”, kiếm chút USD từ các quan thầy nước ngoài.

Tuy nhiên nói thế thôi chứ ngoài việc thành lập theo kiểu tự do, vô thưởng vô phạt thì đằng sau cái Hội này cũng có vấn đề để nói. Thực ra mấy ông “dân chủ” như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy kéo bè, kéo cánh lại để thành lập “Hội nhà báo độc lập” chính là một chiêu trò mới trong hoạt động chống phá Nhà nước của cánh này. Ý đồ của họ là qua việc lập những hội kiểu này để quy tụ lực lượng, để tạo các diễn đàn tuyên truyền chống phá Nhà nước một cách công khai, đòi báo chí hoạt động thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước để họ thỏa sức tuyên truyền xuyên tạc.

Cho nên đề nghị mọi người cần hết sức cảnh giác với những hoạt động lôi kéo cũng như những luận điệu tuyên truyền của Hội này bởi mặc dù những con người như họ không phải là nhà báo đúng nghĩa nhưng họ lại đang núp dưới các danh nghĩa đó để phá hoại đất nước.

Bản chất của Phạm Chí Dũng, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Tường Thụy mọi người đã quá rõ rồi còn gì?

Mai Anh

ĐÚNG LÀ MỘT SỰ TRÁO TRỞ KHÔNG HỀ NHẸ

Mấy hôm nay, trên trang BBC Tiếng Việt đăng tải bài viết "Giá như ông cha ta đừng "cúi đầu" với nội dung xuyên tạc một câu trong bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất về độ 'thiếu dũng khí' trong lịch sử dân tộc Việt Nam.” Tất cả đều là một loạt lập luận để cho rằng ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nhu nhược, không dám phản kháng lại, không dám đứng lên chống đối lại Trung Quốc khi mà Trung Quốc đã và đang có nhiều hành động xâm lấn chủ quyền của Việt Nam. Sự tráo trở, đánh tráo khái niệm trong lập luận của chúng ở chỗ, chúng lấy minh chứng rằng lịch sử Việt Nam cũng có nhiều thời đại rực rỡ đã dám đứng lên chống Trung Quốc xâm lược như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,... sao bây giờ chính quyền Việt Nam không dám như thế?
Bài viết xuyên tạc, cắt xén thông tin trên BBC

Tóm lại, chúng vừa muốn chứng tỏ rằng lãnh đạo Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đang nhu nhược, muốn Việt Nam thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc, vừa muốn kích động các hoạt động phản kháng mạnh mẽ từ phía Việt Nam. Sự tráo trở chính là ở chỗ đó.

Bởi lẽ, thử nhìn thực lực quân sự Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, ta được bao phần thắng? Hơn nữa, nhân dân Việt Nam chúng tôi chịu đau thương, tan tác bởi chiến tranh đủ rồi. Chúng tôi không muốn mất mát nữa. Chúng tôi sẽ quyết bảo vệ chủ quyền, nhưng bằng con đường hòa bình: pháp luật, dư luận quốc tế, ngoại giao cơ. Còn gì nữa, kiện Trung Quốc như Philippin ư. Cũng được, nhưng xin hỏi chúng ta liệu có chắc chắn sẽ thắng? Thử xem Philippin đã được gì hơn chưa trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục hung hăng? Nếu cả dùng quân sự, cả dùng kiện tụng mà ta đều không giành được phần thắng, vậy thử hỏi chúng ta sẽ phải nhận hậu quả ra sao. Nhiều nước lớn khác chứ chẳng riêng gì Trung Quốc đang chờ chúng ta sai lầm để can thiệp đó thôi.

Thế nên, có thể lập luận của đám rận chủ nghe có vẻ rất dễ vào tai. Nhưng mong mọi người hãy hết sức cảnh giác, đừng để mắc vảo bẫy của chúng. Tất cả chỉ đều là mưu đồ của chúng, lợi dụng sự việc này để tìm cách chống phá lại vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam khi sắp tới đại hội 12 mà thôi.

Sen Hồng

Friday, October 30, 2015

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CẦN HÀNH XỬ TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT

Việt Nam là một đất nước có luật pháp, và luật pháp Việt Nam được xây dựng nên không phải để ngắm, pháp luật cần phải được tôn trọng. Mọi công dân cần phải tuân thủ luật pháp, trước hết là bảo vệ mình, thứ đến là bảo vệ xã hội.

Cơ quan Lập pháp Việt Nam không phải là những nhà văn, nhà thơ ngồi một chỗ mà sáng tác ra Luật theo cảm hứng, Luật được ban hành nghĩa là từ ý chí của người dân và phù hợp với tình hình hiện tại. Luật pháp là ý chí nhân dân, nó phải được mọi công dân tôn trọng.

Luật giao thông là một minh chứng rõ nét cho cái lợi và cần thiết của việt tuân thủ pháp luật. Một người đi đường tuân thủ đúng luật giao thông sẽ hạn chế tối đa việc gặp tai nạn hay gây tai nạn cho người khác, và khi có tai nạn thì lẽ phải thuộc về anh ta, anh ta sẽ được đền bù thiệt hại.

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta gặp khá nhiều trường hợp công dân gặp chuyện là tự xử với nhau bằng bạo lực hay thủ đoạn phi pháp. Những trường hợp như thế khi luật pháp can thiệp thì hậu quả cũng đã nặng nề cho cả thủ phạm lẫn nạn nhân. Và tất cả đều trở thành kẻ vi phạm luật pháp. Chúng ta chứng kiến những vụ hai gia đình dung bạo lực tranh chấp đất đai, hay người dân đập chết một kẻ trộm. Không thể ủng hộ hay cổ động cho cách công dân tự xử kiểu như thế. Các hành vi tự xử của công dân sẽ giết chết pháp luật. Và khi pháp luật không còn được coi cách giải quyết mâu thuẫn thì xã hội sẽ trở nên rối loạn, Việt Nam sẽ trở thành một miền viễn tây nước Mỹ thời lập quốc với những anh cao bồi, chủ trang trại hễ tí là móc súng ra bắn nhau và có hàng đống kẻ bị treo cổ oan uổng.


Trên thế giới ảo mà cụ thể là các mạng xã hội, các kiểu hành xử tùy tiện của công dân Việt nam khá phổ biến. Riêng Facebook chúng ta không hiếm gặp các trường hợp xác phạm nhau, thậm chí là vu cáo nhau. Và rồi mọi thứ dần trôi vào quên lãng bởi hầu hết không mấy ai thấy nó nghiệm trọng, dẫu có bực mình hay uất ức họ người ta vẫn coi sự việc là tầm phào kiểu bệnh ngoài da như lang beng, hắc lào, ghẻ ngứa … khó chịu nhưng không chết.

Chính sự dễ dãi của người trong cuộc và cộng đồng mạng đã làm văn hóa mạng suy thoái đến mức báo động, dường như mọi người quên rằng mạng xã hội và thế giới ảo vẫn phải chịu ảnh hưởng của luật pháp Việt Nam. 

Trong thời gian gần đây, sự kiện hàng loạt tài khoản Facebook bị hack thu hút sự quan tâm của nhiều người kèm theo sự bất an. Sự việc trở nên nghiêm trọng khi một người tên là Đỗ Quốc Khánh bị nghi ngờ là thủ phạm, anh ta phải đối diện với hàng loạt cáo buộc từ các facebook user khác. Chuyện của Đỗ Quốc Khánh không đơn giản như chuyện chém gió tầm phào về scandal showbiz hay xích mích trai gái gái đực cái. Sư việc nghiêm trọng vì nó dính tới luật pháp và danh dự, nhân phẩm của Đỗ Quốc Khánh, lại gây ra sự hoang mang bất ổn.

Là một Facebook user chúng ta phải hành xử như thế nào cho đúng với pháp luật?

Chúng ta có thể trình báo với Công an những gì chúng ta biết, công an sẽ làm đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của họ. Là công dân chúng ta có thể cộng tác với cơ quan điều tra. Nếu có năng lực chúng ta có thể dùng những phương thức hợp pháp giúp đỡ nhiều hơn cho công an. Một công dân bình thường không thể phát ngôn về bất cứ sự việc hình sự nào trước khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra. Những phát ngôn mang tính cáo buộc như thế có thể là bằng chứng cho người bị báo buộc kiện người phát ngôn nếu như họ vô tội. Báo chí khi viết về vụ án nào đó đang xảy ra, họ phải được cơ quan điều tra đồng ý.

Là một facebook user chúng ta có quyền lắng nghe thông tin, tất nhiên, nhưng chúng ta chỉ nên chờ đợi kết quả chính thức của cơ quan điều tra, không nên tùy tiện phát ngôn những câu xâm hại danh dự nhân phẩm của đối tượng khi chưa có kết quả rõ ràng. Phát ngôn tùy tiện như thế nghĩa là chúng ta vô tình chuốc lấy phiền toái cho mình.

Về phần anh Đỗ Quốc Khánh, anh ta là một công dân nước CHXHCN Việt Nam, anh ta có những quyền nhân thân được pháp luật đảm bảo. Trước sự việc nghiêm trọng như thế này, cách hay nhất là anh ta nên trình báo sự việc với Công an càng sớm càng tốt đó là cách hay nhất và khôn ngoan nhất cho anh ta trong hoàn cảnh này. 

Nếu anh ta phạm tội mà thành khẩn khai báo, pháp luật sẽ khoan hồng. Nếu anh ta vô tội, anh ta có thể kiện những ai xâm hại danh dự nhân phẩm của mình .

Là một công dân chúng ta phải đặt pháp luật lên hàng đầu. Luật pháp sẽ bảo vệ người đúng và trừng phạt kẻ sai, và khoan hồng nếu kẻ sai thành khẩn và ăn năn.

Khểnh

BỌN NO-U FC LẠI "RẠCH MẶT" ĂN VẠ

Chuyện là mấy ngày vừa qua chúng nó (No-U) lại chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 4 năm thành lập của No-U FC và xem như đó là 1 sự "thách thức" công an Hà Nội, bọn No-U này còn gửi thiệp mời ông Nguyễn Đức Trung - giám đốc công an Hà Nội tới tham dự. Và có lẽ tôi không cần phải nói thì các bạn cũng biết là 1 người thi hành pháp luật thì không bao giờ ngồi chung bàn với những kẻ "bán tổ buôn quốc" này.



Ảnh: NoU tổ chức sinh nhật lần thứ 4 tại nhà hàng 96 Thái Thịnh 

Công khai mời như vậy đấy nhưng Nguyễn Xuân Diện (chú Tễu, và là thành viên của No-U) đã viết 1 bài ăn vạ như sau; "Tối nay, 30 -10.2015, CLB bóng đá No U Hà Nội tổ chức sinh nhật lần thứ Tư. Địa điểm tổ chức tại một nhà hàng trên phố Thái Thịnh được "bí mật" đến phút chót. Tuy nhiên từ hơn 18h đã thấy hàng chục nhân viên an ninh Hà Nội mặc thường phục và xe của lực lượng trật tự án ngữ ngay trước cửa nhà hàng". 

Nguyễn Xuân Diện nói rằng đã giữ "bí mật" tới phút cuối, và cá nhân tôi chẳng biết thế nào mà công an Hà Nội biết được để mà "án ngữ ngay trước nhà hàng" như Nguyễn Xuân Diện đã nói... và nếu là hội, nhóm đàng hoàng chính trực thì sao lại phải tổ chức "lén lúc bí mật"?

Ảnh: Nhìn vào đây, người ta thấy đó là sự dàn dựng nhằm vu khống Công an
Ở Facebook của Nguyễn Xuân Diện và Mai Xuân Dũng trích tin từ Lã Việt Dũng; "Các thành viên và khách dự lễ sinh nhật kỷ niệm 4 năm thành lập No U - FC ở 96 Thái Thịnh - Đống đa - Hà nội đang bị khủng bố. Một đám rất đông cô hồn lao vào đập phá bàn tiệc hành hung mọi người. Doan Trang bị bắt đưa về đồn Cát Linh. Trong phòng bị cắt điện, mọi người bị bao vây, bên ngoài cô hồn cầm gậy gộc, tuýp sắt đón đánh mọi người. Nhiều người khác bị canh me, ngăn chặn không đến được buổi lễ này. Như vậy, cô Đoan Trang bị bắt tại nhà hàng 96 Thái Thịnh".

Vào lúc đó Nguyễn Xuân Diện cũng đăng trên Facebook được dẫn nguồn từ blog "chú Tễu" của hắn; "Cuộc vui đang bắt đầu thì nghe tin Đoan Trang trên đường đã bị bắt đưa về CAP Cát Linh khi đang trên đường đến sinh nhật No-U FC".

Chỉ riêng việc Đoan Trang bị công an mời về làm việc mà chúng nó đã nói "người Đông, kẻ Tây" rồi... cho thấy ngay cả việc "loan tin, tung tin" mà cũng không đồng đều, thống nhất với nhau, cái việc bé thế mà cũng chẳng làm xong thì Cộng sản không sụp đổ hơn 40 năm chúng ta cũng chẳng lạ lẫm gì.

Và điều này chứng tỏ đám Lã Việt Dũng, Nguyễn Xuân Diện, Mai Xuân Dũng không có nắm bắt và biết sự việc như thế nào mà đã vội vàng rêu rao "Đoan Trang" bị bắt! Với việc rêu rao, tung tin sai lệch là 1 thủ đoạn rất quen thuộc của bọn No-U nói riêng và các "bang hội" khác nói chung. 

Ngay sau khi sự việc xảy ra, đám No-U chụp ảnh, quay phim đăng lên mạng một mực khẳng định là "công an". Tuy nhiên thực hư ra sao thì có lẽ tôi và các bạn đã thấu hiểu, biết được phần nào rồi. Từ việc miêu tả của Nguyễn Xuân Diện và đồng bọn và thành viên khác nói không ăn khớp nhau. 

Các bạn không tin thì có thể truy cập vào Blog hay tài khoản Facebook của "Tiễn Sũy" Nguyễn Xuân Diện xem, nhưng việc Nguyễn Xuân Diện nói trên đủ chứng tỏ đây là 1 việc "cào mặt ăn vạ".

Giống như tôi đã nói mấy ngày trước vậy đó, "Màn kịch nạn nhân" cứ được diễn tới diễn lui xem riết nhàm chán, bởi vậy cái phong trào "dân chủ" nó ngày càng tẻ nhạt và vô vị.

Mai Anh - Bài viết tổng hợp

BỆNH THẦN KINH HOANG TƯỞNG CHÍNH TRỊ THƯỜNG GẶP TRONG LÀNG DÂN CHỦ CUỘI

Những người bị bệnh này thường chứng tỏ mình là kẻ rất bền chí hướng, nhiều người ảo tưởng mình có sứ mệnh cứu rỗi loài người, quốc gia, hoặc nghĩ mình có vai trò quan trọng, sở hữu một bí mật nào đó và luôn bị đối phương (kẻ ác) săn lùng. Họ luôn có tâm lý dấn thân (dạng như Don Quijote), hoặc coi người xung quanh là những kẻ thù tiềm năng, dẫn tới sự sợ hãi vô cớ hoặc manh động không thể lường trước được.


Tình trạng thần kinh hoang tưởng đến từ việc bản thân gặp nhiều áp lực, hoặc tự gánh quá nhiều áp lực kỳ vọng vào chính mình. Những người này có thể đọc sách hay tìm hiểu các tài liệu mà mình yêu thích thâu đêm. Họ thường ngủ từ khoảng 8h - 11h hàng ngày. Việc rối loạn đồng hồ sinh học gây ra cũng là một trong những nguồn cơn làm trầm trọng thêm bệnh tình của họ.

Người thần kinh hoang tưởng có những lập luận mới nghe thì rất sắc bén, giầu tri thức nhưng vẫn có một thứ không thể giấu được đó là đôi mắt. Đôi mắt người thần kinh hoang tưởng thường có gì đó hoang dại, thất thần, hoặc nhìn rất u tối. Đôi khi họ lẩn trốn người xung quanh bởi những lý do không đâu.

Người thần kinh hoang tưởng không bao giờ nhận thức rõ tình trạng bệnh lý của mình, thậm chí đưa họ đến bác sỹ là âm mưu chống lại họ. Họ chỉ bị thuyết phục bởi những người mà từ thâm tâm họ cảm thấy thân thiết và kính trọng. Rất lưu ý, là những bệnh nhân này luôn luôn có xu hướng phản bác lại bất cứ thứ gì mà truyền thông nhà nước phổ biến. Đặc biệt là những vụ việc phức tạp có liên quan đến an ninh trật tự, đất đai, khiếu kiện và ngay lập tức họ có mặt để góp tiếng nói bất kể đúng sai. Do đó, ngoài điều trị bằng thuốc, yếu tố gia đình và cộng đồng rất quan trọng trong việc chăm sóc, nhắc nhở bệnh nhân tự giác uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

Việc điều trị cho những bệnh nhân như vậy cực kỳ khó khăn, đòi hỏi rất nhiều công sức. Sau giai đoạn trị lý bệnh điều quan trọng là dành cho họ một không gian thực sự thư thái, tránh xa áp lực và những chất kích thích. 

Lời này có lẽ đã xúc phạm tới thần tượng mới của nhiều người, nhưng biết sao được, đơn giản là tôi nghĩ như vậy. Hi vọng là nó sớm điều trị bệnh (khoản nài cực khó) thành công rồi về nhà.

Hoàng Trường

BIỂN ĐÔNG - PHẢI CHĂNG CHÚNG TA HÈN NHÁT?

Thời gian gần đây, Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn tất những công trình xây dựng, bồi đắp trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng sau khi hoàn tất xây dựng những đảo nhân tạo họ sẽ tiếp tục xây dựng các hạ tầng cơ sở ở trên đó để phục vụ cho cả mục tiêu quân sự và dân sự của nước này.


Cũng như những lần trước đây, các trang mạng phản động như BBC, RFA, RFI, VOA, Nhật ký yêu nước, Việt tân ... lại đăng đàn với luận điệu cũ rích mang tính kích động với luận điệu xuyên tạc rằng “Đảng ta hèn nhát”, "cộng sản hèn với giặc, ác với dân"...

Công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: The Week Magazine

Cùng nhìn lại những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Trong mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn phải đương đầu với cuộc xâm lược của các thế lực ngoại bang. Từ các cuộc kháng chiến chống ách xâm lược, đô hộ của phong kiến phương Bắc đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một dân tộc phải đương đầu với nhiều cuộc xâm lăng, nhiều biến cố to lớn như vậy nhưng chưa khi nào chúng ta chịu khuất phục, luôn bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, quyền tự chủ của dân tộc.

Lịch sử vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước vĩ đại đó của dân tộc Việt Nam là minh chứng hùng hồn rằng xưa nay dân tộc Việt Nam chưa bao giờ hèn nhát, luôn đặt chủ quyền lên trên hết, vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc mà mỗi người dân Việt Nam đều sẵn sàng đứng lên để chiến đấu. Dân tộc ta đã không hy sinh chủ quyền chỉ vì muốn hòa bình và cũng không dùng chủ quyền để đánh đổi hòa bình.

“Một Đảng hèn nhát” theo sự xuyên tạc của đám rận nhưng đã lãnh đạo một đất nước nhỏ bé đánh tan dã tâm xâm lược của những đế quốc, thực dân hùng mạnh với quân đội được trang bị tối tân, hiện đại bậc nhất thế giới như Pháp, Mỹ. Thế nhưng, một chế độ đã làm tay sai cho đế quốc, đẩy nhân dân ta vào cuộc chiến tranh khốc liệt, kéo dài với bao đau thương, mất mát như Việt Nam Cộng Hòa thì lại được bọn rận tôn thờ như là anh hùng, chính nghĩa quốc gia.

Chúng nói Đảng ta hèn nhát nhưng như thế có là hèn nhát khi ta liên tục và thường xuyên hành động nhằm khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa như khai thác tài nguyên trên những vùng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép và thường xuyên gây hấn. Đảng ta có hèn nhát khi liên tục và thường xuyên phản đối cấp quốc gia và quốc tế đối với những tuyên bố, hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông? Và liệu Đảng, Nhà nước ta có hèn nhát khi mà chúng ta kiên quyết bác bỏ các tuyên bố chủ quyền trái phép của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền hợp pháp, đầy đủ cơ sở pháp lý của Việt Nam trên Biển Đông. Chúng ta có hèn nhát khi liên tục nâng cấp vũ khí, hiện đại hóa hải quân, không quân, mua sắm mới, sản xuất mới trước tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quóc? Chúng ta có hèn nhát khi nhiều lần tập trận bắn đạn thật, phóng tên lửa thật ở Trường Sa, trên Biển Đông, ngay trên vùng mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép?

Trước những tuyên bố và hành động ngang ngược của Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam gây làn sóng phản đối mạnh mẽ trên toàn thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước đối với vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài. 

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn hòa bình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không những vậy, chủ trương đó còn nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và các quốc gia khác trên thế giới.

Là người dân Việt Nam dù sinh sống trên mảnh đất chữ S anh hùng hay ở xa quê hương, trước những tuyên bố và hành động ngang ngược của Trung Quốc đều bày tỏ sự bất bình, lên án những hành động của Trung Quốc đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm với dân tộc và sự đồng lòng với Đảng và Nhà nước trong chủ trương giải quyết tranh chấp tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ấy vậy mà vẫn có một số kẻ dù mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, luôn tự cho mình là yêu nước nhưng lại luôn dùng những luận điệu kích động, chia rẽ tinh thần đoàn kết dân tộc.

Để nhận xét một dân tộc hèn nhát, một con người hay một nhà nước hèn nhát hãy nên để cho lịch sử, để cho đời sau nhìn nhận giống như những gì mà hôm nay chúng ta ghi nhận công lao cha ông, hay thế giới ghi nhận về dân tộc Việt Nam, về con người Việt Nam chứ đừng nên áp đặt những suy nghĩ cá nhân thiển cận, mang tư tưởng phản động.

Tâm Ngôn

Nỗi khổ của “sếp”!

Không hiểu sao phim ảnh, sân khấu cứ có nhân vật “Giám đốc” là y như rằng sẽ dính đến chuyện bồ bịch với thư ký hoặc tham nhũng như một lối mòn. Thực tế không hẳn là thế và liệu có cách nhìn khác về các “sếp” cho công bằng hơn?

Có không ít “sếp” quyền lực nắm trong tay nhưng thích hưởng thụ và nhấm nháp quyền lực hơn là lấy quyền lực làm điều kiện để cống hiến nhiều hơn. Những “sếp” này thường là loại háo danh, háo lợi vì lý do nào đó có được cái ghế không xứng với mình nên khi có quyền lực chỉ biết tận hưởng quyền lực có thể thuộc loại “30%” như xã hội đang xếp số công chức vô tích sự hiện nay. Cá nhân công chức vô tích sự đã khổ cho xã hội nhưng “sếp” vô tích sự thì kéo lùi sự phát triển của xã hội và trước hết, trực tiếp và nhìn thấy dễ nhất là làm khổ nhân viên của mình. Đó là thực tế nhưng không phải là tất cả.

Không ít “sếp” của cơ quan nhà nước vô tình thành “giám đốc nhà trẻ” khi cứ phải nhận thành phần “30%” dù biết nhận về để nuôi báo cô nhưng không nhận không được. Thôi thì con bà tài chính, cháu ông cấp trên đã có lời gửi gắm. Vì sự phát triển của cơ quan mà từ chối ư? Làm mất lòng những người quan trọng thì cơ quan có khi lụn bại vì hàng trăm lưới nguyên tắc chụp lên “cho biết tay”! Thế cho nên mới có chuyện sếp to gặp nhân viên bé dưới cả mấy cấp vẫn cứ phải chủ động niềm nở trước với câu “Ông (hoặc bố, bác) có khỏe không cháu?”.

Thời buổi hiện nay chỉ công việc thôi chưa đủ, mà để công việc chạy, các “sếp” phải làm thêm ngoài giờ. Cái giờ làm việc ngoài “8 tiếng vàng ngọc” kia không phải là chồng hồ sơ, kế hoạch trước mặt mà là... bàn tiệc trước mặt để sếp “ngoại giao” và tranh thủ với các đối tác. Tất nhiên, chủ chi có thể là sếp, là người cơ quan khác, nhưng sự có mặt của sếp là biểu hiện của mối quan hệ gần gũi, thân tình khi mà những thỏa thuận, hứa hẹn, cam kết, thậm chí ký kết được xảy ra bên bàn tiệc chứ không phải tại văn phòng, trụ sở cơ quan. Lắm sếp bia rượu kém thì có anh thư ký dùng đỡ bởi thiếu những cuộc hội ngộ vui vẻ thế này, sếp trở thành không hòa đồng, thân thiết với các cơ quan hữu quan thì công việc của cơ quan sếp.

Chuyện “nâng thay, uống đỡ” của cấp dưới cũng không làm sếp thoát “nạn” và thế là nhiều cô, nhiều chị trong cơ quan có ngoại hình khá, lém lỉnh chút được điều động tháp tùng sếp tiếp khách. Chỉ thương những “sếp bà” khi chồng con đi suốt ngày còn mỗi một bữa tối bên mâm cơm đoàn tụ gia đình cũng trống một chỗ ngồi để rồi ngóng đợi, ngóng đợi chồng về trong cái thế lơ mơ, ngật ngưỡng và lăn ra ngủ ngay vì mệt. Riết rồi thành quen và các bà, các chị cũng phải chặc lưỡi mà tự an ủi mình rằng: Biết làm sao khi chấp nhận chồng làm sếp và thời buổi bây giờ, công việc nhiều khi không phụ thuộc vào khả năng, vào tính cấp thiết và khả thi mà chủ yếu phụ thuộc vào những mối quan hệ!

Cũng vì thắt chặt những mối quan hệ mà khối sếp bị oan có nguy cơ tan cửa nát nhà. Tôi quen một giám đốc bị vợ đâm đơn ra toà đòi ly dị chỉ vì không giải trình được một vết son trên vai áo. Là người chỉn chu, yêu vợ thương con đã từng đối mặt với những cuộc thanh tra lớn nhỏ nhưng anh giải trình được băng băng, đầy thuyết phục, vậy mà một vết son không biết sao lại có trên vai áo thì anh đành chịu. Gặp phải bà vợ cũng hết lòng thương chồng yêu con lại có tỷ lệ “hoạn thư” trong người hơi cao thì càng “giải trình” càng bế tắc. Mà suy cho cùng, vết son trên vai áo ấy cũng chỉ là giọt nước cuối cùng tràn ly trong lòng chị khi trước đó là chuỗi ngày đằng đẵng chờ chồng về mỗi tối với khát khao được tâm sự những lo toan để rồi mỗi đêm, lại phải thở dài sườn sượt bên anh đang mềm nhũn, ngáy khò khò trong phòng vắng.

Biết chuyện này, một anh thủ trưởng của một cơ quan nọ vớ lấy tôi như cái bình để trút bầu tâm sự:

- Thà là thế chứ như em thì khổ quá bác ơi!

- Cậu cũng có vết son trên cổ áo?

- Không! Nhưng em cũng hay phải “ngoại giao” tiếp khách. Mỗi lần đi, em đều nhắn tin cho bà xã như một lời “xin phép” tế nhị và thâm tâm thật thương vợ, đi làm suốt ngày về, tối đến lại lo chuyện con cái học hành, chuyện nhà cửa... Thâm tâm em rất biết ơn vợ như một hậu phương vững chắc!

- Có cô ấy như thế còn khổ cái nỗi gì!

- Khổ là trong cái sự giao lưu vì công việc, tiệc tùng xong, đầu óc “tây tây” vì bia rượu nốc vào, có ông khách lại nổi hứng đòi đi tiếp đoạn karaoke! Mình là chủ xị, lo được cái áo lại không chiều thêm được cà vạt quàng vào cho trọn vẹn và được việc.

- Hát hò là giã rượu lắm đấy, lại rèn luyện khả năng văn nghệ nhất là cuối năm thủ trưởng hát tặng anh em trong cơ quan thì còn gì bằng!

- Vâ…âng! Nhưng khổ nỗi trong phòng hát lại có “tay vịn” và rồi cái thằng phó của em “tốt” tới mức thay sim khuyến mại, ra ngoài gọi điện cho vợ em đến tận phòng hát đón em về! Bà xã đến  thực mục sở thị từng đôi cặp kè liền bỏ về...

- Sao cậu biết là thằng phó?

- Thì hôm sau nó đến nhà em để “thanh minh” cho em rằng làm sếp thì chuyện giai gái là bình thường và khuyên nhà em đừng làm to chuyện như nhờ chi bộ hay cấp trên giáo dục!

- Nó tưởng vợ cậu máu sư tử Hà Đông để mượn tay đánh cậu, tranh ghế chứ gì!

- Cũng may mà vợ em “tỉnh đòn”! Nhưng suốt nửa năm nay bà xã em dù vẫn lo toan cơm nước, chuẩn bị chu đáo cho chồng con nhưng tối đến cứ ôm gối sang phòng khác ngủ. Không khí vợ chồng như có bức tường ngăn cách khi chỉ không còn thấy những điều tâm sự và nụ cười của cô ấy. Giờ mới thấm câu ca dao hiện đại: “Ra đường sợ nhất (xe) công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”.

Khổ thân cho hai ông bạn quen làm sếp khi tôi biết rằng họ luôn gìn giữ tới mức nhân viên nữ vào phòng cũng phải mở toang cửa và bị mang tiếng “dát gái” suốt bấy nay. Nhưng còn những sếp khác?

Công bằng mà nói không thiếu sếp thích nhận “hối lộ” bằng tình cảm của nữ nhân viên cấp dưới nhưng cũng có không ít sếp phải gồng mình lên “chống trả” một cách tế nhị và khéo léo trước cơn bão tình cảm của nhiều chị em trong cơ quan. Ngoài số rất ít chị em thích “đút lót” bằng tình để mưu cầu những toan tính cá nhân còn là chuyện con người. Nhiều sếp có được chiếc ghế hiện tại bằng tài năng và đức độ thật của mình chứ không phải ai cũng do “chạy” mà có. Sự thành đạt cũng là một giá trị cùng với tâm tài thật của sếp dễ trở thành thần tượng mơ ước trong trái tim chị em. “Chị em” ở đây có cả những người có chồng bởi chả cứ với sếp, những mối tình công sở luôn nảy nở như báo chí vẫn nêu khi mà chả phải gia đình nào cũng hạnh phúc trọn vẹn không có những ông chồng nát rượu, cáu kỉnh thô lỗ, hay xa nhà, thậm chí có “phòng nhì”.

Vậy sếp thành đạt, tốt bụng, hiểu người, hiểu việc anh em trong cơ quan trở thành đối tượng “tấn công” cũng là điều dễ hiểu. Sếp lâu năm tại cơ quan ít khi xáo động chứ sếp mới về, tôi chắc chắn cơ quan có “tân sếp” sẽ rạng rỡ hơn với những bộ quần áo mới của một số chị em. Trước khi vào phòng sếp, không ít các cô, các chị sẽ thêm một động tác đứng trước gương tự kiểm tra mình, sửa lại cổ áo, nhoẻn một nụ cười. Không hẳn họ định tán sếp nhưng chắc chắn ai chả muốn sếp “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” họ. Người lớn thì cũng là trẻ con lớn tuổi và con cháu chúng ta thường tự hào hơn với bạn khi được thầy cô giáo có cảm  tình hơn, thậm chí là được giải quyết khâu oai.Người lớn cũng chả khác. Có cô trong cơ quan được sếp mời đi uống cà phê, nói chuyện riêng để nắm tình hình đã ngộ nhận mình là “người của sếp” bỗng trở thành lạm quyền, vênh váo, thích góp ý, muốn hơn người, khắc họa “vai trò”... thành ra dư luận xì xào và chỉ có sếp phải chịu nỗi oan Thị Kính mà không thể có cơ hội thanh minh giải thích vì đố ai dám bạo gan hỏi sếp có phải là bồ của cô nọ cô kia!

Có sếp không oan nhưng là nạn nhân của một âm mưu. Có một vị Tổng Giám đốc một công ty cổ phần bị thân bại danh liệt chỉ vì cấp dưới “vô ý” để sếp cặp bồ với vợ của mình để một ngày bắt quả tang và đòi đáp ứng những điều kiện đưa ra. Không đáp ứng nổi, cả hai vợ chồng đâm đơn tố cáo hành vi sàm sỡ lạm dụng tình dục của sếp. Và cũng không ít sếp từng bị tống tiền, tống... danh, tống chức vụ, quyền lợi để rồi khi người tình không đạt được thì sếp cũng tan tành sự nghiệp vì không qua được "cửa ải mỹ nhân”. Cuộc đời có vay có trả và những sếp yếu lòng bị trắng tay trong sự nghiệp, hạnh phúc gia đình là sự trả giá tất yếu, nhưng sao tôi cứ bâng khuâng rằng, giá họ không làm sếp thì biết đâu vẫn còn giữ được những điều đáng giữ.

Làm sếp khó lắm thay và khó nhất là vượt qua được chính mình bởi quyền lực cũng như tiền bạc, không phải ai cũng biết tiêu tiền và sử dụng quyền lực một cách thông minh nhất.

Lê Quý Hiền

Thursday, October 29, 2015

CON RỐI BỊ GIẬT DÂY

Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh là một nhà lão thành cách mạng, cụ là là thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam và là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987.


Cụ có nhiều công lao là người gạo cội, tôi khâm phục cụ ở chỗ, là con người đã từng giữ chức vụ ngoại giao nên cụ rất khéo léo ứng xử với những lời lẽ “trịch thượng, bành trướng của Trung Quốc”, nhiều lần nhờ vào kiến thức và tài năng của cụ mà làm cho những người lãnh đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc phải cứng họng.

Chân dung Nguyễn Trọng Vĩnh

Thế nhưng cụ ngày càng trở thành "cái loa" để thực hiện mưu đồ chính trị của Xuân Diện của Huệ Chi. Thật không khó để nhận ra, những bài trả lời phỏng vấn của cụ Vĩnh luôn luôn được đăng trên trang của bauxite Huệ Chi và Tễu Xuân Diện.

Điều nhận ra rằng cụ là nhà lão thành, có nhiều cống hiến nhưng cụ luôn đem đến cái nhìn lệch lạc, ý của cụ nôm na luôn “ám chỉ” “lãnh đạo của Việt Nam luồn cúi, chấp nhận làm thân phận chư hầu với Trung Quốc” và chỉ mình cụ mới hiểu được âm mưu thâm độc của Trung Quốc.

Thưa cụ: nói suông về âm mưu của Trung Quốc và chửi lãnh đạo “Việt Nam quỳ gối trước Trung Quốc” đó chỉ là những suy nghĩ đánh giá được cái bề ngoài thôi.

Điều tôi thấy lạ là các nhà lãnh đạo của Việt Nam họ đều nhận thức được vị trí của mình, hơn thế họ còn có một bộ máy “tham mưu” đồ sộ như Bộ quốc phòng, Bộ ngoại giao để đưa ra ý kiến, phương pháp khi “đối đầu với Trung Quốc”.

Vậy thì những bài phát biểu của cụ đã thể hiện đúng tình hình chưa, cụ đã về hưu nên những thông tin thực tế trên hiện trường cũng như kinh tế chính trị thì cụ chỉ thông quan “báo mạng” để phán ánh chứ chưa thể đánh giá trên thực tế thì là sao mà cụ đưa ra được những phát biểu khách quan được phải không?

Nhất là việc bên cụ luôn có hai ông “hàm xóm” ông Chi và ông Diện tham gia “mợn đờm”, “môi kích” thì làm sao mà cụ có thể nhìn nhận vấn đề một cách đúng mực được.

Cụ Vĩnh được biết đến với nhiều hoạt động như kêu gọi thả tên lưu manh Cù Huy Hà Vũ, người đàn bà quái thai Bùi Hằng, đòi Việt Nam làm đồng minh quân sự với Mỹ, huy động quân đội tử thù với Bắc Kinh những thư ngỏ, thư gửi thì cụ luôn luôn là người đầu đơn, vận động nhiều người có tuổi giống cụ và đã từng giữ chức vụ cao trong Đảng tham gia bỏ chủ nghĩa Mác…

Nói thật với cụ chúng tôi cũng mong liên minh với Mỹ để mạnh lắm, nhưng mà chết cái dở là liên minh thì phải có “điều kiện” và đó mới chính là điều mà tôi quan tâm. “Tham gia mái nhà chung là phải có luật chơi chung”. Cụ cứ phát biểu những bài phát biểu như vậy thì càng ngày cụ sẽ càng trở thành công cụ cho kẻ khác lợi dụng chứ chẳng còn là những bài phát biểu sắc và sâu nữa.

Mong rằng cụ nhìn nhận lại vấn đề “hòa” để bình đẳng, bảo vệ lợi ích chứ không phải hòa để “thiệt thòi” là “quỳ gối”.

Tưởng

KHẨU CHIẾN, BÚT CHIẾN VÀ PHÍM CHIẾN THỜI @

Khẩu chiến 

Có lẽ từ xưa đến nay, ai ít nhất trong đời lớn lên cũng một lần tận mắt nhìn thấy cãi lộn, chửi bới lẫn nhau, họ khua chân múa tay, phùng má trợn mắt, gân cổ nổi lên như sợi dây thừng, mặt đỏ gay, ngoài việc phun bọt mép thì những từ xấu xa thô tục nhất cũng văng ra nhằm hạ nhục đối phương. Đó là những cuộc khẩu chiến người ta thường coi là của kẻ chợ. Và sau này trên truyền hình cũng thường xuất hiện những cuộc đối đáp của một số nhân vật, hay chính khách nhằm hạ thấp uy tín của đối phương vì mục đích chính trị và quyền lợi kinh tế.

Bút chiến

Thuở sơ khai khi nền văn minh chưa được hội nhập, vào khoàng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi cái chữ quốc ngữ như vết dầu loang đến được với mọi nhà, mọi người và phát triển vượt lên cả mô hình bình dân học vụ, bút mực và đèn dầu là công cụ và cũng là vũ khí hết sức lợi hại để người ta chỉ trích, moi móc chửi bới nhau, trên các tờ báo cũng xuất hiện nhiều bài báo công kích nhau, đối nghịch nhau về quan điểm chính trị, họ lấy ngọn bút để chiến đấu cho lý tưởng của họ, có thể nói đây là những cuộc bút chiến của kẻ sĩ, nó cũng yếu và lịm dần theo những thăng trầm của đất nước.

Phím chiến@

Kể từ ngày công nghệ bùng nổ, sự giao thoa giữa các nền và vùng văn hóa phát triển mạnh mẽ, khoảng cách hiểu biết ngắn càng được rút ngắn, không chỉ còn là đơn thuần của một số ít tầng lớp @. Theo các quan sát viên cho biết từ các em học sinh cấp 2 đến các cụ già 79, 80 đều có thể sử dụng điện thoại và máy tính, từ thành phố đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ đất liền đến hải đảo...

Những chiến binh anh hùng bàn phím thời đại công nghệ thông tin

Chỉ cần bấm một cái là ta có thêm một người bạn ở bất kỳ vị trí nào trên trái đất, chỉ cần viết vài chữ sau ít phút là hàng trăm hàng ngàn người đọc được và có thể không cần suy nghĩ, chỉ nhoay nhoáy một chút trên bàn phím là bạn có thể gửi đi một thông điệp.

Chính sự thông dụng, nhanh nhạy phổ biến và miễn phí của các trang mạng đã lôi cuốn đông đảo các tầng vào một cái guồng quay lịch sử.

Ngoài việc sử dụng công nghệ hữu ích cho công việc thì xuất hiện các anh hùng, các chiến binh như những con thiêu thân, họ không ngại ngần tung ra những ngôn từ xuất sắc mà người thường cảm thấy tối kỵ, họ có thể mạt sát một cách hào phóng đến bất kỳ ai khi họ không thích. Chỉ cần lướt nhẹ bàn phím là họ có thể bắn đi hàng ngàn viên đạn đến đối phương, bàn phím đã trở thành một vũ khí chiến đấu hết sức phổ biến cho một cuộc chiến truyền thông. Ta khó có thể hình dung ra sự đa dạng, rầm rộ và quy mô của cuộc chiến này. 

Một cuộc đại chiến trên bàn phím!

Trong một bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn, ranh giới giữa thiện và ác, giữa sống và chết, giữa thật và giả, giữa hỗn độn và bình ổn là hết sức mong manh, đạo đức xuống cấp đến báo động, mọi gò bó về văn hóa Á Đông xưa cũ đã bị tháo gỡ, những tư duy cũ rích đã bị chôn dần vào dĩ vãng nhường chỗ cho sự trần trụi và nghiệt ngã lên ngôi của vật chất.

Sống chung trên một trái đất, sống chung dưới một vòm trời, cùng chịu ánh nắng chói chang của mặt trời nhưng cũng hưởng thụ chung dịu mát của mặt trăng, là con người hãy biết tiết chế và kìm hãm bớt những cơn thịnh nộ, hãy giành cho nhau một chút gì đó gọi là thân thiện đó mới là lối thoát và con đường dẫn đến hòa bình hỡi các chiến binh bàn phím.

Hữu Thảo

NGUYỄN VIẾT DŨNG VÀ BẢN ÁN PHÁP LUẬT

Câu chuyện “cây xanh Thủ đô” giờ đây đã lắng xuống, nhưng cái tên Nguyễn Viết Dũng – “Dũng phi hổ” thì có lẽ lại được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn mạng hiện nay. Chẳng phải do hắn tài giỏi, có ảnh hưởng lớn làm thay đổi cục diện “cây xanh”, mà hẳn “nổi” bởi bộ quần áo và cờ của chế độ Việt Nam Cộng hòa với 1 nhóm người tự xưng là người của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ngang nhiên diễu hành quanh Hồ Gươm. Ngày 13/4/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm đã tiến hành bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Viết Dũng. Phiên tòa sơ thẩm sẽ chính thức diễn ra trong hai tháng tới tại Hà Nội.

Nguyễn Viết Dũng - kẻ tôn thờ chế độ Ngụy VNCH
Đối với những người tận mắt chứng kiến hành động của nhóm “Dũng Phi Hổ” có thể dễ dàng nhận ra một điều rằng, những con người này đang muốn lợi dụng các cuộc biểu tình “cây xanh” nhằm gợi nhớ về một chế độ ngụy quân, ngụy quyền quá vãng, một chế độ đã gây bao đau thương, nước mắt cho dân tộc ta - chế độ Việt Nam Cộng hoà. Thế nhưng, đi trái với lịch sử và thực tế tất yếu, Nguyễn Viết Dũng và đồng bọn lại mong muốn quay về chế độ ấy. Bằng việc đi tuần hành phản đối việc chặt cây xanh, chúng đã kích động, gây rối trật tự công cộng, gây hoang mang cho người dân tại khu vực quanh hồ Gươm.

Ngay sau khi tiến hành bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Dũng, hàng loạt các trang mạng phản động như danlambao, danoan, …đã lên tiếng “rêu rao”, “đòi công lý”, bảo vệ cho Dũng và phản đối quyết định của cơ quan công an. Các nhà “rận chủ” đua nhau bắt tay vào sự nghiệp “chém gió”, “tâng bốc”, xuyên tạc sự thật mong cứu đỗi “đàn anh” khỏi bàn tay luật pháp. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Nguyễn Viết Dũng phải đứng trước vành móng ngựa để đối mặt với tội lỗi của mình, vì vậy những bài viết, những luận điệu của “nhà rận” ngày càng ngập tràn trên các báo mạng. “Bài ca người anh hùng phản động” được riễu qua, riễu lại, được thêm gia vị tới mức người đọc cảm thấy nhàm chán, buồn nôi. 

Chúng đứng lên bảo vệ “Dũng phi hổ”, bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa - một chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền đã đem đến bao đau thương, mất mát với đồng bào, reo rắc tội ác với dân tộc, đất nước để được hưởng cuộc sống vinh hoa, phú quý. Những việc làm của chúng chẳng khác nào những kẻ phản bội lại đồng bào, dân tộc mình đó sao.

Luật pháp nghiêm minh, kẻ phạm tội đều bị nghiêm trị. Hành động của nhóm Nguyễn Viết Dũng chắc chắn sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho Dũng và đồng bọn của hắn - những kẻ đang ti toe học đòi chống chế độ.

Hoa Nắng

Wednesday, October 28, 2015

BBC CẮN CÀN VỤ NGUYỄN LÂN THẮNG

Ngày 25/10 vừa qua trang BBC Tiếng Việt cho đăng tải bài viết: "Nguyễn Lân Thắng: tôi chấp nhận rủi ro" như để thanh minh, biện hộ cho những hành động ngông cuồng, láo xược của Nguyễn Lân Thắng trong thời gian vừa qua. Thực chất đây chỉ là những lý lẽ của những kẻ mà theo tôi có thể gọi là "đốn mạt", chúng đang cố gắng cắn càn để đánhlạc hướng dư luận, đặc biệt là dư luận quốc tế.

Như đã biết, trong thời gian qua Nguyễn Lân Thắng đã liên tục đăng tải những hình ảnh, video clip và cả những bình luận có nội dung xúc phạm, phỉ báng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cờ Tổ quốc và những biểu tượng thiêng liêng khác của dân tộc Việt Nam trên trang mạng xã hội Facebook.



Phản ứng của dư luận xã hội cả ở trong nước và quốc tế đương nhiên là vô cùng bức xúc. Nhiều người còn gay gắt cho rằng: Nguyễn Lân Thắng là kẻ mà trời không dung, đất không tha; hắn không chỉ đơn thuần là kẻ "óc chó" mà còn là thằng mất dạy, vô văn hóa ... Và thực sự đã có rất nhiều người quyết tâm dạy cho hắn một bài học - bài học về đạo làm người, bài học của đạo đức và nhân cách.

Ở trong nước, có những nhóm đã mở những cuộc truy lùng "tung tích" của Nguyễn Lân Thắng để bắt hắn phải nhận khuyết điểm cũng như xin lỗi toàn thể người dân Việt Nam. Nhiều người nóng tính còn sẵn sàng xử đẹp, dùng nắm đấm "vỗ vào mõm con chó" để cho nó biết thế nào là hậu quả của sự mất dạy. Thậm chí một nhân vật được gọi là "Thánh Chửi" trên mạng xã hội là Dương Minh Tuyền cũng sẵn sàng làm clip để "dạy dỗ" kẻ vô ơn, hỗn láo. Có thể rất nhiều người trong số chúng ta không đồng tình lắm về những cách "xử lý mạnh" như trên. Tuy nhiên, có thể thấy đây là những phản ứng hay nói đúng hơn là sự phản hồi của cộng đồng trước những cá nhân có việc làm, hành động vi phạm quy tắc đạo đức ứng xử trong văn hóa Việt Nam.

Không chỉ vậy, cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng tỏ ra vô cùng bức xúc khi lên án mạnh mẽ việc làm trên của Nguyễn Lân Thắng. Điển hình Kiều Bào ở CHLB Đức đã lên tiếng yêu cầu Chính phủ ra luật: chống phỉ báng chính trị và tuyên truyền bất hợp pháp về chế độ cũ.

Cái gọi là chấp nhận rủi ro vì động chạm đến thần tượng mà BBC mớm lời Nguyễn Lân Thắng? Chỉ cần đọc đến những câu chữ trên là tôi nghĩ hắn vô cùng xứng đáng "ăn hành" từ cộng đồng rồi. Không biết Nguyễn Lân Thắng đã "làm được gì cho đời" chưa mà chấp nhận rủi ro "như người lớn" thế. Sinh ra trong dòng họ Nguyễn Lân - một dòng họ danh giá mà chẳng cần phải nhắc thì chúng ta ai cũng biết. Thế nhưng, không hiểu sao lại "nảy nòi' ra cái giống này. Thà như Dương Minh Tuyền nói "Có hư nhưng không hỏng" thì còn chấp nhận được, chứ đằng này cả hư cả hỏng song hành với nhau thì hết thuốc chữa !

Video Nguyễn Lân Thắng xúc phạm HCM bị thanh niên xăm hổ báo chỉ trích









Còn về phần BBC thì bản chất của tổ chức này chúng ta ai cũng biết rõ rồi. Đen thì không thể nào biến thành trắng. Vì vậy, cho dù BBC có cố gắng đánh lạc hướng dư luận, lừa gạt những người chưa biết thông tin chính xác thì cũng sẽ chỉ là những hành động vô ích, vì nhất định chân lý luôn được đưa ra ánh sáng. Và, những kẻ như Nguyễn Lân Thắng sẽ luôn được xướng lên với cái tên " C..HÓ".

Nguồn: Tiếng nói trẻ

Văn hóa “nổ” để nâng tầm giá trị bản thân của dân ta thật đáng lo ngại

Văn hóa là cái phân biệt con người với loài vật. Con người tương tác với môi trường tự nhiên, với xã hội và với tự thân vì có ý thức, nên tạo thành văn hóa.

Văn hóa là thuộc tính của cả loài người nên không cộng đồng nào, cá nhân nào là không có văn hóa. Văn hóa là dấu ấn của sự sinh tồn, là tập tính do thói quen, do sự tập nhiễm của hành vi và ý thức từ khi sinh ra đến lúc chết đi; từ bản thân, đến gia đình và xã hội.

Đó gọi là tập quán, là nếp nhà (gia phong), và dân tộc tính đặc trưng của một tộc người có trải nghiệm chung về phong thổ và lịch sử. Vậy thì, cái mà ngày nay chúng ta hay gọi “văn hóa nổ” cũng khó đứng ngoài sự tập nhiễm đó.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn: “Nổ” là một phức cảm tự ti

Điều quan trọng chúng ta không được quên, rằng văn hóa là nhân tạo, có quy trình thành, trụ, hoại, không. Cho nên nói đặc trưng văn hóa chỉ là nhấn mạnh, đề cao hoặc phê phán một số những nét đặc thù do nhân tạo và cũng có thể chuyển hóa. Văn hóa nào cũng là những chọn lựa mang tính lịch sử và có thể giải thể bằng những quyết định và thay đổi trong hành vi.

Chẳng hạn cái gọi là “văn hóa nổ” chỉ là sự khoa trương, tự đánh bóng, tự đề cao bằng lời nói về tự thân. Nổ có nghĩa là bùng lên, phá bung ra và gây tiếng động lớn. Nổ là văn hóa nói. Người Việt có những thành ngữ nói khoác, nói phét, nói dóc, nói láo, nói trạng, nói như khướu, nói như vẹt… Hàng trăm cách diễn tả, rất tế nhị và rất tinh vi.

Nổ là gây ồn ào, gây tiếng động quá đáng để khoa trương một cái rất ít thực chất. Nguyên nhân là do phức cảm tự ti, cảm thấy mình thua kém người khác nên biểu hiện bằng bề trái của nó là muốn hơn người, đè người (phức cảm tự tôn).

Hình ảnh tiêu biểu của nổ là cái pháo, tiền thân của thuốc súng và là một trong bốn phát minh vĩ đại của người Trung Quốc. Pháo đặc biệt dùng trong dịp Tết để đuổi ma quỷ, tức là nổ lớn cũng đủ đe dọa các các loài yêu tinh quỷ quái.

Văn hóa nổ của Việt Nam có thể tiêu biểu là bài thơ của Nguyễn Hữu Chỉnh (1741-1788) làm khi mới 9 tuổi, lúc theo cha tới mừng tuổi thầy đồ. Bài Vịnh cái pháo như sau: “Xác không vốn những cậy tay người/Bao nả công trình, tạch cái thôi!/Kêu lắm lại càng tan tác lắm/Thế nào cũng một tiếng mà thôi”.

Chỉnh là trí thức Bắc Hà, bỏ nhà Lê và chúa Trịnh để vào Nam phò anh em nhà Tây Sơn nhưng sau cũng bị vua Quang Trung cho tướng là Vũ Văn Nhậm giết phanh thây và ném cho chó ăn.

Pháo nổ là bản thân cũng tan tành. Bạo phát đi liền với bạo tàn. Bạo động với người khác chính như việc bạo hành với bản thân. Hình ảnh của những thành viên bạo động cuồng tín đeo bom cảm tử là hình ảnh đương đại của việc này, muốn hành động gây sức ép với đối phương và dư luận.

Từ ngoài gây nổ gọi là bộc phá (explosion), tuy nhiên cái giá phải trả chính là sự nội phá (implosion), tức là hủy diệt tự thân. Nhà Phật dùng chữ nghiệp (karma) để chỉ về luật nhân quả. Karma chính là hành động tạo ra hậu quả. Nguyễn Du trong Truyện Kiều có một câu như một định luật mang tính khoa học: “Càng gay gắt điệu, càng tê tái lòng”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi: Trong nghiên cứu khoa học cũng “nổ”

“Nổ” là cách nói dân gian để chỉ những điều nói sai/nói quá sự thật, tức nói những điều không có. Nói năng kiểu đó vào những lúc trà dư tửu hậu, trên bàn nhậu, bên bạn bè, người thân chỉ để nhằm mục đích mua vui, gây sảng khoái thì cũng không chết ai. Nhưng “nổ” còn để tăng “uy tín”, tăng “giá trị” của mình, để đạt được những mục đích khác nhau thì quả là rất nguy hiểm.

Ngày nay có nhiều thành ngữ hiện đại để chỉ ra hiện tượng đó, như “Nổ banh nhà lầu”, “Nổ văng miểng”, “Nổ banh xác”… Trong nghiên cứu khoa học xứ ta cũng thường gặp hiện tượng này, dưới muôn hình vạn trạng.

Có vị tiến sĩ sử ở một trường đại học nọ, khi viết sách, ở tay gấp bìa 4 kê thật nhiều… những cuốn sách viết chung, mà sách viết riêng không hề có mấy. Thiên hạ nhìn vào bảng liệt kê đó cũng muốn chóng mặt. Hay một ông tiến sĩ ngôn ngữ khác, khi khai công trình để làm hồ sơ phó giáo sư cũng cố liệt kê ra đến 5 cuốn sách mà mình hiệu đính vào một mục riêng.

Ngay cả luận án tiến sĩ của vị này cũng được ghi đầy đủ các “thông số” như cơ quan bảo vệ, năm, số trang ở mục Tác giả và chủ biên; mà về nguyên tắc luận án chưa xuất bản thì không đưa vào đây.

Lại có người chỉ mới viết được vài bài báo, vài tham luận ở địa phương, in vài cuốn sách dạng du ký nhưng lại rất thích tham gia vào cuốn sách dạng “danh nhân” nhằm quảng bá mạnh mẽ hình ảnh, tên tuổi. Và đi đâu họ cũng nói năng, ứng xử tựa hồ như những nhà nghiên cứu lớn. Có cả ông viện sĩ khoe mình thật nhiều trong cuốn sách đó, được viết dưới dạng “tự thuật”.

Có những tác giả khi in sách rất khoái ký tên là “lưỡng” tiến sĩ – viện sĩ… trong khi danh hiệu “viện sĩ” này thực ra chỉ mang tính hữu nghị như kiểu tiến sĩ danh dự ở các trường đại học nước ngoài, bỏ tiền ra cũng có thể mua được, nhưng rồi cũng được dùng để lòe thiên hạ.

Một hình thức “nổ” khác là chủ biên các kỷ yếu hội thảo hay sách dạng tập hợp các bài viết. Có vị tiến sĩ “chủ biên” đến vài cuốn kỷ yếu hội thảo, mà có cuốn không hề có bài nào của mình trong đó. Theo thông lệ khoa học, không hề có chuyện “chủ biên” kỷ yếu, nhưng giờ đã thành chuyện rất phổ biến ở xứ ta.

Hoặc có vị nhân danh chủ tịch hội, hiệu trưởng, trưởng khoa mà cứ thoải mái “chủ biên” bài tập hợp của các hội viên, giảng viên trường mình, trong khi giỏi lắm họ chỉ đứng ra ở vai trò tổ chức bản thảo, hoặc đã có người làm giùm tất cả.

Khá phổ biến là khi làm đề tài khoa học, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra rất lớn lao, to tát, nhưng khi nghiệm thu thì không đạt yêu cầu hoặc chỉ thực hiện được một phần. Do năng lực nghiên cứu có hạn nên phải sử dụng cây đa, cây đề chống lưng để tìm kiếm đề tài và xây dựng mối liên kết giữa người đứng tên làm chủ nhiệm, nhưng thực tế là do người khác làm.

Tôi đã không ít lần chứng kiến những buổi bảo vệ luận án tiến sĩ hay nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, có những vị ngồi hội đồng nhưng lại không đưa được nhận xét hữu ích, có căn cứ khoa học, mà chỉ biết “ăn theo nói theo” người khác, hoặc nói những điều vòng vo không liên quan gì đến hội đồng mình đang ngồi, theo kiểu vô thưởng vô phạt, thậm chí sai phạm về kiến thức.

Những kiểu “nổ” trong nghiên cứu khoa học đã nhiều như vậy, thì việc “nổ” trong cuộc sống làm sao ít, nó đã thành căn bệnh trầm kha. Nếu chừng nào còn chưa “bắt mạch” và có bài thuốc hiệu nghiệm, thì đừng mong có một nền học thuật lành mạnh, đừng mong đạo đức xã hội được chấn chỉnh.

Trong dân gian có nhiều thành ngữ diễn tả các cách nói không bám víu vào thực chất, vào sự khả tín như: “Một tấc đến Trời”, “Thùng rỗng kêu to”, “Ba que xỏ lá”, “Ăn đằng sóng nói đằng gió”, “Ăn xuôi nói ngược”, “Ăn cò nói leo”, “Ăn ốc nói mò”, “Mười voi không được bát xáo”…

Monday, October 26, 2015

ĐẠI NGHĨA DANLAMBAO VỚI LỐI TƯ DUY NGU SI

Đọc bài viết "Giải mã huyền thoại những anh hùng cộng sản" và bài "Bản sắc anh hùng" của Đại Nghĩa trên Dân làm báo
với những đòi hỏi các nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia, nhất là các tướng lãnh trong quân đội phải đổ máu trên chiến trường mới được gọi là anh hùng. 

Vâng, dẫu biết xưa nay "nghiệp bá nghìn năm, trải trăm trận mới nên thắng lợi", nhưng không có nghĩa tất cả ai cũng phải ra trận, phải đổ máu, phải chết mới gọi là anh hùng. Chiến tranh thời nay không phải là tướng quân ra trận tỉ thí võ nghệ với tướng giặc. Mà ngay cả thời phong kiến tướng lĩnh có võ nghệ không thôi cũng không đủ, còn phải có tài điều khiển binh lược, có đầu óc về nghệ thuật quân sự thì mới trăm trận trăm thắng. Nếu không có tài binh lược mà chỉ có đổ máu trên chiến trường thì những cái tên như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung sẽ mãi chỉ là vô danh tiểu tốt, là ánh sáng đom đóm trong lịch sử chứ không bao giờ có thể rạng danh muôn thuở. Với lại quân mà mất tướng thì như rắn mất đầu, đánh đấm kiểu gì?

Mà ai bảo chủ tịch Hồ Chí Minh và tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không ra trận? Bác Hồ trực tiếp thị sát chiến trường ở mặt trận Đông Khê năm 1950 trong chiến dịch Biên giới thu đông đó. Trận đánh đầu tiên trong sự nghiệp quân sự hoành tráng của đại tướng là trận ông trực tiếp chỉ huy diệt hai đồn Phai Khắt, Nà Ngần, tiêu diệt 16 lính ngụy (1 cai đội Pháp), bắt sống 37 lính ngụy khác trong khi đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân không chịu bất kỳ một thiệt hại nào. 

Bác Hồ thị sát chiến trường ở mặt trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới
Đánh trận đâu phải cứ dàn quân cả ngàn người trên một chiến trường, cùng nã pháo vào nhau tới tấp rồi cả hai cùng xông vào chém giết nhau như trận Waterloo của Wellington và Napoleon. Đánh trận mà giảm được tối đa thiệt hại cho quân ta, gây thiệt hại tối đa cho địch, gây bất ngờ lớn cho địch. Trận Điện Biên Phủ Tổng chỉ huy biết kéo pháo ra, làm hầm chắc chắn để chống phản pháo và máy bay Pháp, làm quân Pháp dưới lòng chảo hứng trọn đạn pháo phải đầu hàng cũng là một kỳ tích, ông đâu nhất thiết phải cầm súng ra chiến hào bắn nhau với quân Pháp, nhưng chiến thằng Điện Biên Phủ đã khiến cho từ những người binh nhì đào hào cho tới Tổng tư lệnh với quyết định sáng suốt thành người hùng.

Kìa ! hãy nhìn sang nước khác, hãy thử xem Abrham Lincoln ngoài trận thung lũng Shenandoah mà ông trực tiếp nhìn quân miền nam đánh đến tận rìa thủ đô Washington DC ra thì có trận nào khác mà ông ta có mặt cùng tướng sĩ của mình trong nội chiến Hoa Kỳ không? Nhưng có ai phủ nhận đóng góp của ông ta tới quyết định thắng lợi của quân miền bắc trong nội chiến Hoa Kỳ không? 

Eisenhower trong chiến tranh thế giới thứ nhất cũng chỉ làm công tác huấn luện quân đội, nhưng tài năng của ông đã góp phần làm khởi sắc binh chủng tăng thiết giáp non trẻ của quân đội Hoa Kỳ lúc đó, đến tận chiến tranh thế giới thứ hai ông ta góp phần cùng quân Anh lên kế hoạch thành công cho ngày đổ bộ 6 tháng 6 vào Normandy để giải phóng nước Pháp, nhưng ông ta cũng đâu có đổ bộ lên đó cùng thủy quân lục chiến hay lính dù Hoa Kỳ, nhưng có ai phủ nhận ông ta là một trong những danh tướng của chiến tranh thế giới thứ 2 không? Geogre Washington khi còn thất bại trước sức mạnh của quân Anh cũng phải ẩn nấp trong rừng ở Valley Forge, chờ thời cơ để tiến đánh chứ không phải nhào ra chiến trường đánh một mất một còn thì cách mạng Hoa Kỳ đi đến đâu? 

Napoleon từng nói: "Chiến tranh là một nghệ thuật đơn giản và tất cả là cách thực hiện trên chiến trường". Xin nhắc những cái đầu ngu si chống cộng cực đoan điều này và hãy nhìn vào lịch sử quân sự thế giới trước khi phán bừa theo cái kiểu "phim ảnh thế này thì thực tế phải như vậy". Còn tôi thì có một câu hỏi cho các người: Các người đã từng bao giờ đổ máu ngoài chiến trường chưa? 

Hoàng Trường

BỨC THƯ TÂM HUYẾT CỦA MỘT BẠN TRẺ GỬI CÁC "NHÀ RÂN CHỦ" Ở VIỆT NAM"

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc, bên cạnh sự vui mừng, sự tự hào của mọi người con đất Việt, vẫn có nhiều tiếng nói lạc lõng của các "nhà dân chủ cuội" trên các trang blog, facebook fanpage phủ nhận thành công của Nhà nước Việt Nam, tiếp tục vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Bức xúc trước hành động này của các "nhà Rận chủ", một bạn trẻ tâm huyết đã gửi cho chúng tôi một bức thư nhờ chúng tôi đăng tải. Chúng tôi xin phép đăng toàn văn bức thư đầy tâm huyết này.

Kinh gửi các "nhà rận chủ" !

Việt Nam trở thành một trong 14 thành viên mới của Hội Đồng Nhân Quyền với số phiếu cao nhất so với 13 nước còn lại, đạt 184/192 phiếu thuận. Đây là một phần thưởng xứng đáng cho đất nước Việt Nam sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của Đảng, nhà nước cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng, phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực trong đó có việc đảm bảo và phát huy quyền con người. Là một người thanh niên, là công dân của đất nước Việt Nam với tuổi đời còn rất trẻ khi biết được thông tin này, tôi đã thật sự rất vui, rất tự hào nhưng tôi không thấy bất ngờ. 


Họ luôn có cái nhìn méo mó về tình hình thực thi nhân quyền tại Việt Nam

Tôi không bất ngờ bởi vì đứng dưới quan điểm và những cảm nhận của riêng cá nhân tôi tôi thấy rằng trong những năm qua những chính sách của Đảng và nhà nước luôn hướng đến việc phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mọi công dân có thể phát triển, hoạt động trên mọi lĩnh vực thì việc đất nước tôi trúng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền là một điều tất yếu, điều đó không chỉ có riêng bản thân tôi mà tôi chắc chắn rằng có rất nhiều người bạn trẻ như tôi cũng đồng ý với tôi. 

Tôi vui vì tôi biết đất nước của tôi đã được tín nhiệm cao nhất so với 13 nước còn lại trong Hội Đồng Nhân Quyền mà tiền thân là Ủy ban nhân quyền LHQ với mục tiêu“thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” điều đó chứng tỏ đất nước Việt Nam đã và đang làm tốt mục tiêu Hội Đồng Nhân Quyền đã đề ra. 

Tôi vui vì tôi biết đây là một cơ hội để chứng tỏ cho bạn bè thế giới biết những gì mà Việt Nam đã và đang làm để bảo vệ và phát huy các quyền của con người trong nước nói riêng và đấu tranh bảo vệ các quyền cơ bản của con người trên toàn thế giới nói chung. 

Nhưng tôi vẫn thấy lạ, tôi lạ vì chắc có lẽ tôi còn quá trẻ, còn ít tuổi để chưa hiểu hết đầu đuôi câu chuyện? Hay là có những người còn không hiểu chuyện hơn tôi, hay là cố tình không hiểu chuyện? Họ không vui vì việc đất nước Việt Nam là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền? Sao lạ thế nhỉ?

Dạo quanh một vài Blog, Facebook Fanpage để đi tìm câu trả lời cho điều đó. Tôi thấy có rất nhiều người có cùng ý kiến như tôi, nhưng có những người lại có ý kiến, quan điểm đưa ra để phủ nhận những thành công, những kết quả mà đất nước Việt Nam đã đạt được. 

Phải chăng họ đã lâu không về Việt Nam hay chưa một lần được đặt chân đến đất nước Việt Nam, không được chứng kiến những đổi thay của đất nước từng ngày từng giờ, không được chứng kiến đời sống của con người Việt Nam đang từng bước được cải thiện mà họ chỉ tiếp cận qua những luồn thông tin trái chiều? Hay là họ cố tình không muốn thấy, không muốn chứng kiến những đổi thay của đất nước Việt Nam. 

Họ viết, họ nói rằng đất nước tôi vi phạm nhân quyền? Vi phạm quyền con người, quyền công dân? Sao lại có cái lý mà nó lại vô lý như vậy? Vi phạm nhân quyền mà có 184/192 phiếu thuận để vào Hội Đồng Nhân Quyền? Hơn nữa quyền công dân, quyền con người ở đất nước Việt Nam đã được đề cập, được nhắc đến từ rất lâu. Trong bản "Tuyên ngôn độc lập" Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện quyền con người thông qua Tuyên ngôn độc lập của Mỹ,Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, qua đó Bác cũng khẳng định nhân dân Việt Nam cũng như mọi nhân dân trên thế giới có quyền được sống, quyền tự do và bình đẳng. Một đất nước đã dũng cảm đứng lên chiến đấu chống đế quốc Pháp, Mỹ xâm lược vì mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, mong muốn được quyền tự do, bình đẳng liệu có thể lại vi phạm những quyền nêu trên? Tất nhiên là không, sự tồn tại của nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là để đảm bảo thực hiện các quyền và lợi ích đó của công dân. Để khẳng định rõ hơn về những quyền cơ bản về con người này, Đảng và nhà nước đã được thể chế hóa trong đạo luật cơ bản của nhà nước đó là Hiến Pháp về quyền và nghĩa vụ của công dân. Tại Điều 50 Hiến Pháp khẳng định:
"Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật."
Tại Điều 15 Hiến Pháp sửa đổi cũng quy định:
1. Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Điều đó có nghĩa là các quyền con người được tôn trọng ở nước Việt Nam đều được thể hiện thông qua các quyền công dân quy định trong Hiến Pháp. Đất nước tôi đã có những quy định rõ ràng như vậy nhưng tại sao một số bạn trẻ thậm chí có những người nhiều tuổi hơn tôi trong các Blog, Facebook Fanpage lại đưa ra những ý kiến trái chiều, vô lý như vậy. 

Một số người lại lợi dụng việc này để "đòi trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác dựa trên những nền tảng giá trị, tiêu chuẩn phổ quát từ các công ước của Liên Hiệp Quốc"? Bản thân tôi biết rằng tự do ngôn luận là một quyền hết sức cơ bản của con người. Tuy nhiên trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đã khẳng định quyền tự do ngôn luận và các quyền khác: "phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ"

Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) Điều 19 Quy định:
1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
Những người mà một số người gọi là "những người thực hiện quyền tự do ngôn luận" đòi thả tự do đã vi phạm vào những quy định của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, vì vậy họ phải bị xử lý. Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mới có một số chế tài đối với hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để vi phạm pháp luật, mà ở Hoa Kỳ, CHLB Ðức, Pháp... đều có luật và điều khoản luật xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận. 

Bản thân tôi thắc mắc là họ dựa trên cơ sở gì nữa đây để đòi thả tự do cho những kẻ đã vi phạm pháp luật? Những con người đó đã lợi dụng Blog, Facebook Fanpage để bóp méo sự thật về quyền tự do ngôn luận nói riêng cũng như các quyền khác ở Việt Nam, lợi dụng việc chính quyền thực thi pháp luật để vu cáo Nhà nước Việt Nam, lợi dụng việc Việt Nam trúng cử vào thành viên của UNHRC để lôi kéo tầng lớp thanh niên như tôi vào việc "cổ vũ", "ủng hộ" cho những "yêu cầu", "đòi hỏi" của chúng mà nền tảng là những lập luận méo mó, những phản ánh không đúng sự thật trên đất nước Việt Nam. Khi đọc những nội dung như thế, tôi cảm nhận thấy đó như một trò hề. 

Việc Việt Nam trở thành thành viên của UNHRC là một cơ hội cũng như một thử thách rất lớn. Mặc dù việc thực hiện các quyền như đã nói ở trên tại Việt Nam còn gặp khó khăn khi nhận thức về pháp luật của mọi người chưa trở thành ý thức thường trực, tự giác, hệ thống truyền thông phát triển nhưng còn chưa có tính chuyên nghiệp. Nhưng bản thân tôi và thế hệ trẻ chúng tôi luôn tin tưởng vào những quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền tự do ngôn luận nói riêng và các quyền lợi khác của công dân. Luôn tin rằng mọi người dân Việt Nam sẽ được hưởng các quyền này ngày càng đầy đủ hơn, được tạo các điều kiện để phát triển toàn diện và hài hòa phù hợp với sự phát triển của đất nước từ đó có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của xã hội.

Phong Linh